Đặc điểm hoạt động, quản lýcủa bệnh viện Xây dựng

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Xây dựng (Trang 58 - 60)

1.2.2 .Yêu cầu và nguyên tắc của tổ chức kếtoán

2.1. Tổng quan về Bệnh viện Xây dựng

2.1.2. Đặc điểm hoạt động, quản lýcủa bệnh viện Xây dựng

Bệnh viện Xây dựng là đơn vị sự nghiệp y tế trực thuộc Bộ Y tế, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng được mở tại Kho bạc Nhà nước và tại các Ngân hàng Thương mại theo quy định của pháp luật.

Bệnh viện Xây dựng có chức năng nhiệm vụ vừa đảm nhận khám chữa bệnh cho cán bộ, công chức viên chức, lao động ngành Xây dựng và cộng đồng, đồng thời quản lý hoạt động mạng lưới y tế của ngành, tham mưu cho lãnh đạo Bộ Xây dựng quản lý, theo dõi công tác y tế, y học lao động trong các đơn vị trực thuộc bộ và thực hiện chương trình y tế quốc gia thuộc ngành Xây dựng.

Bệnh viện còn luôn chú trọng công tác nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh phát triển về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong các lĩnh vực: lâm sàng, cận lâm sàng. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được chuẩn hóa, áp dụng các quy trình, quy phạm chuẩn trên thế giới. Hàng trăm đề tài cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước có giá trị thực tiễn cao đã được nghiệm thu và đang tiến hành với kết quả tốt.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu bộ máy tổ chức được xây dựng theo quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện Xây Dựng ban hành kèm theo quyết định số 7293 /QĐ- BYT ngày 07/12/2018 gồm: Lãnh đạo Bệnh viện (Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc), các khoa lâm sàng và cận lâm sàng, các khoa hỗ trợ, các phòng chức năng hành chính.

Cơ cấu viên chức hiện nay Bệnh viện gồm 350 nhân viên biên chế và lao động hợp đồng không xác định thời hạn và xác định thời hạn.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Tổ chức kế toán tại Bệnh viện Xây dựng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)