Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.5. Đặc điểm môn Toán lớp 10 trong chƣơng trình GDPT hiện nay
1.5.1.. Mục tiêu chương trình SGK môn toán lớp 10 THPT hiện nay
Chƣơng trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với ngƣời lao động, ý thức và nhân cách công dân; khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động; khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, phƣơng pháp toán học phổ thông cơ bản;
Phát triển năng lực trí tuệ, hình thành cho học sinh những khả năng suy luận cần thiết cho thực tiễn cuộc sống;
Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác, rèn luyện ý chí và thói quen tự học.
1.5.2. Cấu trúc và nội dung chương trình môn toán lớp 10 THPT hiện nay
Chƣơng trình Toán 10 (Cơ bản) đƣợc quy định theo khung chƣơng trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định theo Sách giáo khoa gồm hai phần: Đại số và
hình học, Nội dung cụ thể nhƣ sau: [6] * Phần Đại số: Gồm có 6 chƣơng:
Chƣơng I: Mệnh đề -Tập hợp. Bao gồm các nội dung:
Mệnh đề: mệnh đề, mệnh đề chứa biến, phủ định của một mệnh đề, mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo, hai mệnh đề tƣơng đƣơng, điều kiện cần, điều kiện đủ, điều kiện cần và đủ.
Tập hợp và các phép toán trên tập hợp: Khái niện tập hợp, hai tập hợp bằng nhau, tập con, tập rỗng, hợp giao của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.
Các tập hợp số: tập hợp số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số thập phân vô hạn (số thực).
Số gần đúng và sai số, số qui tròn, độ chính xác của số gần đúng. Chƣơng II: Hàm số bậc nhất và bậc hai. Bao gồm các nội dung:
Đại cƣơng về hàm số: định nghĩa, cách cho hàm số, đồ thị của hàm số, hàm số đồng biến, hàm số nghịch biến, hàm số chẵn, hàm số lẻ; Ôn tập và bổ sung về hàm số y = ax + b và đồ thị của nó. Đồ thị hàm số y = |x|; Hàm số bậc hai và đồ thị của nó.
Chƣơng III: Phƣơng trình và hệ phƣơng trình. Bao gồm các nội dung:
Đại cƣơng về phƣơng trình: khái niệm phƣơng trình, nghiệm của phƣơng trình, nghiệm gần đúng của phƣơng trình, phƣơng trình tƣơng đƣơng, một số phép biến đổi tƣơng đƣơng phƣơng trình, phƣơng trình hệ quả.
Phƣơng trình quy về bậc nhất và bậc hai: giải và biện luận phƣơng trình ax + b; Công thức nghiệm phƣơng trình bậc hai; Ứng dụng định lí Viet; Phƣơng trình quy về bậc nhất và bậc hai.
Phƣơng trình và hệ phƣơng trình bậc nhất nhiều ẩn: Phƣơng trình: ax + by = c. Hệ phƣơng trình: 1 1 1 2 2 2 a x b y c a x b y c
Hệ phƣơng trình: 1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 a x b y c z d a x b y c z d a x b y c z d
Chƣơng IV: Bất đẳng thức và bất phƣơng trình. Bao gồm các nội dung:
Bất đẳng thức: Tính chất của bất đẳng thức, Bất đẳng thức chứa dấu trị tuyệt đối, Bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân.
Bất phƣơng trình và hệ bất phƣơng trình bậc nhất một ẩn: khái niệm bất phƣơng trình, nghiệm của bất phƣơng trình, hệ bất phƣơng trình, bất phƣơng trình tƣơng đƣơng, phép biến đổi tƣơng đƣơng các bất phƣơng trình.
Dấu của nhị thức bậc nhất, minh họa bằng đồ thị, bất phƣơng trình bậc nhất và hệ bất phƣơng trình bậc nhất một ẩn.
Bất phƣơng trình bậc nhất hai ẩn. Hệ bất phƣơng trình bậc nhất hai ẩn. Dấu của tam thức bậc hai. Bất phƣơng trình bậc hai.
Chƣơng V: Thống kê. Bao gồm các nội dung:
Bảng phân bố tần số và tần xuất, bảng phân bố tần số và tần xuất ghép lớp. Biểu đồ: biểu đồ tần số, tần suất hình cột; đƣờng gấp khúc tần số, tần suất; biểu đồ tần suất hình quạt.
Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt. Phƣơng sai và độ lệch chuẩn.
Chƣơng VI: Góc lƣợng giác và công thức lƣợng giác. Bao gồm các nội dung: Cung và góc lƣợng giác: độ và Rađian, cung và góc lƣợng giác, số đo của cung và góc lƣợng giác, đƣờng tròn lƣợng giác.
Giá trị lƣợng giác của một cung (góc): giá trị lƣợng giác sin, côsin, tang, côtang và ý nghĩa hình học, bảng các giá trị lƣợng giác của các góc thƣờng gặp, quan hệ giữa các giá trị lƣợng giác.
Công thức lƣợng giác: Công thức cộng, công thức nhân đôi, công thức biến đổi tích thành tổng, công thức biến đổi tổng thành tích.
Chƣơng I: Vectơ. Bao gồm các nội dung:
Các định nghĩa: Vectơ, độ dài của vectơ, hai vectơ cùng phƣơng, cùng hƣớng, hai vectơ bằng nhau, vectơ không.
Tổng và hiệu hai vectơ: tổng hai vectơ, qui tắc ba điểm, qui tắc hình bình hành, tính chất của phép cộng vectơ, vectơ đối, hiệu của hai vectơ.
Tích của một vectơ và một số: định nghĩa tích của vectơ và một số, các tính chất của phép nhân vectơ với một số, điều kiện để hai vectơ cùng phƣơng, điều kiện để ba điểm thẳng hàng.
Trục tọa độ: định nghĩa trục tọa độ, tọa độ của điểm trên trục tọa độ, độ dài đại số của một vectơ trên một trục.
Hệ trục tọa độ trong mặt phẳng: Tọa độ của vectơ, biểu thức tọa độ của các phép toán vectơ, tọa độ của điểm, tọa độ trung điểm của đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm của tam giác.
Chƣơng II: tích vô hƣớng của hai vec tơ và ứng dụng. Bao gồm các nội dung: Tích vô hƣớng: giá trị lƣợng giác của một góc bất kì (từ 00 đến 1800), giá trị lƣợng giác của một góc đặc biệt, góc giữa hai vectơ, tích vô hƣớng của hai vectơ, tính chất của tích vô hƣớng, biểu thức tọa độ của tích vô hƣớng, độ dài của vectơ và khoảng cách giữa hai điểm.
Các hệ thức lƣợng trong tam giác: định lí Côsin, định lí Sin, độ dài đƣờng trung tuyến trong tam giác, diện tích tam giác, giải tam giác.
Chƣơng III: Phƣơng pháp tọa độ trong mặt phẳng. Bao gồm các nội dung: Phƣơng trình đƣờng thẳng: vectơ pháp tuyến của đƣờng thẳng, phƣơng trình tổng quát của đƣờng thẳng, vị trí tƣơng đối giữa hai đƣờng thẳng, vec tơ chỉ phƣơng của đƣờng thẳng, phƣơng trình tham số của đƣờng thẳng, điều kiện để hai đƣờng thẳng cắt nhau, song song, trùng nhau và vuông góc với nhau, khoảng cách từ một điểm đến một đƣờng thẳng, góc giữa hai đƣờng thẳng.
Phƣơng trình đƣờng tròn: Phƣơng trình đƣờng tròn với tâm cho trƣớc và bán kính cho trƣớc, nhận dạng phƣơng trình đƣờng tròn, phƣơng trình tiếp tuyến của đƣờng tròn.
Phƣơng trình đƣờng Elip: định nghĩa Elip, phƣơng trình chính tắc của Elip, mô tả hình dạng của Elip.
1.6. Các yêu cầu của đánh giá quá trình đối với dạy học môn Toán cho HS lớp 10 THPT
Chƣơng trình tổng thể Ban hành theo Thông tƣ 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các thành tố cốt lõi: năng lực tƣ duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng các công cụ và phƣơng tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh đƣợc trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tƣởng toán học, giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’
Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về sự phát triển năng lực và sự tiến bộ của học sinh trên cơ sở yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp học để điều chỉnh các hoạt động dạy học, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lƣợng giáo dục môn Toán lớp 10 nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung. Việc đánh giá thƣờng xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, kết hợp với đánh giá của giáo viên các môn học khác, của bản thân học sinh đƣợc đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp hoặc đánh giá của cha mẹ học sinh, đi liền với tiến trình hoạt động học tập của học sinh, bảo đảm mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của học sinh. Việc đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục sau một giai đoạn học tập. Kết quả đánh giá định kì đƣợc sử dụng để chứng nhận cấp độ học tập, công nhận thành tích cho ngƣời học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khuyến khích vận dụng kết hợp đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết; đồng thời hƣớng dẫn giáo viên lựa chọn các phƣơng pháp, công cụ đánh giá phù hợp với từng thành phần năng lực toán học.