Tình hình thực tiễn việc dạy và học chương Chấtkhí tại trường THPT trên

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ chương chất khí vật lí 10 cơ bản (Trang 32 - 37)

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

1.4.1. Tình hình dạy của giáo viên

Để điều tra tình hình dạy học của giáo viên khi dạy học chương Chất khí tại trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tôi đã sử dụng phiếu trao đổi ý kiến với GV (phụ lục 6). Tôi đã tiến hành trao đổi ý kiến với 7 GV . Trong đó có 4 GV đang giảng dạy THPT Cẩm Khê, 1 GV đang giảng dạy ở trường THPT Phương Xá, 1 GV đang giảng dạy ở trường THPT Chân Mộng và 1 GV đang giảng dạy ở THPT Long Châu Sa. Kết quả như sau:

a. Những thuận lợi khi giảng dạy chương Chất khí

Dựa vào kết quả của phiếu trao đổi ý kiến với GV tôi thống kê những thuận lợi khi giảng dạy chương Chất khí như sau: 100% cho rằng HS đã được học một số kiến thức về cấu tạo chất trong chương trình Vật lí và Hóa học ở trung học cơ sở và một số định luật chất khí đã có các bộ thí nghiệm kiểm chứng đi kèm nên thuận tiện trong công tác giảng dạy. Có 20% số GV tham gia điều tra cho rằng các kiến thức chương Chất khí có nhiều ứng dụng trong thực tế nên học sinh dễ hiểu dễ nhớ. b. Những khó khăn khi giảng dạy chương Chất khí

Dựa vào kết quả của phiếu trao đổi ý kiến với GV tơi thống kê những khó khăn khi giảng dạy chương Chất khí như sau: 100% GV cho rằng một số thí nghiệm được thiết kế khơng hợp lí, thiết bị bị hỏng trong q trình sử dụng khiến việc kiểm chứng các định luật gặp khó khăn. 71,43% GV cho rằng các phân tử khí có kích

thước rất nhỏ nên học sinh đều thắc mắc và không hiểu được như thế nào là chuyển động hỗn loạn? Nguyên nhân gây ra áp suất? Tại sao nhiệt độ tăng thì áp suất lại tăng? Và HS khơng biết mục đích các định luật chất khí dùng để làm gì?

c. Phương pháp dạy học

Tất cả 7 GV tham gia điều tra đều lựa chọn phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại là phương pháp mà GV rất hay sử dụng khi dạy học chương Chất khí. Bên cạnh đó thì các GV cũng thường sử dụng PPDH theo nhóm. Có 2 GV tham gia điều tra đề xuất PPDH theo góc. Khi tổ chức dạy học theo nhóm thì tất cả các GV đều lựa chọn hình thức chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi có sẵn. Lí do mà GV đưa ra cho việc lựa chọn hình thức này đó là do thời gian của mỗi tiết học giới hạn trong 45 phút nên GV không thể điểm hết nội dung của bài học. Tất cả GV tham gia điều tra đều chỉ thực hiện một số thí nghiệm khi dạy học chương Chất khí, lí do là khơng có đủ dụng cụ thí nghiệm, khơng có đủ thời gian để tiến hành thí nghiệm.

GV vẫn đóng vai trị là người nêu vấn đề và dẫn dắt HS giải quyết vấn đề đó. GV đưa ra giả thuyết sử dụng bộ thí nghiệm để kiểm định giả thuyết và yêu cầu HS dựa vào hình ảnh thí nghiệm trong sách giáo khoa hãy nêu tên các dụng cụ thí nghiệm. Từ những dụng cụ thí nghiệm mà HS nêu GV sẽ là người đưa ra phương án thí nghiệm, và dựa vài hình ảnh để mơ tả thí nghiệm. Sau đó GV yêu cầu HS sử dụng bảng số liệu trong sách giáo khoa để xử lí số liệu và tìm ra mối quan hệ giữa các thơng số trạng thái trong các đẳng q trình. Chỉ có một số ít GV cho HS tiến hành thí nghiệm.

d. Kinh nghiệm để phát huy TTC, tự lực của học sinh khi dạy học chương Chất khí Vật lí 10 cơ bản

Qua điều tra và trao đổi ý kiến với các GV trong tổ chuyên môn tại trường thực tập tôi thu được những kinh nghiệm sau:

+ Dạy học áp dụng các phương pháp mới khôngchỉ nắmvữngkiến thức, rèn luyện kỹ năng thực nghiệm mà còn tạo ra được một môi trường họctậprấtđadạng. Từ đó, mỗi học sinh đều tìm thấy sự vừa sức của riêng bảnthân,thúcđẩy độngcơvàhứngthúhọctậptích cực.

+ Việc dạy học chương Chất khí nên gắn liền với những ứng dụng thực tế của các định luật chất khí.

+ Nên tổ chức dạy học nội dung các định luật Chất khí theo chủ đề để phù hợp với các đối tượng HS khác nhau.

+ Để HS phát huy được tính tích cực thì GV nên đưa ra những hoạt động nhóm vừa sức với trình độ của HS và có những gợi ý phù hợp với từng đối tượng HS.

+ Nên đưa các thí nghiệm vào khi giảng dạy nội dung các định luật chất khí. Nếu như khơng có điều kiện để sử dụng thí nghiệm thực GV nên đưa ra các thí nghiệm ảo, hoặc các video thí nghiệm tin cậy, chính xác.

1.4.2. Tình hình học của học sinh

Qua điều tra và trao đổi ý kiến với các GV trong tổ chuyên môn tại trường thực tập tơi có những kết luận sau về tình hình học tập của HS:

- Đa số HS thụ động trong tiết học, hoạt động chủ yếu của HS là lắng nghe những thông báo và giảng giải của GV, sau đó ghi chép lại những điều GV nhấn mạnh hoặc ghi lên bảng. Các em vẫn cịn tâm lí ỷ lại vào GV mà chưa tự lực giải quyết được một số vấn đề. Thậm chí từ chính các em HS cũng chưa hình thành nhu cầu giải quyết vấn đề. HS chỉ có thể vận dụng máy móc các bài tập quen thuộc chứ chưa tự lực giải quyết các bài tốn có u cầu cao hơn.

- Việc học tập của các em chưa gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Việc vận dụng những kiến thức đã học để nêu và giải thích các hiện tượng trong cuộc sống cịn nhiều hạn chế. Chỉ một số HS là tích cực học tập, tự tin với kiến thức của mình.

1.4.3. Những khó khăn và sai lầm phổ biến của học sinh

Qua trao đổi trực tiếp với GV trong tổ chuyên môn ở trường thực tập, tôi nhận thấy khi học tập chương Chất khí, khó khăn và sai lầm chủ yếu của HS là:

- Đa số HS đều không hiểu được thuyết động học phân tử chất khí và các phân tử khí có kích thước rất nhỏ nên HS đều thắc mắc và không hiểu được như thế nào là chuyển động hỗn loạn? Nguyên nhân gì gây ra áp suất? Tại sao nhiệt độ tăng thì áp suất khí lại tăng?

+ Khả năng diễn đạt của HS còn yếu do ít phát biểu nên các em thường lúng túng, ấp úng khi diễn đạt các ý tưởng, những vấn đề mà mình hiểu hay muốn hỏi.

+ Các em đều phát biểu và viết được biểu thức của định luật chất khí. Nhưng đa số HS khơng hiểu được việc học những kiến thức này để làm gì? Có ứng dụng gì cho thực tế? Và chỉ giải thích được một số hiện tượng khi có sự hướng dẫn của GV.

+ HS cũng rất ít khi được tiếp cận với những thí nghiệm hay được quan sát những thí nghiệm thực nên khả năng quan sát hay thiết kế phương án thí nghiệm cịn khá hạn chế.

+ Năng lực tốn học của HS cịn hạn chế, nhiều em chưa biết cách xác định xem các đại lượng là tỉ thệ thuận hay tỉ lệ nghịch với nhau, khơng nhớ phương trình của đường hypebol.

1.4.4. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục những khó khăn của HS

a. Nguyên nhân

Qua trao đổi với các gv đã từng giảng dạy chương này tại trường tôi nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khó khăn của HS là:

- Trong những chương trước, HS được tiếp cận với thế giới vĩ mô với những chuyển động và va chạm có thể nhìn thấy được và cảm nhận được bằng các giác quan. Nhưng sang phần nhiệt học các em bắt đầu tiếp cận với thế giới vi mô, các em khơng thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải tư duy trừu tượng nên đa phần HS đều cảm thấy lúng túng.

- Sự ra đời của nhiệt học đã góp phần to lớn vào việc phát triển của Vật lí nói riêng và sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung, nhưng khi giảng dạy thì GV tiếp cận chương này theo hướng còn đặt nặng vấn đề kiến thức lý thuyết, lo lắng “cháy” giáo án, mà không gắn với những ứng dụng to lớn của phần nhiệt học trong đời sống, nếu có thì chỉ dừng lại ở việc giải thích những hiện tượng đơn giản. Do đó, HS thường khơng biết được mục đích của việc học tập học phần Nhiệt học này là gì.

- Các định luật chất khí được xây dựng bằng con đường thực nghiệm nhưng HS chỉ được học “chay”, không được tiến hành thí nghiệm cũng như khơng được xem thí nghiệm biểu diễn mà chỉ nghe những mơ tả của GV về thí nghiệm và xử lí số liệu trong bảng số liệu trong sách giáo khoa để rút ra kết luận.

- Để có thể khắc phục việc thông báo và truyền đạt kiến thức một chiều, tơi xây dựng tiến trình dạy học phù hợp với trình độ, khả năng của HS nhằm giúp HS tích cực và tự lực giải quyết vấn đề, qua đó tự hình thành kiến thức cho bản thân. Cụ thể, tơi sẽ xây dựng tiến trình dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động HTNN.

- Dựa vào việc xác định rõ trình độ kiến thức xuất phát cần có của HS, tơi nhắc HS ôn tập, bổ sung và củng cố kiến thức trước khi học bài mới.

- Sử dụng các thí nghiệm về các định luật chất khí và các đoạn phim mô phỏng vào tiến trình dạy học để khắc phục những khó khăn đã nói trên.

- Tổ chức dạy học theo chủ đề để phù hợp hơn với các đối tượng HS có trình độ nhận thức khác nhau.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của khóa luận: 1. Giới thiệu về PPDH tích cực.

2. Trình bày cơ sở lí luận của PPDH HTNN. Đây là PPDH tích cực, mang tính xã hội cao, được xây dựng trên cơ sở của ba quan điểm: Quan điểm về phát triển nhận thức, quan điểm về hành vi và quan điểm vè sự phụ thuộc nhau trong xã hội.

3.Tiến hành điều tra tình hình thực tiễn việc dạy và học chương Chất khí tại trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tôi nhận thấy tất cả GV tham gia điều tra đều lựa chọn phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại là phương pháp mà GV rất hay sử dụng khi dạy học chương Chất khí. Bên cạnh đó thì các GV cũng thường sử dụng PPDH theo nhóm và lựa chọn nhóm HS theo vị trí chỗ ngồi có sẵn. HS vẫn thụ động trong những giờ học và thường có tâm lý ỷ lại vào GV.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG CHẤT KHÍ VẬT LÍ 10 CƠ BẢN SỬ DỤNG PHƯƠNG

PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC NHÓM NHỎ

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ chương chất khí vật lí 10 cơ bản (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)