3.4.1. Phương pháp điều tra
Phát phiếu điều tra cho các GV giảng dạy tại các trƣờng THPT để thu thập thông tin, tính khả thi của việc áp dụng các biện pháp nhằm vận dụng ĐGQT trong dạy học môn toán lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS.
3.4.2. Phương pháp quan sát
Quan sát kĩ năng sử dụng đánh giá quá trình của GV trong quá trình trong giảng dạy bộ môn toán lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS
Quan sát HS trong các hoạt động học tập trên lớp.
Quan sát các giờ học chính khóa của HS
Quan sát quá trình tự học, tự đánh giá của HS
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm
3.5.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm
*Lớp đ i chứng:
Các tiết học diễn ra bình thƣờng theo kế hoạch của tổ chuyên môn. GV chủ yếu vẫn áp dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống bằng hình thức vấn đáp, đặt câu hỏi và trả lời. HS thụ động tiếp thu kiến thức, khi GV đặt câu hỏi chỉ một số ít học sinh (10%) hăng hái, tích cực giơ tay phát biểu. Một số HS chỉ ngồi im, không có ý kiến (65%). Số HS còn lại chú ý vào ghi chép và không tham gia vào các hoạt động của GV. Một vài HS cá biệt cuối lớp cong làm việc riêng và không để ý đến bài giảng.
*Lớp thực nghiệm:
Tiết học diễn ra với hoạt động khởi động là phiếu học tập hoạt động nhóm, HS có thể thoải mái trao đổi, nhận thức, kiểm tra kiến thức đã có của HS một cách nhẹ nhàng, không áp lực, HS hào hứng tham gia trao đổi thảo luận trƣớc khi bắt đầu vào hính thành kiến thức mới.
Thông qua bảng kiểm quan sát (phụ lục 4) tôi quan sát các nhóm HS tham gia thảo luận tích cực, hào hứng, nhiệt tình, tạo không khí sôi nổi, tƣơi vui cho buổi học. Kết quả thu đƣợc từ phiếu phản hổi cũng cho thấy 89% học sinh thích thú với hoạt động khởi động nhẹ nhàng không mang tính chất kiểm tra bài cũ tạo áp lực cho HS. Chỉ có 9% cảm thấy bình thƣờng và 3% là không thích.
Ở hoạt động hình thành kiến thức dƣới dạng bảng điền khuyết, sơ đồ cấu tạo khuyết giúp đánh giá mức độ hiểu bài của HS, thông qua quan sát tôi nhận thấy HS tích cực tham gia và có đến 90% học sinh cám thấy hứng thú với hoạt động này.
Đối với hoạt động củng cố luyện tập GV phát phiếu học tập cho HS tự thực hiện các yêu cầu trong phiếu. HS đƣợc củng cố kiến thức một cách tự nhiên, và tự khắc sâu kiến thức, GV đóng vai trò là tiếp nhận sự phản hồi của HS, sửa chữa khuyết điểm, sai lầm thƣờng gặp của HS ngay trong giờ HS. Với hoạt động này có đến 57% HS rất thích, 20% học sinh thích và 18% HS cảm thấy bình thƣờng, chỉ có 5% học sinh không thích.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức HS đƣợc hoạt động độc lập có sử dụng phiếu trắc nghiệm, sơ đồ ma trận trí nhớ giúp GV đánh giá đƣợc mức độ hiểu kiến
thức của HS. Qua quan sát tôi thấy có khá nhiều HS hoạt động tích cực 50% học sinh rất tích cực, khoảng 25% học sinh tích cực, còn lại một số chƣa thực sự tích cực 25%.
Hoạt động thành lập sơ đồ tƣ duy của toàn bài học nhằm củng cố kiến thức toàn bài thì đa số tất cả các học sinh đều tích cực, hào hứng tham gia hoạt động này.
.5. .2. Phân tích kết quả b i kiểm tra
Điểm Lớp thực nghiệm- 10A2 Lớp đối chứng - 10B2
SL % SL % 2 1 2.4 3 2 4.7 4 1 2.3 5 11.9 5 5 11.6 12 28.6 6 4 9.3 7 16.7 7 12 27.9 7 16.7 8 16 37.3 8 19.0 9 4 9.3 10 1 2.3
Bảng 3.3. Bảng phân bố bài kiểm tra của lớp TN và ĐC
Qua bảng phân bố điểm bài kiểm tra của hai lớp (TN và ĐC) ta thấy tần số của từng điểm kiểm tra riêng biệt. Dựa vào bảng ta có thể thấy:
Lớp thực nghiệm chủ yếu là điểm từ 4 đến 10, trong đó tập trung chủ yếu điểm trung bình đến giỏi (từ 5 đến 10 điểm), phần lớn học sinh đạt điểm khá (7-8 điểm chiếm 65.2%), điểm giỏi có 5 HS (9-10 chiếm 11.6%). Không có học sinh điểm dƣới 3.
Lớp đối chứng điểm từ 2 đến 8. Vẫn còn 08 HS đạt điểm dƣới trung bình. Điểm chủ yếu tập trung điểm 5-7 (62%) . Điểm 8 tƣơng đối ít (19%) và không có HS nào đạt điểm 9-10.
Nhƣ vậy khi khảo sát hai lớp có độ tƣơng đồng về sĩ số và lực học thì ta nhận thấy lớp đƣợc giảng dạy theo kế hoạch bài dạy có sử dụng công cụ và kĩ thật đánh
giá quá trình có kết quả tốt hơn. Điều đó bƣớc đầu đã khẳng định hiệu quả của đánh giá quá trình tới kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, thời gian tiến hành thực nghiệm không nhiều và cuãng chƣa thực hiện đƣợc đối với toàn thể HS nên kết quả trên chỉ mang tính chất tham khảo và bổ trợ thêm cho khẳng định hiệu quả của giờ dạy có tích hợp đánh giá quá trình đối với việc phát huy tính tích cực học tập của HS.
.5. . . Phân tích ý kiến phản hồi c a học sinh
Qua quan sát và phát phiếu phản hồi của HS về mức độ hứng thú trong học tập của bản thân (phụ lục 3) sau giờ dạy thực nghiệm tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
HS phản hồi rằng các em đƣợc khắc sâu kiến thức và hiểu bài hơn. Biết phân tích và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó các em tự tin phát biểu ý kiến của mình, có thể trao đổi phản hồi với GV với bạn học nhằm đƣa ra đƣợc kết luận cuối cùng của bài học nên các em có thể khắc sâu và hiểu rõ bản chất của vấn đề. HS từ đó mà tiếp thu bài học một cách chủ động, sáng tạo, không bị áp lực với bài học và HS có thể tự nhận thức đƣợc những hạn chế trong học tập của bản thân và tự điều chỉnh ngay. Tuy có 65% HS phản hồi rằng các hoạt động học tập không khó đối với các em và 78% học sinh phản hồi rằng giờ Toán học của các em trở lên sôi nổi và thú vị hơn nhƣng lại có đến 56% HS nhận định rằng có quá nhiều hoạt động trong một giờ học.
3.5.2. Đánh giá tính tích cực của học sinh
Qua quan sát và phát phiếu phản hồi của HS về tính tích cực trong học tập của bản thân (phụ lục 3) sau giờ dạy thực nghiệm tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Đa số học sinh đều tích cực tham gia các hoạt động học tập, và HS cảm thấy thích thú, hứng khởi khi đƣợc GV tạo cơ hội bình đẳng cho tham gia vào giải quyết các nhiệm vụ học tập, đƣợc GV lắng nghe, trao đổi ý kiến phản hồi, và còn đƣợc trao đổi cảm nhận của bản thân về bài học, tự mình lập sơ đồ tƣ duy hệ thống kiến thức bài học, đƣợc kiểm tra mức độ nhận thức ngay tại lớp học, GV trực tiếp hƣớng dẫn, sữa chữa khuyết điểm, sai lầm để điều chỉnh ngay tức khắc. Chỉ có 9% HS không tích cực và cảm thấy không hứng thú với giờ học. Từ những phản hồi của HS
cho ta thấy việc tích hợp đánh giá quá trình vào giờ dạy giúp GV đƣợc lắng nghe HS nhiều hơn, có nhận xét, điều chỉnh kịp thời nhằm phát huy tính tích cực học tập cho HS
3.6. Kiểm nghiệm
Nhƣ vậy thông qua các hoạt động dạy thực nghiệm, kiểm tra, quan sát, đánh giá và lắng nghe ý kiến phản hồi của học sinh sau khi thực hiện giờ dạy có tích hợp các kĩ thuật và công cụ đánh giá quá trình HS đƣợc GV trao cơ hội học tập và rèn luyện ngay tại lớp cho nên HS đều cảm thấy mình trách nhiệm hơn với hoạt động học tập của bản thân mình, các kĩ thuật và công cụ ĐGQT giúp cho HS chú ý và tập trung hơn với bài học, giảm áp lực cho HS trong quá trình học tập, giờ học môn Toán trở nên sôi động và bớt nhàm chán hơn. Kiến thức Toán học của học sinh đƣợc củng cố và bồi đắp thêm. Điều đó đã chứng tỏ khi ta sử dụng phƣơng pháp dạy học có tích hợp sử dụng các kĩ thuật và công cụ ĐGQT với mức độ phù hợp với mục tiêu dạy học đã xác định đều làm cho HS trở lên tích cực và hứng thú hơn trong học tập làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết quả thực nghiệm sƣ phạm với phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm đã giúp tôi nhận thấy rằng:
Xây dựng các biện pháp đánh giá quá trình và vận dụng vào dạy học một số nội dung trong môn Toán lớp 10 bƣớc đầu thu đƣợc kết quả khả quan. Điều đó chứng tỏ những nghiên cứu trong luận văn đã đƣợc thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Kết quả của quá trình thực nghiệm đã phản ánh đúng giả thiết của luận văn.
Có thể chỉnh sửa, điều chỉnh quy trình đánh giá quá trình, bổ sung các kỹ thuật và biện pháp thực hiện đánh giá quá trình cho phù hợp với thực tế giảng dạy của môn học, cấp học và bậc học cụ thể.
GV có thể thấy đƣợc tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh trong các giờ dạy có vận dụng các kĩ thuật và công cụ đánh giá quá trình. Điều này có hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và khơi dậy khả năng tự học, tự đánh giá cho học sinh THPT.
Quá trình thực nghiệm với số ít HS, chƣa đều khắp trong trƣờng, trong huyện, trong Tỉnh nến cũng chƣa đủ để khẳng định đƣợc tính phổ biến của luận văn. Tuy nhiên, với những kết quả bƣớc đầu luận văn thu đƣợc đã chứng tỏ việc vận dụng đánh giá quá trình vào dạy học không chỉ phát huy tính tích cực học tập của ho học sinh mà còn hỗ trợ hiệu quả cho việc giảng dạy của GV, tạo điều kiện thuận lợi cho GV có nhiều những thông tin phản hồi để đổi mới phƣơng pháp dạy học và HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động đánh giá lẫn nhau, tự đánh giá nhằm nâng cao hiểu quả giáo dục trong trƣờng THPT.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện luận văn “Vận d ng đánh giá quá trình v o d y học m n Toán lớp 10 nhằm phát hu tính tích cực cho học sinh” bản thân tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
Đổi mới giáo dục đào tạo là yêu cầu khách quan nhằm đáp ứng xu thế phát triển của xã hội. Ngoài các yếu tố cần đổi mới nhƣ nội dung, chƣơng trình đào tạo, hình thức tổ chức dạy học,… thì đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá là một yêu cầu mang tính then chốt trong công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Đánh giá quá trình là một xu hƣớng đánh giá mới cần đƣợc đƣa vào tích hợp trong công tác giảng dạy để nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong đánh giá quá trình, GV và HS thƣờng xuyên điều chỉnh phƣơng pháp dạy và học theo định hƣớng tích cực góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Dựa trên những lí luận và thực tiễn đã đƣợc tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá các kết quả nghiên cứu. Kết quả bƣớc đầu nghiên cứu luận văn thu đƣợc đã cho thấy tính đúng đắn giả thuyết khoa học của luận văn, GV một số trƣờng THPT sau khi tiếp cận đều đánh giá cao tính hiệu quả và tính khả thi trong các đề xuất mà luận văn đã nêu. Luận văn bƣớc đầu đã giải quyết đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Để đánh giá quá trình có hiệu quả trong dạy học môn toán lớp 10 THPT, các GV cần phải nắm vững các đặc điểm, nguyên tắc và quy trình thực hiện đánh giá quá trình. Với những biện pháp đánh giá quá trình đã đề xuất và vận dụng vào dạy học môn Toán lớp 10 THPT với định hƣớng phát huy tính tích cực cho học sinh sẽ giúp GV triển khai tốt việc áp dụng đánh giá quá trình trong dạy học ở bậc THPT.
Để thực hiện đánh giá quá trình một cách hiệu quả thì GV cần đầu tƣ nhiều thời gian, tâm huyết vào quá trình dạy học nhƣ: điều chỉnh phƣơng pháp, lựa chọn các kỹ thuật, xây dựng biện pháp đánh giá,... Tuy vậy, nhƣng đánh giá quá trình cũng không thể thay thế đƣợc hoàn toàn đánh giá tổng kết mà hai hình thức này phải luôn phải thực hiện cùng nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
Phạm vi nghiên cứu ứng dụng của luận văn còn có hạn chế do mới chỉ áp dụng ở trong một chƣơng của chƣơng trình môn Toán lớp 10 THPT. Trong thời gian tới luận văn sẽ đƣợc hoàn thiện hơn theo hƣớng tiếp tục đƣợc vận dụng đánh giá quá trình ở các chƣơng khác, lớp khác. Bản thân tôi sẽ tiếp tục kiểm nghiệm và tiến hành những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả của đánh giá quá trình trong dạy học môn Toán THPT.
2. Khuyến nghị
Với mục đích để đánh giá quá trình thực sự trở thành hoạt động tích hợp có hiệu quả trong giảng dạy nhằm giúp cho GV và HS thu thập thông tin và điều chỉnh trong suốt quá trình dạy và học. Đánh giá quá trình phải đƣợc thực hiện hàng ngày, hàng giờ trên lớp. Trên cơ sở đó tôi xin đƣa ra một số những khuyến nghị nhƣ sau:
*Đối với các cấp quản lý:
Cần tạo điều kiện để GV đƣợc học tập bồi dƣỡng lý luận về đánh giá quá trình Cần có sự ủng hộ và tạo điều kiện về mặt thời gian cũng nhƣ cơ sở vật chất để GV có thể thiết kế, kiểm nghiệm và triển khai đánh giá quá trình trong công tác giảng dạy.
*Đối với giáo viên:
Giáo viên cần nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, có nhận thức đúng đắn về đánh giá quá trình.
Khi GV xây dựng kế hoạch bài dạy có sự tích hợp đánh giá quá trình đòi hỏi GV phải luôn vận động, phối hợp các kỹ thuật, công cụ đánh giá phù hợp cho giảng dạy từng tiết học, từng bài học, từng HS,… nên GV sẽ phải sử dụng nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, GV cần phải có lòng yêu nghề, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm trong xây dựng bài giảng.
GV cũng cần phải có kỹ năng nhận xét, đánh giá nhằm đƣa ra đƣợc định hƣớng điều chỉnh đúng đắn cho sự tiến bộ của học sinh.
*Đối với học sinh:
Cần nghiêm túc trong quá trình đánh giá kết quả học tập của bản thân và nhận xét, đánh giá bạn học một cách đầy đủ và chính xác.
Cần trung thực, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ đƣợc GV yêu cầu và cởi mở trong trao đổi nội dung kiến thức bài học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng việt
[1] Ban chấp hành trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Số 29 - NQ/TW Nghị quyết hội nghị trung ƣơng 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), t i liệu Hội thảo Xâ dựng v triển khai Chương trình giáo d c phổ th ng mới – những vấn đề đặt ra v giải pháp.
[3] Bộ giáo dục và đào tạo (2014), t i liệu tập huấn d y học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, m n toán cấp THPT, Vụ giáo dục trung học
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), dự thảo Chương trình giáo d c phổ th ng tổng thể trong chương trình giáo d c phổ th ng mới)
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), ề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo d c phổ th ng, ban hành Quyết định số 404/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
[6] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng m n Toán lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam
[7] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Hình học 10, NXB Giáo dục Việt Nam
[8] Bộ Giáo dục và Đào Tạo, i tập hình học 10, NXB Giáo dục Việt Nam