Vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề hàm số lớp

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ (Trang 29 - 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Vấn đề vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy học chủ đề hàm số lớp

ở trƣờng THPT

1.3.1. Mục tiêu giáo dục toán học ở trường THPT nước ta hiện nay

Về định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối dạy học áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích HS tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức các hình

thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, nghiên cứu khoa học, ngoại khóa. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.

Theo [5] cũng đã nêu rõ: “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu, NL chung và NL toán học với các thành tố cốt lõi là: NL tư duy và lập luận TH, NL mô hình hóa TH, NL giải quyết vấn đề TH, NL giao tiếp TH, NL sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kỹ năng then chốt, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng TH vào đời sống thực tiễn. Giáo dục TH tạo nên sự kết nối giữa các ý tưởng TH, giữa TH với các môn học khác và giữa TH với đời sống thực tiễn”.

Một trong những nguyên tắc quan trọng được đưa ra trong cuốn Giáo dục học môn Toán của nhóm các tác giả Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình là nguyên tắc: “Kết hợp lý luận và thực tiễn không chỉ là nguyên tắc dạy học mà còn là quy luật cơ bản của việc dạy học và giáo dục của chúng ta”.

Trong việc dạy học môn Toán để thực hiện nguyên tắc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn chúng ta cần:

- Đảm bảo cho HS nhớ được kiến thức TH cơ bản để có thể vận dụng vào thực tiễn;

- Chú trọng nêu các ứng dụng của TH vào thực tiễn;

- Chú trọng đến các kiến thức TH có nhiều ứng dụng trong thực tiễn;

- Chú trọng rèn luyện cho HS có những kỹ năng TH thành thạo, vững chắc; - Chú trọng công tác thực hành TH trong giờ chính khóa cũng như ngoại khóa.

1.3.2. Vai trò của vận dụng toán học vào thực tiễn đối với việc đáp ứng yêu cầu về mục tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông về mục tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông

Ở trường THPT vận dụng TH vào thực tiễn trong dạy học toán là cơ sở để

nâng cao năng lực ứng dụng TH vào thực tiễn cho người học toán, vừa đáp ứng được các yêu cầu của mục tiêu bộ môn, vừa thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện thông qua môn Toán, cụ thể:

- Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kiến tạo tri thức.

động gợi động cơ (gợi động cơ mở đầu, trung gian hay kết thúc). Gợi động cơ mở đầu và gợi động cơ kết thúc có thể sử dụng các yếu tố thực tế ở xung quanh HS, ở những môn học khác. Các ứng dụng thực tế hoàn toàn có thể đưa vào hoạt động củng cố kiến thức. Những hoạt động gợi động cơ học tập và củng cố kiến thức nói trên không những có tác dụng cho HS thấy được sự gần gũi của TH với thực tiễn mà còn giúp các em hình dung được phần nào sự hình thành và phát triển của toán học cùng với đặc điểm của nó, từ đó dần tiến tới việc hoạt động học tập môn Toán một cách độc lập, tự kiến tạo kiến thức cho bản thân để phục vụ cho cuộc sống.

- Góp phần củng cố các kỹ năng toán học, kỹ năng vận dụng toán học.

Toán học là “chìa khóa” của hầu như mọi hoạt động của con người. Toán học là ông vua của các ngành khoa học. Việc vận dụng TH vào thực tiễn trong dạy học toán, HS sẽ được rèn luyện nhiều kỹ năng trên những bình diện khác nhau:

- Kỹ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn Toán.

- Kỹ năng vận dụng tri thức toán học vào các môn học khác nhau. - Kỹ năng vận dụng toán học vào đời sống.

Ngoài ra, vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học toán làm tăng lượng thông tin giữa thực tiễn và toán học, một trong những điều kiện để phát triển ở HS năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.

- Góp phần phát triển các năng lực trí tuệ.

Các hoạt động trí tuệ cơ bản như phân tích, tổng hợp, cụ thể hóa, trừu tượng hóa, so sánh, khái quát hóa,… các phẩm chất trí tuệ như tính độc lập, tính linh hoạt, tính sáng tạo,… kỹ năng tư duy lôgíc và sử dụng ngôn ngữ chính xác, một số phương thức tư duy: tư duy thuật giải, tư duy thống kê, tư duy hàm,… của người học có điều kiện để phát triển tốt hơn qua việc họ huy động kiến thức và tiềm năng sáng tạo, tuân thủ một số quy trình trong thực hiện các hoạt động vận dụng toán học vào thực tiễn.

- Góp phần rèn luyện, phát triển văn hóa toán học cho HS.

Vận dụng toán học vào thực tiễn góp phần rèn luyện các phẩm chất, tính cách, thái độ làm việc khoa học: tính cẩn thận, chính xác, thái độ phê phán, thói

quen làm việc có tính kiểm tra, thói quen làm việc theo quy trình, ý thức tối ưu hóa trong lao động,…

- Góp phần nâng cao hứng thú học toán, định hướng nghề nghiệp cho HS.

Toán học là một trong những môn học quan trọng được sử dụng là tiêu chuẩn để chọn lọc người vào một số trường và một số nghề. Hơn nữa, qua tìm hiểu các lĩnh vực ứng dụng của toán học, người học thấy được cái hay, cái đẹp, thấy được giá trị của toán học trong các lĩnh vực thực tế (sinh học, vật lý, kinh tế,…), từ đó mong muốn đem hiểu biết về toán học của bản thân để tìm hiểu sâu hơn các vấn đề trong lĩnh vực đó. Đây là một trong những con đường khởi đầu cho việc tạo dựng tương lai và sự nghiệp của người học toán và yêu thích toán.

1.3.3. Mức độ đề cập các bài tập có nội dung thực tiễn trong chủ đề hàm số chương trình Giải tích 12 chương trình Giải tích 12

Theo phân phối chương trình đổi mới môn toán THPT thực hiện từ năm 2005- 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần Đại số và Giải tích 12 (theo chương trình cơ bản) gồm 4 chương:

Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số (23 tiết) Chương II: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit (23 tiết) Chương III: Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng (18 tiết) Chương IV: Số phức (14 tiết)

Trong đó phần bài tập chủ đề hàm số có nội dung thực tiễn được trình bày chủ yếu trong Chương II: Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số lôgarit và một số bài trong Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số.

Kiến thức hàm số có nội dung phong phú, có nhiều ứng dụng thực tế, đồng thời có tác dụng gây hứng thú cho HS, tuy nhiên SGK chỉ đưa ra bốn ví dụ đó là:

Ví dụ 3: (SGK trang 22) Bài toán về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất. Ví dụ 1: (SGK trang 70) Bài toán lãi kép.

Ví dụ 2: (SGK trang 70) Bài toán về sự phân rã các chất phóng xạ. Ví dụ 3: (SGK trang 71) Bài toán về sự tăng trưởng dân số.

Củng cố kiến thức cơ bản, rèn luyện tư duy lôgíc, khả năng trừu tượng hóa và bổ sung một số kiến thức không đề cập trong sách giáo khoa.

Nội dung bài tập trong chủ đề này nhằm rèn luyện cho HS đạt được những kỹ năng: Giúp HS biết lập luận có căn cứ, trình bày lời giải một cách mạch lạc, biết vận dụng công thức một cách thành thạo khi giải các bài toán về tìm tập xác định, tính đạo hàm, tìm khoảng đồng biến, nghịch biến, tìm giới hạn và vẽ đồ thị của hàm số.

Tuy nhiên trong SGK nói riêng và các sách bài tập và tài liệu tham khảo nói chung, bài tập chủ đề hàm số có nội dung thực tiễn vẫn chưa thực sự được chú trọng, số lượng bài tập còn ít. Phần lớn các bài tập chủ yếu thuộc dạng tính toán, biến đổi, vận dụng công thức tính và vẽ đồ thị,… chỉ có rất ít bài toán về hàm số có nội dung thực tiễn. Chương I có 3 ví dụ và bài tập trên 60 ví dụ và bài tập (chiếm 5%), Chương II có 4 ví dụ và bài tập trên 80 ví dụ và bài tập (chiếm 5%). Các ví dụ và bài toán thực tiễn chỉ mang tính giới thiệu, được đề cập một cách không thường xuyên, thiếu tính hệ thống, xuyên suốt và không rõ ý đồ.

Việc giảng dạy phần hàm số cần coi trọng đặc biệt giai đoạn đầu. Có thể giải quyết vấn đề này bằng việc sử dụng các tình huống thực tiễn nhằm gợi động cơ học tập cho HS.

Như vậy, tính TT của toán học được phản ánh trong nội dung CT và SGK môn toán THPT tuy đã được quan tâm nhưng chưa thường xuyên, chưa đúng mức, tỉ lệ bài toán mang nội dung TT còn thấp. Do nội dung TT trong SGK toán THPT hiện nay chưa được nhiều, thiếu tính phong phú nên không tạo điều kiện để GV khai thác nội dung thực tế trong DH một cách thường xuyên. Chính vì thế cần có sự định hướng cụ thể về việc bổ sung và làm phong phú thêm các nội dung thực tế trong DH toán nhằm làm giờ học thêm sinh động, bằng cách kết hợp các phương pháp DH tích cực cùng với việc lựa chọn và đưa vào các tình huống vận dụng TT một cách hợp lý sẽ giúp HS lĩnh hội kiến thức sâu sắc và bản chất, nâng cao giá trị TT của kiến thức TH trong đời sống, góp phần đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục toán học THPT trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)