2.1 Mô tả việc tiếp xúc và/hoặc phát tán có thể xảy ra như thế nào
Hướng dẫn: Dựa trên thông tin thu thập được và các tình huống có thể xảy ra phơi nhiễm/phát tán, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng phơi nhiễm hoặc phát tán tác nhân sinh học? Cân nhắc các câu hỏi sau đây và xác định bất kỳ yếu tố nào khác làm tăng hoặc giảm khả năng xảy ra phơi nhiễm/phát tán.
• Những hoạt động nào trong phòng xét nghiệm được lên kế hoạch (ví dụ, biến đổi gen, công việc liên quan đến động vật, siêu âm, ly tâm hoặc các quy trình khác có thể dẫn đến việc tạo ra khí dung)?
• Những thiết bị nào cần thiết cho các hoạt động theo kế hoạch?
• Nồng độ và khối lượng của tác nhân sinh học và vật liệu có khả năng lây nhiễm sẽ được thao tác là bao nhiêu? • Năng lực của nhân viên thực hiện công việc thế nào?
• Nhiệm vụ được thực hiện với tần suất như thế nào và thời gian thực hiện là bao lâu? • Đã từng xảy ra sự cố phơi nhiễm/phát tán trước đây chưa? Thường xuyên ở mức nào?
• Các biện pháp kiểm soát nguy cơ hiện tại có hiệu quả như thế nào trong việc giảm thiểu nguy cơ? • Các mối nguy hiểm có nhiều khả năng gây hại hơn do môi trường làm việc không?
• Cách mọi người hành động và cư xử có thể ảnh hưởng đến khả năng gây hại của một tác nhân sinh học không? • Có bất kỳ mục nào ở trên khiến khả năng gây hại tang hay giảm không? Nếu có, hãy liệt kê chúng và giải thích tại
sao.
• Khả năng xảy ra phơi nhiễm và/hoặc phát tán là bao nhiêu - Hiếm khi: hầu như không thể xảy ra