Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geogebra trong dạy học hình học lớp 9 (Trang 75)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.5.1. Đánh giá định lượng

Thống kê sơ bộ kết quả điểm kiểm tra học sinh đƣợc thể hiện trong bảng 3.2 sau đây:

Bảng 3. 2. Kết quả kiểm tra của HS hai lớp thực nghiệm và đối chứng

Điểm kiểm tra xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x

Số HS đạt điểm xi của

lớp thực nghiệm 0 0 0 0 3 4 13 9 8 5 2 6,86 Số HS đạt điểm xi của

lớp đối chứng 0 0 0 0 6 8 10 8 7 3 1 6,35

Từ các kết quả trên ta có nhận xét sau: Lớp thực nghiệm có 41/44 HS đạt điểm trung bình trở lên chiếm 93,2%, trong đó có 37/43 HS đạt loại khá, giỏi chiếm 52,3%, trong đó có 2 HS đạt điểm 10 chiếm 4,5%. Lớp đối chứng có 21/43 HS đạt điểm trung bình trở lên chiếm 86,0%, trong đó có 18/43 HS đạt loại khá, giỏi chiếm 41,5% và có 01 HS nào đạt điểm 10, chiếm 2,3%. Điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn và đạt điểm khá giỏi nhiều hơn. Có một số em ở lớp thực nghiệm đạt điểm tối đa là do các em đã có nhiều lời giải và tìm đƣợc lời giải hay, độc đáo. Điểm trung bình chung ở lớp thực nghiệm trội hơn so với lớp đối chứng và số HS có điểm khá giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Bảng 3. 3. Bảng % HS đạt điểm từ xi trở xuống Lớp Lớp % HS đạt điểm xi trở xuống 4 5 6 7 8 9 10 9A1 (TN) 6,8 15,9 45,4 65,9 84,1 95,5 100 9A2(ĐC) 14 32,6 55,9 74,5 90,8 97,7 100

Biểu đồ 3. 1. Đƣờng tích lũy so sánh KQ kiểm tra của nhóm TN và ĐC sau TNSP

Ta thấy đƣờng biểu diễn hội tụ lùi của nhóm lớp TN nằm bên phải của đƣờng biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ chất lƣợng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lƣợng của nhóm lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lƣợng của đợt thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê Toán học.

Bảng 3. 4. Kết quả số liệu thống kê của hai lớp 9A1 và 9A2

Nội dung Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Điểm trung bình x 6,86 6,35

Phƣơng sai Sx2 2,3 2,17

Độ lệch chuẩn () 1,52 1,47

Hệ số biến thiên V (%) 22,16 23,15

Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy: Lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Số liệu thống kê ở cả hai lớp đều có Hệ số biến thiên ở mức trung bình (trong khoảng 10 – 30%) nghĩa là kết quả thu đƣợc đáng tin cậy. Song ở lớp thực nghiệm có hệ số nhỏ hơn.

0 .00% .00% .00% 6.800% 15.900% 45.400% 65.900% 84.100% 95.500% 100.00% 0 .00% .00% .00% 14.00% 32.600% 55.900% 74.500% 90.800% 97.700% 100.00% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9A1 (TN) 9A2(ĐC)

Phƣơng sai và độ lệch chuẩn cho chúng ta thấy điểm số trong phân phối thay đổi bao nhiêu so với mức trung bình.

Kết quả chứng tỏ chất lƣợng học tập của lớp thực nghiệm tập trung hơn, các phƣơng pháp thực nghiệm đã đáp ứng đƣợc những yêu cầu sƣ phạm.

3.5.2. Đánh giá định tính

Thông qua việc quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đƣợc tiến hành theo tiến trình đã xây dựng, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Lớp đối chứng: Không khí học tập trầm lắng, không sôi nổi, HS thụ động tiếp thu kiến thức do GV truyền đạt, không phát huy đƣợc tính chủ động. Các HS có điểm trung bình thấp hầu nhƣ không phát biểu, không theo kịp kiến thức trong bài giảng, HS có học lực khá, giỏi tiếp thu nhanh hơn song không chủ động tham gia xây dựng bài, ít trao đổi hợp tác và không trợ giúp cho các bạn yếu hơn trong quá trình học tập. Trong tiết dạy, GV hoạt động là chính, HS phản ứng chậm hay thờ ơ với các câu hỏi đƣa ra, có những HS không tham gia vào quá trình tìm ra tri thức mới. HS hầu hết chỉ hoàn thành các dạng bài tập cơ bản chƣa có nhiều thời gian để bồi dƣỡng nâng cao kiến thức cho các HS khá giỏi. Có hiện tƣợng HS khá giỏi nhàm chán với kiến thức cơ bản, HS yếu kém không tham gia vào tiết học.

- Lớp thực nghiệm: HS đƣợc làm quen với việc tự học, đƣợc nêu quan điểm trƣớc tập thể, đƣợc tranh luận và hợp tác trong nhiệm vụ đƣợc giao. Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng hơn hẳn lớp đối chứng. Mức độ tích cực của HS ngày càng tăng qua các tiết học, HS đều tập trung khi đƣợc giao nhiệm vụ của GV. HS yếu đƣợc tham gia cùng các HS khá giỏi làm việc theo nhóm hoàn thành các nhiệm vụ vừa sức mà GV đƣa ra, HS khá giỏi học tập hứng thú với kiến thức nâng cao chủ động tìm tòi kiến thức. Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa… của HS tiến bộ hơn nhiều. Các HS

đều tham gia vào tiết học, năng lực cá nhân của mỗi HS đƣợc phát triển tốt hơn.

Ý kiến của một số GV:

- Ban đầu còn có nhiều lúng túng khi thực hiện nhƣng càng về sau càng thấy việc tiến hành giờ dạy trở nên dễ dàng hơn, nhàn hơn nếu có sự chuẩn bị chu đáo;

- Việc sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học Hình học giúp tiết học sinh động hơn, HS dễ tiếp thu các kiến thức môn Hình học, dễ hình dung hơn các nội dung GV muốn truyền đạt.

- Các hình thức tổ chức dạy học đều lôi cuốn HS tham gia. Tuy nhiên việc sắp xếp chỗ ngồi cho HS gặp nhiều khó khăn vì HS phải di chuyển trong khi lớp học quá chật chội.

- Tuy việc chuẩn bị kế hoạch dạy học có vất vả, mất nhiều thời gian, công sức nhƣng lại thu đƣợc những giờ dạy hiệu quả hơn, hứng thú hơn;

- Để giờ dạy thành công GV hiểu mục đích, ý đồ các kiến thức của bài dạy và bám sát vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có thể thấy rõ sự hào hứng của HS khi tham gia vào những giờ học nhƣ thế;

Ý kiến của học sinh:

- HS thấy tiết học rất sinh động, không khô khan nhƣ mọi khi. - Đỡ run hơn khi trả lời câu hỏi của Thầy Cô

- Đƣợc trao đổi và tranh luận khi hoạt động nhóm - Cảm thấy tự tin khi phát biểu

- Nhiều hình vẽ có chữ hơi nhỏ, khó khăn cho việc quan sát.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã trình bày quá trình thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã trình bày ở chƣơng 2. Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả đƣợc rút ra từ thực

nghiệm cho phép khẳng định: mục đích thực nghiệm đã đƣợc hoàn thành, tính khả thi của các biện pháp sƣ phạm đã đƣợc khẳng định. Thực hiện các biện pháp sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học hình học sẽ góp phần tích cực hoá hoạt động học tập, tạo hứng thú và qua đó, nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở THCS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đƣợc thực hiện với sự mong muốn góp phần xác định quy trình dạy học và đề xuất một số tình huống dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm hình học động GeoGebra nhằm tích cực hóa hoạt động học tập, kiến tạo tri thức mới cho HS trong dạy học môn Toán hình học lớp 9 THCS. Sau quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu đƣợc một số kết quả sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về ứng dụng phần mềm công cụ toán học trong dạy học.

- Nghiên cứu sách giáo khoa hình học lớp 9 trong chƣơng trình THCS và phân tích cơ hội sử dụng phần mềm hình học động trong dạy học

- Nghiên cứu cách các phƣơng án khai thác phần mềm hình học GeoGebra để dạy học hình học lớp 9.

- Xây dựng một số bài soạn để dạy học một số nội dung trong chƣơng trình hình học lớp 9 với sự trợ giúp của máy tính điện tử có sử dụng phần mềm hình học hình học động GeoGebra.

- Thực nghiệm sƣ phạm để xem xét hiệu quả của việc sử dụng máy tính điện tử với phần mềm hình học động GeoGebra trong dạy học hình học 9 và để kết luận tính khả thi của luận văn.

- Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán Trung học cơ sở và sinh viên các trƣờng sƣ phạm.

Do thời gian có hạn, luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi về ứng dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học Hình học trong phạm vi chƣơng trình Toán lớp 9. Chƣa nghiên cứu đến ứng dụng của phần mềm này trong dạy học toán ở các cấp học khác.

2. Khuyến nghị

+ Ngay từ trƣờng Sƣ phạm cần chuẩn bị cho sinh viên làm tốt nghiệp vụ Sƣ phạm, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành giảng dạy có sử dụng

CNTTTT nói chung và các phần mềm dạy học nói riêng, trong đó có phần mềm GeoGebra thông qua các đợt thực tập sƣ phạm tại các trƣờng THCS hay THPT,qua các chuyên đề, các buổi hội thảo về sử dụng CNTT-TT trong dạy học.

+ Cần quán triệt hơn nữa tới GV, các nhà quản lí trong các nhà trƣờng THCS và THPT về việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và việc vận dụng các phƣơng pháp có tích hợp CNTT-TT vào giảng dạy.

+ Nâng cấp các cơ sở vật chất sẵn có, bổ sung thêm một số trang thiết bị giảng dạy hiện đại nhƣ: máy vi tính, máy chiếu projector, màn hình, phòng học riêng... để các GV có thể áp dụng đƣợc công nghệ thông tin vào bài giảng củamình, giúp cho HS học tập nhanh hơn, tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Toán 6, 7, 8, 9 tập 1, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

[2] Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. Nhà xuất bản Giáo dục.

[3] Nguyễn Văn Cƣờng. (2015). Sử dụng phần mềm GeoGebra trong dạy học khám phá chương Phép dời hình và phép đồng dạng lớp 11 Trung học phổ thông. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam [4] Cao Hải Đăng (2019). Ứng dụng phần mềm GEOGEBRA trong dạy học

chứng minh hình học lớp 7 Trung học cơ sở. - Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục, Trƣờng Đại học giáo dục.

[5] Bùi Minh Đức (2017), Sử dụng phần mềm Geogebra hỗ trợ dạy học giải bài toán hình học không gian bằng thủ pháp trải hình, Tạp chí giáo dục, số 122, Tháng 3

[6] Bùi Thị Hƣơng Giang (2018). Sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy học khám phá chương Tứ giác toán 8. - Luận văn Thạc sỹ Khoa học giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

[7] Trịnh Thanh Hải (2006). Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Hình học lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh.

Luận án Tiến sỹ Giáo dục học. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà nội.

[8] Trịnh Thanh Hải (2013), Giáo trình Sử dụng Ứng dụng tin học trong dạy học toán, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên.

[9] Phan Trọng Hải (2013), Sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ dạy học khám phá định lý, Tạp chí khoa học trƣờng đại học Cần Thơ, 61-66. [10] Phan Trọng Hải, Sử dụng phần mềm GeoGebra hỗ trợ dạy học khám phá

[11] Nguyễn Minh Hậu, Huỳnh Thị Lựu (2018), Minh họa dạy học chủ đề khối đa diện với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra, Tạp chí Khoa học 15.4 (2018): 51.

[12] Lƣơng Việt Hƣng (2018). Dạy học Toán theo định hƣớng phát triển tƣ duy đồ thị dƣới sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra. Tạp chí Khoa học, 15(10), 159.

[13] Vũ Lan Hƣơng (2020). Ứng dụng phần mềm GeoGeobra hỗ trợ dạy học chương trình hình học lớp 7, trường Trung học cơ sở. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

[14] Nguyễn Thị Hƣờng, Lê Tuấn Anh (2018), Khai thác phần mềm Geogebra trong một số tình huống dạy học môn toán lớp 9, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 163-167; 114.

[15] Nguyễn Bá Kim (2007). Phương pháp dạy học môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm.

[16] Mai Thanh Lâm. Dạy học khám phá với sự hỗ trợ của phần mềm GeoGebra chủ đề phép biến hình trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

[17] Trần Thị Bích Liễu (2011). Công nghệ thông tin truyền thông với việc hiện thực hoá phƣơng châm lấy ngƣời học làm trung tâm, Tạp chí giáo dục, Số 225 (kỳ I tháng 2/2011), tr 32-33.

[18] Nguyễn Danh Nam (2015), Quy trình mô hình hóa trong dạy học Toán ở trƣờng phổ thông. VNU Journal of Science: Education Research, 31(3). [19] Bùi Thị Minh Trâm Ngọc, Dạy học vị trí tương đối giữa các đối tượng

cơ bản của hình học không gian trong môi trường geogebra: Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán. Diss. Trƣờng ĐHSP Tp. HCM., 2018.

[20] Phomphiban, Ammone, Nguyễn Danh Nam (2019), Quy trình mô hình hóa trong dạy học đại số ở trƣờng trung học phổ thông nƣớc cộng hòa

dân chủ nhân dân Lào. Tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên.16: 62-69.

[21] Nguyễn Chí Thành (2006), Sử dụng CNTT-TT trong dạy học theo quan điểm didactic: một số khái niệm cơ bản, Báo cáo tại Khoa sƣ phạm. Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

[22] Nguyễn Chí Thành (2009). Môi trường tích hợp Công nghệ thông tin - Truyền thông trong dạy và học môn Toán. Ví dụ phần mềm Cabri. Tạp chí khoa học ĐHSP. Hà Nội.

[23] Mai Văn Trinh, Đặng Thị Thu Thủy và Nguyễn Trí Anh (2017),. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động bồi dƣỡng giáo viên ở trƣờng phổ thông- kinh nghiệm một số nƣớc trên thế giới và bài học đối với Việt Nam. Tạp chí khoa học - Trường Đại học Vinh, Tập 46, Số 3Btr. 65-73, Nghệ An.

2. Tài liệu tiếng Anh

[24] Haciomeroglu, E. S., Bu, L., Schoen, R. C., & Hohenwarter, M. (2009). Learning to develop mathematics lessons with GeoGebra. MSOR Connections, 9(2), 24-26.

[25] Hohenwarter, J., Hohenwarter, M., & Lavicza, Z. (2009). Introducing dynamic mathematics software to secondary school teachers: The case of GeoGebra. Journal of Computers in Mathematics and Science Teaching, 28(2), 135-146.

[26] Hohenwarter, M., Hohenwarter, J., Kreis, Y., & Lavicza, Z. (2008, September). Teaching and learning calculus with free dynamic mathematics software GeoGebra. In 11th International Congress on Mathematical Education. Monterrey, Nuevo Leon, Mexico.

[27] Lydia Misset, Jacques Turner, Éric Lotz (2004). Mathématiques Desclic 2de. Nhà xuất bản Hachette Education.

[28] Majerek, D. (2014). Application of Geogebra for teaching mathematics. Advances in science and technology research journal, 8(24), 51-54. [29] Nguyen Phu Loc, Le Trong Phuong (2015), Teaching Parabola with

dynamic software GeoGebra: A pedagogical experiment in Vietnam, International journal of Education and Research 3.0

[30] P.Mc Keague, Mark D.Turner (2004). Trigonometry. Nhà xuất bản Thomson Brooks/Cole.

[31] Trung, Tran, Nguyen Thi Thanh Tam, and Dang Thanh Hung. Using the software GeoGebra as a means of visual learning in teaching how to solve transformation problems. UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education 2.1 (2012): 39-45

PHỤ LỤC Phụ lục 1.

HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG GEOGEBRA

Để thao tác phần mềm này dễ hơn, sau khi cài đặt chƣơng trình thành công trên máy tính, nhấn chuột vào nút OptionsLanguage

Vietnamese. Kết quả, chúng ta đã có thể thao tác chƣơng trình với ngôn ngữ

tiếng Việt. Nhờ vậy, việc sử dụng phần mềm toán học bổ ích này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sau đây là giới thiệu các thao tác cơ bản để làm việc với phần mềm Geogebra.

Lựa chọn môi trƣờng làm việc: Khi khởi động chƣơng trình sẽ xuất

hiện bảng phối cảnh dùng để lựa chọn môi trƣờng làm việc. Có 7 chế độ thƣờng sử dụng đó là: Graphing (Vẽ đồ thị); Hình học; Vẽ đồ họa 3D; Complex adaptive system (Hệ thống thích ứng phức tạp); Trang trống trong Excel; Xác xuất và Exam Mode (Chế độ kiểm tra). Ta sẽ chọn 1 trong 7 môi

trƣờng này để làm việc (phần mềm mặc định là Graphing (Vẽ đồ thị)). Ta có thể cho ẩn/hiện bảng phối cảnh bằng cách chọn (click) chuột vào biểu tƣợng mũi tên ở cạnh phải của cửa sổ để chọn lại một môi trƣờng làm việc khác.

Trong chế độ Hình học có thanh công cụ của phần mềm Geogebra dùng để thực hiện hầu hết các thao tác dựng hình. Đây là hệ thống thực đơn và thanh công cụ của phần mềm Geogebra dùng để thực hiện hầu hết các thao tác dựng hình. Để sử dụng các nút lệnh của từng nhóm, hãy ấn chuột vào vị trí của từng nhóm công cụ.

Khi nhấn một nút lệnh trên thanh công cụ, sẽ có một bảng chọn chế độ làm việc nào đó. Trong chế độ này, ngƣời dùng chỉ có thể thực hiện đƣợc một

Một phần của tài liệu Khai thác phần mềm geogebra trong dạy học hình học lớp 9 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)