Điều kiện dân số – kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 51 - 52)

Dân số - dân tộc - lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 22.545 hộ với 104.289 nhân khẩu, bao gồm mô ̣t số nhóm dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn như: Thái 38.511 người, chiếm 37%; Kinh 16.671 người, chiếm 16%; Mường 48.972 ngườ i, chiếm 47%.

Mật độ dân số trung bình: 134 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,69%.

Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 55.447 người trong độ tuổi lao động, số còn khả năng lao đô ̣ng là 51.904 người. Trong đó, lao đô ̣ng nông nghiệp là 44.399 người, chiếm tỷ lê ̣ 85,5%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1.819 người, chiếm 3,5%; di ̣ch vu ̣ và các ngành khác 5.686 người, chiếm 10,95%.

Kinh tế

Do là một huyện miền núi nên cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu, diện tích đất canh tác không nhiều nên cơ bản Ngọc Lặc vẫn là một huyện nghèo.

- Thu nhập bình quân còn thấp gần 4 triệu đồng/người/năm - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11,66%/năm (2001 - 2003)

- Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp 67,21%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 10,9%; dịch vụ - thương mại 21,9%.

- Thu nhập bình quân (tính theo giá hiện tại): 2,640 triệu đồng/người/năm.

- Lương thực bình quân đầu người: 285 kg/năm.

Xã hội – văn hóa – y tế - giáo dục

Toàn huyện có 4 dân tộc sinh sống xen cư hòa thuận bên nhau gồm: Mường, Kinh, Dao, Thái tạo thành một nền văn hóa đa sắc tộc cho Ngọc Lặc có những nét riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngọc Lặc có hệ thống y tế

được đầu tư rất cơ bản, huyện có một bệnh viện đa khoa, một trung tâm y tế, được đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho nhân dân trong toàn huyện và các huyện núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn đều có các trạm y tế và mạng lưới cộng tác viên cơ sở đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 25 Trường trung học cơ sở và 36 trường tiểu học. Tất cả các trường đều được đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại.

Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ bản huyện đã hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện, diễn tập tại các khu vực phòng thủ của huyện, xây dựng cơ sở an toàn, sẵn sàng chiến đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)