PHỤ LỤC 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ BIỂU MẪU ĐẦY ĐỦ

Một phần của tài liệu 9789290619819-vie (Trang 51 - 53)

CƠ BIỂU MẪU ĐẦY ĐỦ

Tên cơ quan/đơn vị

Tên phòng xét nghiệm

Quản lý/người giám sát phòng xét nghiệm

Địa điểm

Tên dự án/các quy trình vận hành chuẩn có liên quan (SOP)

Ngày

Nếu sử dụng biểu mẫu này, hãy hoàn thành tất cả các phần theo hướng dẫn trong các hộp màu xám. Các hướng dẫn và các chấm đầu dòng trong các hộp màu xám có thể được sao chép vào các hộp văn bản bên dưới hướng dẫn và được sử dụng làm lời nhắc để thu thập và ghi lại thông tin cần thiết cho từng điểm lấy mẫu cụ thể. Các hộp hướng dẫn màu xám sau đó có thể xóa đi và phần văn bản còn lại sẽ tạo thành một bản dự thảo đánh giá nguy cơ. Dự thảo này phải được xem xét, chỉnh sửa cẩn thận khi cần thiết và được các thành viên trong nhóm đánh giá nguy cơ thông qua.

Hướng dẫn: Tóm tắt các hoạt động phòng xét nghiệm được tiến hành nằm trong phạm vi đánh giá nguy cơ này. Nếu phòng xét nghiệm tiến hành các công việc tương tự khác một cách thường xuyên (ví dụ, xét nghiệm chẩn đoán thường quy được xác định rõ ràng), hãy cân nhắc dùng một cuộc đánh giá để bao gồm tất cả các hoạt động của phòng xét nghiệm. Tuy nhiên, các phòng xét nghiệm lớn và phức tạp hơn thực hiện nhiều hoạt động trong phòng xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm khẳng định, mô tả đặc tính của các tác nhân sinh học và nghiên cứu, thì các phòng xét nghiệm này có thể mong muốn tiến hành các đánh giá nguy cơ riêng biệt.

1.1 Cung cấp thông tin tổng quan về công việc phòng xét nghiệm

Hướng dẫn: Xác định các mối nguy hiểm. Điều quan trọng là phải biết các đặc tính của (các) tác nhân sinh học khi xác định nguy cơ mà nó gây ra. Khi biết tác nhân sinh học cụ thể, thông tin sau đây sẽ hữu ích cho việc đánh giá nguy cơ và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Khi xử lý các mẫu chẩn đoán hoặc không xác định, điều quan trọng là phải thử và thu thập bất kỳ thông tin nào về nguồn mẫu và/hoặc chẩn đoán giả định/nghi ngờ. Thông tin điển hình cần thu thập về (các) tác nhân sinh học bao gồm:

• khả năng gây bệnh/mức độ nghiêm trọng của bệnh • dịch tễ học và phạm vi vật chủ

• nguồn/mẫu bệnh phẩm

• liều lượng, nồng độ và thể tích lây nhiễm • (các) đường lây truyền

• thời gian ủ bệnh và khả năng lây nhiễm

• khả năng tồn tại và tính nhạy cảm với chất khử trùng

• phương tiện chẩn đoán bệnh, loại xét nghiệm được thực hiện cho chẩn đoán • điều trị, chủng ngừa và dự phòng sẵn có

• các mối nguy hiểm đặc biệt trong phòng xét nghiệm (nhiễm trùng liên quan đến phòng xét nghiệm) • thông tin thêm.

Hướng dẫn: Xác định các hoạt động phòng xét nghiệm có thể gây ra phơi nhiễm với tác nhân sinh học khi nó đang được vận chuyển, xử lý hoặc thao tác. Hãy xem xét các hoạt động sau:

• ly tâm

• dọn dẹp các chất tràn đổ

• phơi nhiễm với các tác nhân truyền bệnh hoặc các bề mặt bị nhiễm

• môi trường nuôi cấy, bao gồm tần suất và nồng độ tác nhân sinh học được phân lập/nuôi cấy • thao tác que cấy, pipet, kim tiêm và các vật nhọn khác, ống tiêm

• pha, trộn, nghiền, lắc, tạo âm và tạo xoáy • rót, tách hoặc gạn chất lỏng

• chuẩn bị các que phết, các phiến cố định nhiệt hoặc nhuộm màu • làm đổ/rơi/bắn vật liệu lây nhiễm

• vận chuyển mẫu/vật liệu trong và ngoài phòng xét nghiệm, hộp đựng mẫu bị rò rỉ • tần suất thực hiện hoạt động phòng xét nghiệm

• sử dụng động vật và côn trùng - cào, cắn, đốt

Một phần của tài liệu 9789290619819-vie (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)