1.3. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ
1.3.2. Ưu điểm, hạn chế của PPDH HTNN
a. Ưu điểm
- Nâng cao kết quả học tập: Do có sự hợp tác cùng làm việc và thảo luận nên nhóm HS có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập có tính chất phức tạp, HS sẽ chia sẻ và học tập lẫn nhau.
- Phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm: Trong khi làm việc theo nhóm HS sẽ học được cách tổ chức, quản lí, phân cơng cơng việc trong nhóm, tinh thần đồn đội, sự quan tâm đến những người khác, chấp nhận và hỗ trợ nhau.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp: Thông qua hợp tác làm việc nhóm, giúp HS phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận, và góp ý với ý kiến của người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến cá nhân trong nhóm, biết thuyết phục và thương lượng trong việc giải quyết các vấn đề.
- Hình thành các mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn:
+ Dạy học theo nhóm tạo cơ hội cho tất cả các thành viên trong nhóm được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau như vậy sẽ giúp cho HS nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội hịa nhập với lớp học.
+ Dạy học theo nhóm tạo ra mơi trường học tập thân thiện, cởi mở, giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sở cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân, HS có cơ hội tham gia tích cực vào hoạt động nhóm. Mọi ý kiến của các em đều được tơn trọng, có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận,... Do đó sẽ khắc phục được tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng,... Giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt là giữa GV và HS.
- Tăng cường đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm: Qua dạy học theo nhóm, HS có thể hình thành năng lực đánh giá về bản thân mình, về nhóm làm việc của mình và về các nhóm khác dưới sự hướng dẫn của GV.
b. Hạn chế
- GV tốn thời gian chuẩn bị và thực hiện nên không thể áp dụng thường xuyên cho mọi tiết học.
- Thời gian của mỗi tiết học giới hạn trong 45 phút nên GV không thể điểm hết nội dung của bài học mà chỉ chú trọng vào những nội dung trọng tâm.
- Nếu lớp học q đơng sẽ làm tăng số lượng nhóm và số thành viên trong nhóm, do đó sẽ khó phân chia nhiệm vụ cho các nhóm, các thành viên trong nhóm, khó tổ chức thảo luận và quản lí hoạt động nhóm hơn dẫn đến làm giảm hiệu quả của việc thảo luận nhóm.
- Ngồi ra, với GV thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động nhóm sẽ gặp những hạn chế sau:
+ Có một số thành viên ỷ lại khơng làm việc.
+ Có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân.
+ Có hiện tượng một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận của nhóm, chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của thảo luận nhóm và của từng thành viên trong nhóm.
+ HS chỉ quan tâm đến nội dung được giao chứ không quan tâm đến nội dung của các nhóm khác khiến kiến thức khơng trọn vẹn.
+ Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa cơng bằng và chưa đánh giá được sự nỗ lực của từng cá nhân.
+ Nếu áp dụng cứng nhắc các hình thức tổ chức và sử dụng quá thường xuyên thì sẽ gây sự nhàm chán và làm giảm hiệu quả của hoạt động nhóm.