Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của 3 huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 60 - 63)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của 3 huyện

3.4.1. Thuận lợi

Về điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý có đường biên giới với Lào, đường bộ, đường sông, là điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong nước và quốc tế.

- Nhiệt độ, ẩm độ thích hợp cho thực vật, cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh, rất phù hợp cho cây Luồng sinh trưởng và phát triển.

Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Ba huyện thuộc khu vực nghiên cứu có dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào đã tạo nên nguồn nhân lực lớn cho phát triển kinh tế huyện.

- Nền kinh tế của 3 huyện đang phát triển với nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, an ninh lương thực và an ninh chính trị, xã hội ổn định và giữ vững. Nhà nước, tỉnh và các huyện đã có những chính sách quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

- Cơ sở hạ tầng được tăng cường và củng cố, giao thông được cải thiện, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ các trục chính được rải nhựa. Hệ thống giao thông đi lại được đầu tư lớn tạo cho các huyện có điều kiện phát triển và giao lưu kinh tế xã hội với mọi vùng trong nước và quốc tế.

- Điện lưới quốc gia đã đến các huyện miền núi là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến; thông tin tuyên truyền phát triển nhanh là điều kiện để thông tin đến người dân các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Các huyện đều có sự hỗ trợ về mặt kinh tế, vốn của các tổ chức phi chính phủ như: CARE; các doanh nghiệp lớn như: Công ty Xi măng, Công ty viễn thông Viettel; các dự án nông – lâm nghiệp.

3.4.2. Khó khăn

Về điều kiện tự nhiên

- Do địa hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và các dãy núi cao, độ chênh cao giữa các vùng lớn, sông suối ngắn và dốc, vùng đồng bằng có nhiều nơi trũng thấp so mặt nước biển. Kết hợp lượng mưa trong năm lớn lại phân bố không đều, tập trung > 85% vào mùa mưa là nguyên nhân dễ gây ra lũ lụt, giao thông đi lại khó khăn.

- Khí hậu có nhiều yếu tố bất lợi như bão lụt, gió lốc, mưa đá, gió Tây Nam khô hanh gây hạn hán, gió mùa Đông Bắc gây rét đậm, rét hại xảy ra sẽ làm thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Đất đai có nhiều loại dễ bị xói mòn khi cường độ mưa lớn.

- Những yếu tố trên có liên quan trực tiếp đến phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ chắn gió, chắn sóng và phòng hộ môi trường.

Về điều kiện kinh tế - xã hội

- Dân số đông, phân bố không đều là áp lực lớn cho công tác quản lý. Mặt khác, một lượng lớn dân cư sống gần rừng, cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng đã và đang tạo ra nhiều sức ép lên nguồn tài nguyên rừng hiện nay của các huyện. Lao động trong nông thôn chưa có tay nghề, trình độ nên vẫn thiếu việc làm, thiếu vốn đầu tư sản xuất.

- Tỷ lệ hộ đói nghèo theo tiêu chí nghèo mới ở các xã miền núi còn cao. Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, chậm phát triển.

- Phát triển trang trại rừng chưa tương xứng với tiềm năng. Phát triển nông – lâm nghiệp chưa được đầu tư đúng mức về vốn cũng như kỹ thuật. Việc kêu gọi các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp đầu tư vào lâm nghiệp còn chậm, chưa có sức thu hút. Các chính sách khuyến khích người dân phát triển kinh tế nói chung và rừng nói riêng đã có nhiều chính sách ban hành nhưng tổ chức thực hiện đến cơ sở chậm và chưa đồng bộ. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng rừng vẫn còn rất chậm. Do đó, năng suất chưa cao, nhiều loài cây trồng chủ lực như Luồng vẫn chưa được đầu tư đúng mức, kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)