Cách thức chia nhóm

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ chương chất khí vật lí 10 cơ bản (Trang 28 - 31)

1.3. Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ

1.3.3. Cách thức chia nhóm

Có nhiều cách chia nhóm với các tiêu chí khác nhau, mỗi cách chia đều có những ưu điểm và nhược điểm. Tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh mà áp dụng các cách chia nhóm cho phù hợp, ngoài ra không nên sử dụng một cách chia trong thời gian dài.

Bảng 1. 3. Các hình thức chia nhóm cơ bản

Loại nhóm Cách thực hiện Ưu điểm Nhược điểm

Nhóm được

phân chia theo vị trí chỗ ngồi có sẵn Hai HS ngồi cạnh nhau, các HS ngồi chung một bàn, HS hai bàn có thể quay mặt lại với nhau được xếp vào một nhóm.

Đơn giản, dễ thực hiện, mất ít thời gian trong việc chia nhóm, phù hợp với điều kiện nhà trường hiện nay.

HS không có cơ hội làm việc với nhiều người trong lớp. - Có thế gây ra sự không đồng đều về trình độ giữa các nhóm trong lớp.

Nhóm được chia ngẫu nhiên

- Chia HS ngẫu nhiên theo danh sách lớp. - Cho HS bốc thăm, các HS có cùng thăm được xếp vào một nhóm. - Các thành viên trong nhóm luôn mới, HS có thể được học tập với tất cả thành viên trong lớp. - Gặp một số vấn đề vì HS phải làm quen với cách làm việc của thành viên mới. - Mất thời gian trong việc sắp xếp, chia nhóm và di chuyển.

Nhóm được

phân chia theo sự tự nguyện hoặc chung một mối quan tâm

Các HS tự nguyện hoặc chung một mối quan tâm được xếp vào cùng một nhóm.

- Đây là cách chia được HS yêu thích nhất, đảm bảo công việc sẽ hoàn thành nhanh nhất.

- Tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm trong lớp nếu sử dụng cách chia này trong thời gian dài.

- Số lượng thành viên trong mỗi nhóm sẽ khác nhau.

Nhóm được

phân chia theo sở thích hoặc đặc điểm chung nào đó - Các HS có cùng sở thích được xếp vào một nhóm,ví dụ như nhóm thích thể thao, nhóm thích các hoạt động trải nghiệm,... - Các HS có chung một đặc điểm được xếp vào một nhóm, ví dụ như nhóm HS có cùng địa bàn cư trú... - Tạo ra sự thích thú, niềm vui và HS có thể biết rõ nhau hơn. Thuận lợi cho HS khi cần thảo luận nhóm ngoài giờ lên lớp nếu chia theo cách cư trú. - Không nên sử dụng thường xuyên vì sẽ làm cho HS mất đi sự thích thú. Có thể gây ra sự không đồng đều về trình độ giữa các nhóm.

đồng đều về trình độ học lực yếu, trung bình, khá, giỏi được xếp vào chung một nhóm. nhóm toàn HS khá, HS giỏi.

việc kém hiệu quả và kết quả không cao, có thể dẫn đến sự tự ti đối với nhóm HS yếu và nhóm HS trung bình. Nhóm gồm HS không đồng đều về trình độ. - Các HS có học lực khác nhau được xếp chung vào một nhóm. - Đây là cách chia nhóm đem lại hiệu quả cao và gần như không có nhược điểm. Trong nhóm HS yếu có cơ hội học hỏi thêm từ HS khá, giỏi và HS khá giỏi cũng nâng cao được hiểu biết, kiến thức được sâu rộng.

- Mất thời gian trong việc di chuyển và sắp xếp chỗ ngồi.

Khi thiết kế tiến trình dạy học chương Chất khí Vật lí 10 cơ bản. Với mỗi tiết học tôi lựa chọn cách phân chia nhóm khác nhau. Cụ thể như sau:

- Tiết 48: Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí.

Lựa chọn chia nhóm theo hình thức nhóm HS không đồng đều về trình độ. Lớp học được chia thành các nhóm sẽ cùng thảo luận cùng một hệ thống câu hỏi sau đó sẽ tiến hành chấm chéo kết quả làm việc nhóm, cuối cùng GV sẽ hệ thống hóa kiến thức cho HS.

- Tiết 49-52: Chủ đề: Các định luật chất khí.

Lựa chọn chia nhóm theo nhóm HS đồng đều về trình độ. Sử dụng kĩ thuật dạy học theo góc. Tiến hành chia lớp thành 3 nhóm (góc). Góc thứ nhất là góc quan sát (10 HS có học lực khá) sẽ hoàn thành yêu cầu của phiếu học tập số 2. Góc thứ 2 là góc phân tích (15 HS có học lực tốt nhất) hoàn thành yêu cầu của phiếu học tập

số 3. Góc thứ 3 là góc trải nghiệm (15 HS có học lực trung bình khá) hoàn thành yêu cầu của phiếu học tập số 4. Sau 5 phút các góc hoạt động tiến hành luân chuyển 2 HS của góc quan sát sang góc phân tích, 2 HS góc phân tích sang góc trải nghiệm và 2 HS góc trải nghiệm sang góc quan sát. Các HS được luân chuyển làm việc với các góc mới trong 5 phút rồi quay trở về nhóm cũ. Cuối cùng GV nhận xét kết quả của các nhóm và đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm.

- Tiết 53: Bài tập

Lựa chọn chia nhóm theo hình thức nhóm HS có cùng sở thích. Các nhóm sẽ làm việc ngoài giờ lên lớp để hệ thống lại kiến thức chương Chất khí bằng sơ đồ tư duy và trình bày kết quả nhóm trước cả lớp. Cuối cùng GV nhận xét kết quả của các nhóm và đánh giá hiệu quả làm việc của nhóm.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học hợp tác nhóm nhỏ chương chất khí vật lí 10 cơ bản (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)