Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. Tính tích cực của học sinh trong học tập
1.3.1. Khái niệm tính tích cực học tập
“Tính tích cực trong học tập là một hiện tƣợng sƣ phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập. Học tập là một trƣờng hợp riêng của nhận thức một sự nhận thức làm cho dễ dàng đi và đƣợc thực hiện dƣới sự chỉ đạo của GV” (P.N. Erddoniev, 1974). Vì vậy nói đến tích cực học tập thực chất là nói đến tích cực nhận thức. Mà tích cực nhận thức là trang thái hoạt động nhận thức của HS, đặc
trƣng ở sự khát vọng học tập, cố gắng và tự giác trong việc chiếm lĩnh kiến thức.(dẫn theo [15])
1.3.2. Biểu hiện của tính tích cực
1.3.2.1. Sự chu ên cần
Biểu hiện đầu tiên của tính tích cực học tập chính là sự chuyên cần trong học tập, HS thể hiện sự chịu khó, tích cực, tự giác, chăm chỉ suy nghĩ trả lời các câu hỏi để đạt đƣợc nhận thức mới, tri thức mới
1.3.2.2. Sự hăng hái
Sự hăng hái biểu hiện ở những hành động nhƣ giơ tay phát biểu, tích cực hoạt động, tìm kiếm và xử lí các thông tin, xung phong lên bảng và vận dụng vào thực tiễn, thích tìm tòi, khám phá vấn đè mới, phƣơng pháp mới, cách làm mới. Sự hăng hái còn thể hiện ở óc quan sát, tính phê phán trong tƣ duy trí tò mò khoa học, sự sáng tạo trong học tập,....[15]
GV cần chú ý đền mặt tự phát của tính tích cực là những yếu tố tiềm ẩn bẩm sinh thể hiện trí tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi ở mức độ khác nhau. Có những HS hăng hái là do tò mò chứ không phải có động cơ thực sự..[15]
1.3.2.3. Sự tự giác
“Sự tự giác là biểu hiện cơ bản nhất của tính tích cực thể hiện ở việc quan tâm đến môn học, tự giác học tập không cần ai nhắc nhở, không bắt buộc bởi những tác động bên ngoài”...[15]
1.3.2.4. Sự chú ý trong học tập
“Sự chú ý trong học tập thể hiện trong việc HS có chú ý nghe giảng, học và làm bài, hứng thú trong học tập. Tính tích cực cao sẽ kéo dài thời gian tập trung chú ý học tập”. ..[15]
1.3.2.5. Sự quyết tâm trong học tập
“Tính tích cực trong học tập thể hiện trong việc học sinh có quyết tâm nỗ lực vƣợt qua mọi khó khăn trong học tập. Để xác định mức độ quyết tâm cao hay thấp ta dựa vào việc trả lời các câu hỏi: Tích cực tức thời hay thƣờng xuyên, liên tục? Tích cực ngày càng tăng hay giảm dần? HS có kiên trì vƣợt khó không?”....[15]
1.3.2.6. Kết quả học tập
“Tính tích cực thể hiện trong các hoạt động trí tuệ và kết quả học tập: HS có nhớ tốt những điều đã học không?Có hiểu bài không?Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không? Có vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào thực tiễn không?Tốc độ học tập có nhanh không?”.[15]
1.3.3. Các cấp độ của tính tích cực
*Cấp độ 1- Bắt chƣớc:HS tích cực bắt chƣớc hoạt động của GV và bạn học *Cấp độ 2-Tìm tòi: HS độc lập tìm cách độc lập giải quyết vấn đề, tự tìm tòi để tìm ra lời giải hợp lí cho vấn đề đang đặt ra
*Cấp độ 3- Sáng tạo: HS nghĩ ra các làm mới, sáng tạo độc đáo trong tìm lời giải, hoặc phát minh ra những thí nghiệm mới để chứng minh bài học.