CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.4.1. Đánh giá định tính
Chúng tôi đánh giá qua việc quan sát, dự giờ, qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với GV và các đối tượng TN: Tiến hành kiểm tra bằng các phiếu điều tra đánh giá sự hứng thú, tích cực, sự chú ý của các em trong giờ học chủ đề hàm số sau khi TN.
Qua quan sát diễn biến các giờ học thực nghiệm chúng tôi nhận thấy:
HS lớp tham gia TN trong giờ dạy các em rất chú ý lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ, biết thu thập thông tin từ tình huống TT, biết ước tính, dự đoán kết quả của bài toán và rất hứng thú với các bài tập đặt ra. Với nhiệm vụ của hoạt động tìm tòi mở rộng, các em rất tích cực tìm kiếm các thông tin liên quan đến các ứng dụng của hàm số trên sách tham khảo hay các báo, tạp chí về toán học và trên mạng Internet. Các em đã phân nhóm, phân nhiệm vụ, các nhóm đều tập trung cao để thiết kế, sáng tạo và hoàn thành nhiệm vụ của nhóm mình. Trong các tiết học tự chọn sau tiết 27 + 28: Hàm số mũ, hàm số logarit HS đã biết sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ TH, tìm ra quy luật của tình huống TT, thiết lập được mối qua hệ giữa các yếu tố bằng các ký hiệu, công thức TH. Không khí học tập trong lớp rất sôi nổi: HS báo cáo sản phẩm hoạt động tìm tòi mở rộng trước lớp với những cách trình bày ý tưởng khác nhau, HS nhớ được kiến thức cơ bản và rất hứng thú với những vấn đề có nội dung thực tiễn. Nhìn khuân mặt của các em khi trình bày giống như mình tự tìm và khám phá ra kiến thức,... Trong khi đó, với lớp ĐC, GV chủ động đưa kiến thức về tìm GTLN, GTNN, các bài toán về lãi suất ngân hàng cũng như bài toán về sự tăng trưởng dân số và đưa ra công thức để HS áp dụng làm bài, không có phần khởi động, gợi động cơ bằng tình huống TT nên HS không hứng thú, không thực sự chú ý và cảm thấy bị áp đặt kiến thức một cách thụ động. HS không hiểu tại sao lại có công thức đó và ý nghĩa của các bài toán này trong TT, một số HS cũng đặt ra câu hỏi hàm số còn có ứng dụng nào trong TT nữa hay không?
Bên cạnh đó, trong khi làm bài và sau khi kết thúc giờ kiểm tra quan sát thái độ của HS, đồng thời thông qua kết quả bài kiểm tra của các em, chúng tôi có nhận thấy rằng: với lớp TN, nói chung các em nhớ được kiến thức cơ bản của bài học và
chất lượng bài làm của HS khá tốt, các em đã làm được những bài tập ứng dụng của kiến thức hàm số trong TT. Còn ở lớp ĐC thì có phần kém hơn, đặc biệt là các câu 13; 14; 15; 18; 19 có ứng dụng TH trong TT thì HS không làm được; Phân tích sơ bộ bài kiểm tra thực nghiệm chúng tôi thấy rằng HS biết và hiểu được ý nghĩa của việc ứng dụng hàm số vào TT, tạo được cho các em sự hứng thú khi học kiến thức TH đồng thời giúp các em thấy được vai trò của TH trong thực tiễn. Vấn đề ở đây là GV cần phân phối thời gian một cách hợp lý, lựa chọn nội dung các kiến thức trong mỗi tiết học phù hợp khi liên hệ kiến thức TH với thực tiễn, gắn với các lĩnh vực khoa học khác nhằm đạt được mục đích dạy học là phát triển NL của HS.
Với các biện pháp đề xuất trong luận văn hoàn toàn có thể thực hiện được trong quá trình DH các nội dung về hàm số cho HS lớp 12 THPT; Thực hiện các biện pháp đã có những thay đổi tích cực trong HS:
+ Trong quá trình học tập HS chú ý lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ rất tích cực suy nghĩ, biết thu thập thông tin từ tình huống TT, biết ước tính, dự đoán kết quả của bài toán, phát hiện và giải quyết vấn đề, rất hứng thú với các bài tập đặt ra, tích cực hoạt động nhóm, tham gia xây dựng bài làm cho các giờ học trở nên sôi nổi hơn.
+ Các em củng cố được các kiến thức cơ bản trong chủ đề một cách vững chắc hơn, tiến bộ trong khả năng sử dụng ngôn ngữ TH, biết cách diễn đạt một vấn đề dưới nhiều hình thức khác nhau, có khả năng liên tưởng kết nối các ý tưởng TH với yếu tố thực tiễn.
+ HS được phát triển năng lực ngôn ngữ, biết bày tỏ quan điểm của bản thân, ý kiến về những vấn đề đặt ra trong bài học một cách rõ ràng, logic, tự tin.
+ HS có khả năng phân tích tình huống TT, phát hiện ra được vấn đề đặt ra của tình huống và các vấn đề mới phát sinh trong các bài toán đang xét khi xem xét các chiều hướng thay đổi của bài toán. HS chủ động, nhạy bén biết đặt ra các tình huống tương tự đã gặp và biết giải quyết tình huống mới, các vấn đề phát sinh theo các chiều hướng khác nhau.
+ Khả năng tự phân tích các vấn đề được đặt ra, biết so sánh tìm ra mô hình hợp lý hơn, tự đánh giá cách thức giải quyết vấn đề toán học của bản thân đối với bài
toán phát sinh, đánh giá cách giải quyết vấn đề của các bạn khác được nâng lên với sự nhìn nhận mang tính phản biện cao hơn.
+ Khả năng tự thực hiện tích cực các nhiệm vụ khai thác bài toán (thay đổi giả thiết, kết luận của bài toán, biến đổi mô hình TH theo dụng ý riêng, đặc biệt hóa, khái quát hóa bài toán,…) và giải bài toán của HS tăng lên. Việc đáp ứng các yêu cầu có tính phức tạp của GV trong nhiệm vụ khai thác sâu bài toán ngày càng tốt hơn. HS hứng thú hơn, chủ động, tích cực, bị cuốn hút vào các công việc trong hoạt động học tập theo nhiệm vụ khai thác bài toán của GV. Từ đó, tạo cho HS lòng ham học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, khơi dậy khả năng khám phá, tìm tòi của HS. Đồng thời giúp các em thấy được toán học gắn liền với TT, cảm thấy thêm yêu môn toán hơn.
Như vậy, trong thời gian TN tương đối ngắn nhưng bước đầu cho thấy tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. Thực hiện các biện pháp đó thực sự góp phần phát triển NL vận dụng TH vào thực tiễn cho HS, đồng thời nâng cao được hiệu quả DH chủ đề hàm số cho HS lớp 12 nói riêng và nâng cao được hiệu quả dạy học toán THPT nói chung.
3.4.2. Đánh giá định lượng
Việc đánh giá định lượng dựa vào kết quả bài kiểm tra tại lớp TN và lớp ĐC nhằm bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
Kết quả làm bài kiểm tra của HS lớp TN (12A); HS lớp ĐC (12B) được phân tích theo điểm số như sau:
Bảng 3.1. Bảng phân phối thực nghiệm tần số, tần suất
Lớp Điểm (qui tròn) Lớp TN (12A) Lớp ĐC (12B) Tần số Tần suất (%) Tần số Tần suất(%) 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 0 0 0
3 0 0 `1 2,9 4 2 5,7 4 11,4 5 4 11,4 13 37,1 6 9 25,7 8 22,9 7 11 31,4 6 17,1 8 8 22,9 3 8,6 9 1 2,9 0 0 10 0 0 0 0 Cộng 35 100(%) 35 100(%)
Các số liệu có thể trực quan bằng biểu đồ phân bố tần số, tần suất điểm của cặp lớp TN-ĐC như sau:
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố tần số điểm của lớp TN – ĐC
0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Tần số Điểm
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố tần suất điểm của lớp TN - ĐC
0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Tần suất(%) Điểm
Bảng 3.2. Bảng các tham số đặc trƣng
Qua các phân tích trên cho ta bảng nhận xét sau:
Lớp
Phân loại theo điểm TN ĐC
Điểm trung bình 6,6 5,7
Tỷ lệ bài làm đạt điểm 5 trở lên 94,3% 85,7%
Tỷ lệ cao nhất là số bài đạt điểm 6 và 7 (57,1%) 5 và 6 (60,0%)
Tỷ lệ điểm trung bình (5; 6 điểm) 37,1% 60%
Tỷ lệ điểm khá (7; 8 điểm) 54,3% 25,7%
Tỷ lệ điểm giỏi (9 điểm) 2,8% 0%
Từ bảng 3.1 ở trên ta thấy bài kiểm tra kết quả ở lớp TN có 01 HS đạt điểm 9 (lớp ĐC không có HS nào); lớp TN có 08 HS đạt điểm 8 (lớp ĐC có 03 HS); lớp TN có 11 HS đạt điểm 7 (lớp ĐC có 06 HS). Ở bảng nhận xét trên cho thấy số lượng HS đạt điểm khá giỏi ở lớp TN cao hơn hẳn lớp ĐC, điểm trung bình của HS lớp TN cao hơn điểm trung bình của HS lớp ĐC là gần một điểm (0,9 điểm).
Bảng 3.2 cũng cho thấy, độ lệch chuẩn về điểm của HS lớp TN so với HS lớp ĐC là thấp hơn điều đó chứng tỏ năng lực học của HS lớp TN là đồng đều hơn năng lực học của HS lớp ĐC.
Như vậy, căn cứ vào kết quả kiểm tra (đã được xử lý thông qua các bảng và biểu đồ ở trên), có thể nhận thấy được rằng năng lực học chủ đề hàm số của lớp thực nghiệm (12A) là khá, cao hơn và đều hơn so với lớp đối chứng (12B). Điều
này đã chứng tỏ các biện pháp chúng tôi đưa ra trong luận văn thực sự góp phần
Tham số
Lớp x S (đ) 2 S(đ)
TN 6,6 1,4 1,2
phát triển năng lực vận dụng TH vào thực tiễn cho HS, đồng thời nâng cao được hiệu quả dạy học chủ đề hàm số cho HS lớp 12 nói riêng và nâng cao được hiệu quả dạy học toán THPT nói chung.