Nguyên tắc của việc đề xuất biện pháp vận dụng đánh giá quá trình trong dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá quá trình trong dạy học môn toán lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh (Trang 63 - 65)

Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Nguyên tắc của việc đề xuất biện pháp vận dụng đánh giá quá trình trong dạy

trong dạy học môn toán lớp 10 theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập cho học sinh.

2.2.1. Nguyên tắc 1. Bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng môn toán lớp 10

Nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất biện pháp vận dụng đánh giá quá trình trong dạy học môn toán là bám sát yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Chuẩn kiến thức kĩ năng chính là những yêu cầu, tiêu chí, tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Chuẩn là thƣớc đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm. Bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng là đạt đƣợc mục tiêu mong muốn của quá trình đánh giá.

Yêu cầu đánh giá quá trình phải căn cứ và bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng, của từng môn học của từng lớp, các yêu cầu cơ bản tối thiểu, cần đạt về kiến thức, kĩ năng, của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.

2.2.2. Nguyên tắc 2. Tôn trọng đặc điểm cá nhân của học sinh trong dạy học môn toán

Đánh giá quá trình cần tôn trọng các đặc điểm cá nhân của từng HS trong dạy học môn toán, mỗi HS có nhận thức, năng lực khác nhau. Có những HS học tốt môn học khác nhƣng chƣa học tốt môn Toán. GV cần định hƣớng công cụ và kĩ thuật đánh giá phù hợp với trình độ kiến thức và tăng dần về mức độ nhận thức từng HS để HS không bị gây áp lực mà phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập bộ môn toán. Bên cạnh đó GV cũng cần đề xuất những công cụ phù hợp với đối tƣợng HS học giỏi môn toán nhằm phát huy sở trƣờng của HS, dẫn đến HS không nhàm chán, phát triển tƣ duy sáng tạo, tìm tòi của HS phát huy ngày càng cao tính tích cực của HS.

2.2.3. Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính mềm dẻo trong đánh giá theo hướng phát huy tính tích cực học tập cho học sinh

Đánh giá quá trình theo hƣớng phát huy tính tích cực học tập của HS cần đảm bảo tính mềm dẻo và đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên, liên tục. Đánh giá quá trình phải linh hoạt, lôi cuốn, khuyến khích ngƣời học tích cực tham gia vào quá trình đánh giá của bản thân.

Đánh giá qúa trình cũng cần phải phối hợp tiến hành đồng thời với các hình thức khác nhằm đƣa ra những định hƣớng thay đổi của cả GV và HS trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó cuối mỗi bài, mỗi chƣơng, mồi kì GV cũng cần linh hoạt, mềm dẻo trong việc phối hợp giữa đánh giá quá trình với đánh giá tổng kết để xác định mức độ đạt đƣợc của HS.

Những linh hoạt trong đánh giá giúp cho GV biết rõ những hạn chế của từng kĩ thuật đánh giá để sử dụng cho có hiệu quả. Sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp, kĩ thuật, công cụ đánh giá quá trình giúp GV có đƣợc thông tin tin cậy, độ chính xác cao.

Một phần của tài liệu Vận dụng đánh giá quá trình trong dạy học môn toán lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực học tập cho học sinh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)