“Nguồn: Schwartz, 2011” [92]
Thần kinh thị giác, thần kinh vận nhãn, và các dãi khứu giác đi băng qua vùng trên yên và khuyết lều trƣớc. Khuyết lều trƣớc là khoảng không gian nằm giữa bờ tự do của lều tiểu não và phần trƣớc trung não, liên quan chặt chẽ đến vùng trên yên. Thần kinh thị giác đi ra khỏi ống thị giác hƣớng vào trong mấu giƣờng và tiếp tục ra sau, vào trong để đến giao thoa thị giác. Dãi thị ra khỏi giao thoa thị giác đi về phía sau, sang bên ôm quanh cuống não để vào khuyết lều giữa. Giao thoa thị giác nằm tại điểm nối của thành trƣớc (tấm tận- lamina terminalis) và sàn não thất ba. Những cấu trúc nằm trên giao thoa thị giác là động mạch não trƣớc, động mạch thông trƣớc, bản tận, và não thất ba. Nằm bên dƣới giao thoa thị giác là hoành yên, tuyến yên, bên hông là động mạch cảnh trong, nằm sau trên là phần phễu tuyến yên.
Nhiều dây thần kinh sọ khác sẽ gặp trong quá trình bóc tách lấy các u tuyến yên lớn. Dây thần kinh vận nhãn bắt nguồn từ trung não, tại mặt bên cuống não đi băng qua động mạch não sau và động mạch tiểu não trên. Thần kinh vận nhãn đi xuyên qua bể gian cuống não rồi đâm xuyên vào mái của xoang hang và tiếp tục đi trong thành ngoài xoang hang. Thần kinh ròng rọc xuất phát từ mặt sau trung não ngay phía dƣới củ não sinh tƣ, đi về hƣớng đối diện trong bể dịch não tủy quanh trung não và đi vào xoang hang ngay bên dƣới lều tiểu não. Thần kinh vận nhãn ngoài xuất phát từ phần trƣớc rãnh hành cầu, băng qua động mạch tiểu não trƣớc dƣới, đi trong bể dịch não tủy trƣớc cầu não đến giới hạn trên đỉnh xƣơng đá, đi trong ống Dorello, cuối cùng đi vào phần sau dƣới xoang hang. Các nhánh của thần kinh sinh ba: nhánh thị giác (V1), nhánh hàm trên (V2), nhánh hàm dƣới (V3), xuất phát từ cầu não và phân chia tại mặt trƣớc hạch sinh ba. Nhánh V1 đi trong thành ngoài xoang hang ở mặt trƣớc dƣới, trong khi nhánh V2 đi dƣới xoang hang trong thành bên xoang bƣớm. ĐM thông sau Thể vú TK vận nhãn ĐM não
sau Cầu não
ĐM thân ĐM tiểu
nền não trên