CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.3. Tổ chức thực nghiệm
3.3.1. Nguyên tắc thực nghiệm
- Đảm bảo kiến thức về hàm số và các bài toán liên quan mà SGK đã nêu, mở rộng thêm một số kiến thức các bài toán về hàm số có nội dung thực tiễn, liên môn trong CT Giải tích 12 THPT.
- Phù hợp với đối tượng HS.
- Kết quả thực nghiệm phải được xử lý một cách khách quan, khoa học.
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường PT DTNT tỉnh Phú Thọ. + Lớp thực nghiệm: 12A, có 35 HS.
+ Lớp đối chứng: 12B, có 35 HS.
Thời gian thực nghiệm: Từ 08/09/2019 đến ngày 30/10/2019 Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Cô giáo Trần Thị Thu Lan Giáo viên dạy lớp đối chứng: Cô giáo Trịnh Bích Ngọc
Được Ban Giám hiệu trường PT DTNT tỉnh Phú Thọ đồng ý, chúng tôi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 12 của nhà trường và nhận thấy hai lớp 12A và 12B có trình độ chung về môn Toán là tương đương nhau (Căn cứ vào học lực trong hai năm học lớp 10, lớp 11 của các em tại trường; đặc biệt căn cứ các bài kiểm tra khảo sát chất lượng môn Toán và điểm trung bình môn Toán của các em trong hai năm học lớp 10, lớp 11)
Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất được thực nghiệm tại lớp 12A và lấy lớp đối chứng là lớp 12B.
Ban Giám hiệu nhà trường, Tổ trưởng và các thành viên trong nhóm Toán thuộc tổ Toán - Tin chấp nhận đề xuất này và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để chúng tôi tiến hành thực nghiệm.
Với lớp TN, chúng tôi sử dụng biện pháp thứ nhất, thứ hai, thứ ba và biện pháp thứ năm mà luận văn đề xuất. Còn lớp ĐC thì GV dạy học bình thường theo nội dung như SGK và trình tự đã trình bày theo cách hệ thống lại kiến thức cơ bản của
chủ đề đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng, sau đó GV cho HS làm một số bài tập liên quan đến ứng dụng của hàm số, hàm số mũ và hàm số logarit mà SGK đưa ra như bài toán về gửi ngân hàng (gửi tiền một cục); bài toán về sự tăng trưởng dân số.
Thiết kế giáo án bài dạy cho nội dung “Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số”; “Hàm số mũ. Hàm số logarit” có sử dụng hệ thống các câu hỏi, các ví
dụ, bài tập vận dụng nhằm phát triển năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn.
Số tiết dạy thực nghiệm: 04 tiết
Giáo án thực nghiệm sư phạm:
1. Tiết 7 + 8: Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số. 2. Tiết 27 + 28: Hàm số mũ. Hàm số logarit.
(Các giáo án được thể hiện trong phần phụ lục)
Thiết kế công cụ đánh giá NL vận dụng toán học vào thực tiễn cho HS (bài kiểm tra, phiếu quan sát của giáo viên và phiếu tự đánh giá của HS)
+ Sau khi tiến hành dạy TN, chúng tôi tiến hành kiểm tra khả năng nhận thức, đánh giá kết quả học tập của HS và so sánh kết quả của 2 lớp ĐC và TN.
+ Đề kiểm tra được ra là vừa sức với đối tượng HS hai lớp TN và ĐC. Mỗi câu, mỗi ý là các kiến thức cơ bản và ứng dụng các kiến thức đó để giải quyết những bài toán trong thực tiễn của HS. Các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản về các kiến thức: Tìm tập xác định, tính đạo hàm, xác định khoảng đồng biến nghịch biến của hàm số và giải phương trình, bất phương trình mũ và logarit và có những câu là các bài toán ứng dụng kiến thức đã học vào TT cuộc sống. Trong quá trình dạy học đã có đề cập đến các dạng bài toán này.
- Tiến hành TN sư phạm trên lớp học, thu thập và xử lý kết quả TN sư phạm.
3.3.3. Phương thức đánh giá kết quả thực nghiệm
+ Đánh giá định tính: Thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với GV và HS lớp TN.
+ Đánh giá định lượng: Tiến hành cho HS hai lớp (TN và ĐC) làm bài kiểm tra. Kết quả bài kiểm tra của HS được đánh giá bằng phương pháp thống kê.