Biện pháp 4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa liên quan đến ứng dụng của Toán

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ (Trang 83 - 88)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Các biện pháp nhằm phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho

2.2.4. Biện pháp 4 Tổ chức hoạt động ngoại khóa liên quan đến ứng dụng của Toán

Toán học trong thực tiễn

2.2.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

Hoạt động ngoại khóa là một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường trong việc giáo dục HS phát triển toàn diện. Các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ nhiều mảng kiến thức cho DH chính khóa, theo các đích khác nhau như: bổ sung, đào sâu và mở rộng các kiến thức nội khóa, gây hứng thú cho quá trình học tập môn Toán; rèn luyện cho HS ý thức, sự tự tin và cách thức làm việc tập thể, có người chỉ huy điều khiển, tác động cùng lúc đến nhiều HS, có sự trao đổi bàn bạc góp phần thực hiện tốt nguyên lý giáo dục, gắn liền nhà trường với xã hội,…

2.2.4.2. Mục đích của biện pháp

Mục đích của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa là để tạo sân chơi, hứng thú, giảm áp lực học tập, tăng cường kiến thức, hiểu biết TT cho HS từ đó nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Có thể nói đây là biện pháp thích hợp và có tính khả thi cao trong điều kiện SGK và kế hoạch DH hiện nay. Thông qua các hoạt động ngoại khóa GV có thể phát hiện HS có năng khiếu và bồi dưỡng năng khiếu cho HS.

2.2.4.3. Hướng dẫn thực hiện biện pháp

Thực hiện biện pháp này có thể cho HS thực hiện các chủ đề được quy định trong các hoạt động ngoại khóa. Có thể cho HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng, phương pháp Toán học để nghiên cứu những bài tập hoặc những vấn đề của các môn học khác mà gần gũi nhất là các môn thuộc khoa học tự nhiên.

- Về cách tổ chức, phương pháp và tiến hành nội dung hoạt động ngoại khóa. + Với chức năng hỗ trợ dạy học chính khóa nên nội dung của hoạt động ngoại khóa phải dựa trên CT dạy học chính khóa, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng, củng cố, đào sâu chương trình ở mức độ hợp lý. Ngoài ra nội dung tổ chức ngoại khóa cũng gắn liền với điều kiện trường học, hoàn cảnh địa phương,… Như vậy hoạt động ngoại khóa giúp HS gần gũi với thực tế, làm tăng thêm tình cảm yêu quê hương, đất nước và góp phần thực hiện "giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội''.

+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc HS. Thời điểm tiến hành ngoại khóa cần được lựa chọn: nên tiến hành kết hợp với những hoạt động khác nhân một ngày lễ, một dịp kỷ niệm,… sẽ gây được tâm lý háo hức và tạo được dấu ấn cho HS, góp phần vào sự thành công của buổi ngoại khóa; không nên tiến hành gần ngày diễn ra các kỳ thi vì sẽ gây tâm lý HS cảm thấy không thoải mái, mất thời gian, cảm thấy áp lực trong việc học tập.

- Về hình thức hoạt động ngoại khóa: Được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tham quan các địa danh làng nghề có liên quan đến ứng dụng của Toán, nói chuyện (về các phát minh Toán học, lịch sử Toán, ứng dụng Toán học trong thực tiễn…); tổ chức Câu lạc bộ Toán học; viết các tập san Toán học (giới thiệu các ứng dụng Toán học, lịch sử Toán,…). Hoạt động ngoại khóa dù được tổ chức theo hình thức nào thì cũng phải báo trước cho HS, tạo điều kiện cho HS có thời gian chuẩn bị chu đáo. Như vậy sẽ tạo được không khí học tập, tìm hiểu, tạo sự hấp dẫn và làm cho hoạt động ngoại khóa đạt kết quả cao hơn.

Tổ chức hoạt động ngoại khóa có nhiều cách làm khác nhau, dưới đây là một vài đề xuất trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa liên quan đến chủ đề hàm số trong chương trình Toán THPT

Ví dụ 2.19. Tổ chức hoạt động ngoại khóa liên quan đến chủ đề hàm số cho HS với các nội dung:

- GV cho HS nghiên cứu, làm bài tập lớn (sau khi đã được trang bị kiến thức) tìm hiểu về ứng dụng của hàm trong thực tiễn;

- Điều tra, khảo sát: GV có thể cho HS điều tra về thực trạng dân số của nước ta hay thực trạng dân số ở tỉnh Phú Thọ; điều tra về các hình thức vay, gửi ngân hàng trong hiện tại,… và yêu cầu HS tìm hiểu qui luật của các vấn đề trên và đề ra biện pháp để tối ưu hóa các vấn đề nghiên cứu.

- Làm báo Toán học: Phát động phong trào làm báo, trong đó có chuyên mục ứng dụng của hàm số trong TT. Thi giải các bài toán cũng như ra đề các bài toán liên quan đến nội dung này; hoặc trình bày các chuyên đề toán học liên quan đến các ứng dụng của hàm số trong TT.

- Giao lưu Toán học giữa các lớp trong khối với nhau, hay giữa HS trường này với HS trường kia. Một trong các nội dung giao lưu là thi giải các bài toán về ứng dụng của hàm số trong thực tiễn hoặc thi tìm kiếm càng nhiều càng tốt các ứng dụng của hàm số trong thực tiễn.

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ toán học: Trong câu lạc bộ GV chia thành các nhóm; GV yêu cầu các nhóm chia sẻ với nhau kinh nghiệm mô hình hóa bài toán thực tiễn; các nhóm chia sẻ với nhau kinh nghiệm giải bài toán thực tiễn; các nhóm thi đua với nhau dưới hình thức giải các bài toán thực tiễn bằng nhiều cách khác nhau; hoặc các thành viên trong câu lạc bộ làm thơ về các công thức, kiến thức đã học về các dạng toán, công thức lãi suất,… để khi học dễ nhớ.

- Tổ chức tham quan các cơ sở có ứng dụng hàm số mà có thể tham quan được như: Tham quan cơ sở bảo quản thực phẩm; Tham quan bệnh viện, viện nghiên cứu để tìm hiểu về vấn đề phóng xạ, đồng vị phóng xạ để chuẩn đoán bệnh

hay xạ trị; Tham quan các nhà máy sản xuất thép để tìm hiểu về các thiết bị chứa chất phóng xạ,…

- Tổ chức cho HS đi tham quan Đền Hùng. GV yêu cầu HS mang giấy bút, dụng cụ đo để tính toán kích thước cụ thể của một số công trình kiến trúc ở Đền Hùng.

Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa liên quan đến chủ đề hàm số cũng đã tác động đến tất cả các thành tố của NL vận dụng kiến thức TH vào thực tiễn như: NL thu thập thông tin toán học từ tình huống thực tiễn; NL định hướng đến các yếu tố trung tâm của tình huống; NL ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học mà luận văn đề cập tới trong phần 1.1.3. với các nội dung ở trên.

Ví dụ 2.20. Tổ chức một buổi ngoại khóa TH với nội dung “Ứng dụng của hàm số trong thực tiễn” cho HS khối lớp 12.

Bước 1: Họp sinh hoạt chuyên môn, thảo luận các GV trong nhóm Toán nhằm lựa chọn hình thức, nội dung, mức độ, phạm vi kiến thức, để xây dựng nội dung buổi ngoại khóa.

Bước 2: Xây dựng chương trình ngoại khóa với nội dung “Ứng dụng của hàm số trong thực tiễn”.

Thiết kế chương trình ngoại khóa. Thành lập các đội chơi thông qua câu lạc bộ Toán học (hoặc GV bộ môn Toán tại các lớp), phổ biến về thể lệ, hình thức tổ chức cuộc thi trước hai tuần cho các em biết để các em có thể tự tìm hiểu, luyện tập, vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn.

Bước 3: Tổ chức chương trình ngoại khóa Toán học với thực tiễn.

Các hoạt động của buổi ngoại khóa “Ứng dụng của hàm số trong thực tiễn” Thể lệ hội thi tương tự trò chơi “Đường lên đỉnh Olypia”.

Phần I: Chào hỏi

Các đội thi giới thiệu các thành viên của đội tham gia. Thời gian trình bày phần chào hỏi, giới thiệu của mỗi đội từ 3- 5 phút.

Yêu cầu: Nội dung chào hỏi ngắn gọn đầy đủ, súc tích, ấn tượng và có ý nghĩa nêu bật được mục đích, yêu cầu, tinh thần của hội thi; hình thức thể hiện là thuyết trình.

Phần II: Hiểu biết về ứng dụng của hàm số trong thực tiễn Phần thi: Khởi động

HS thể hiện những hiểu biết của mình về ứng dụng toán học của chủ đề hàm số trong thực tiễn.

- Mỗi đội thi có 15 phút trình bày những hiểu biết của mình về một (hay nhiều) ứng dụng Toán học của chủ đề hàm số trong thực tiễn bằng hình thức làm các slide, làm các video, đóng kịch,...

- Ban giám khảo đưa ra các các câu hỏi phản biện về các vấn đề mà đội thi đã nghiên cứu và trình bày.

- Điểm tối đa cho mỗi đội trong phần thi này là 40 điểm.

Phần thi: Dành cho khán giả

Chương trình đưa ra 5 câu hỏi có nội dụng vận dụng Toán học của chủ đề hàm số vào thực tiễn cuộc sống, HS trả lời nhanh và đúng nhất sẽ nhận được phần thưởng từ chương trình.

Phần thi: Thử thách tƣ duy

Chương trình có 9 câu hỏi, mỗi đội thi có 3 lượt lựa chọn câu hỏi. Mỗi câu đội thi lựa chọn từ câu 1 đến câu 6, trả lời đúng được 20 điểm; mỗi câu đội thi lựa chọn từ câu 7 đến câu 9, trả lời đúng được 40 điểm (thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 1 phút); nếu trả lời sai thì đội khác giành quyền trả lời. Khi đội được giành quyền trả lời mà trả lời đúng thì đội lựa chọn câu hỏi bị trừ nửa số điểm của câu hỏi đó. Nếu cả ba đội thi không trả lời được câu hỏi thì khán giả được quyền trả lời.

Mỗi đội chơi sẽ trải qua các phần thi: Khởi động và thử thách tư duy. Phần thi khởi động do Ban giám khảo chấm điểm; phần thi thử thách tư duy, các đội thi trả lời các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra bằng cách bấm chuông và trả lời.

Trong chương trình có đan xen câu hỏi, trò chơi dành cho khán giả. Kết thúc chương trình chọn ra đội có tổng điểm cao nhất, nhì, ba qua 2 phần thi tương ứng sẽ đạt các giải nhất, nhì, ba trong hội thi đó và đại diện ban tổ chức sẽ lên trao thưởng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG TOÁN HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH LỚP 12 THÔNG QUA DẠY HỌC CHỦ ĐỀ HÀM SỐ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)