Đánh giá nguy cơ là một quá trình liên tục, theo chu kỳ như được trình bày trong mô hình (Hình 1.1) Khi công việc của phòng xét nghiệm bắt đầu, việc đánh giá nguy cơ

Một phần của tài liệu 9789290619819-vie (Trang 26)

hình (Hình 1.1). Khi công việc của phòng xét nghiệm bắt đầu, việc đánh giá nguy cơ phải được xem xét và đánh giá lại theo định kỳ để xử lý mọi thay đổi về thủ tục hoặc thông tin mới có. Biểu mẫu cũng có thể được sử dụng cho các lần đánh giá lại trong tương lai của quá trình đánh giá nguy cơ liên tục. Những thay đổi cần đánh giá lại bao gồm thiết bị hoặc thay đổi môi trường, chẳng hạn như mua sắm BHCN hoặc thiết bị phòng xét nghiệm mới, hoặc sửa đổi không gian phòng xét nghiệm. Những thay đổi về quy định có thể thúc đẩy đánh giá lại nguy cơ bao gồm những thay đổi về giám sát pháp lý đối với các hoạt động của phòng xét nghiệm, bao gồm phân loại hoặc xử lý tác nhân gây bệnh và cập nhật luật về an toàn sinh học và an ninh sinh học. Những thay đổi về nhân sự, bao gồm cả những thay đổi về tình trạng sức khoẻ của nhân viên, cũng là những điều khiến cần đánh giá lại các nguy cơ liên quan đến công việc của phòng xét nghiệm. Ngoài ra, những thay đổi về tình trạng của tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, mở rộng ranh giới địa lý hoặc sự phát triển của các chủng kháng thuốc cao, cần nhanh chóng xem xét lại các đánh giá nguy cơ hiện có. Trong “Bước 5 Rà soát nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ” trong các biểu mẫu đánh giá nguy cơ rút gọn (Phụ lục 1) và biểu mẫu đầy đủ (Phụ lục 2), việc rà soát và đánh giá lại được lên lịch. Các tình huống đặc biệt, chẳng hạn như đáp ứng dịch, cần đánh giá nguy cơ một cách linh hoạt để có thể thường xuyên đánh giá lại nguy cơ và điều chỉnh chiến lược kiểm soát nguy cơ khi cần thiết. Thông tin thêm về đánh giá nguy cơ trong các tình huống dịch có thể được tìm thấy trong Chuyên đề: Chuẩn bị và và ứng phó dịch bệnh(7), phần 2. Lưu ý rằng việc đánh giá nguy cơ định

Một phần của tài liệu 9789290619819-vie (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)