Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Bá Thước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 52 - 57)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Bá Thước

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Vị trí địa lý

Bá Thước là huyê ̣n miền núi vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hó a 115 km về phía Tây.

- Tọa độ địa lý: Từ 19o59’ đến 20o09’ vĩ độ Bắc

Từ 105o45’ đến 105o58’ kinh độ Đông - Ranh giới cụ thể:

+ Phía Bắ c giáp tỉnh Hòa Bình

+ Phía Tây giáp huyê ̣n Quan Sơn và huyê ̣n Quan Hóa + Phía Nam giáp huyê ̣n Lang Chánh, huyê ̣n Ngo ̣c Lă ̣c + Phía Đông giáp huyê ̣n Cẩm Thủy

3.2.1.2. Địa hình

Huyện Bá Thước có địa hình đồi núi với độ cao trung bình 450 đến 600 m, trong đó có 15 xã thuộc vùng núi cao. Độ dốc dưới 25o. Ở đây chủ yếu là

xen đồi và núi đá vôi, nhiều nơi trũng thấp. Vùng ven sông có vùng đất rộng để phát triển nông – lâm nghiệp.

3.2.1.3. Khí hậu thủy văn

Bá Thước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô giá lạnh với nhiệt độ trung bình năm là 240C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên tới 39 - 410C và thấp nhất có thể xuống tới 20C. Trên núi cao có khí hậu mát mẻ (điển hình là Sơn - Bá - Mời, xã Lũng Cao).

Lượng mưa trung bình năm đạt từ: 1.700 – 1.900 mm.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gió Phơn Tây Nam (hoạt động mạnh vào tháng 4, 5 và đầu tháng 6); lốc cục bộ đôi khi kèm theo mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 5; Lũ quét cũng có thể xảy ra vào các tháng 7, 8 và tháng 9 gây ra nhiều thiệt hại.

Huyện Bá Thước có hệ thống sông Mã chảy qua, có diện tích và lưu vực lớn nhất, có đê bao bảo vệ. Hàng năm sông Mã bồi đắp cho các vùng đồng bằng ở Bá Thước một lượng phù sa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ lưu lượng dòng chảy sông lớn, kết hợp với triều cường thường gây ra lũ lụt ngập úng. Mùa khô lưu lượng dòng chảy xuống thấp, gây thiếu nguồn nước cho hệ thống công trình thủy lợi. Ngoài ra, hệ thống dòng chảy ngầm cũng cung cấp một lượng nước ngọt lớn cho Bá Thước.

3.2.1.4. Đất đai

Huyện có các loại đất chính là: đất feralit vàng đỏ và có mùn trên núi (độ cao trên 800 m), đất feralit vàng đỏ phát triển trên các loại đá sét, đất feralit trên núi đá vôi, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá macma bazơ và trung tính, đất feralit vàng đỏ trên đá trầm tích và biến chất. Vùng chân núi có đất dốc tụ và đất lầy thụt có thể trồng lúa nếu được tiêu úng.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bá Thước là 77.401 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 7.377,7 ha, chiếm 9,53%; Đất lâm nghiệp là 53.167,7 ha, chiếm 68,69%; Đất chuyên dùng 4.162,09 ha, chiếm 5,38%. Diện tích đất chưa sử dụng là 12.601 ha, chiếm 12,68% diện tích đất tự nhiên.

3.2.1.5. Thực vật rừng

Các khu rừng ở Bá Thước có độ che phủ khoảng 55%, chủ yếu là rừng thứ sinh. Trước đây khu vực này có các loại gỗ quý như: Mun đen, Chò chỉ, Sến, Táu, Lát hoa, Lát chun, Mày lái, Luồng, Nứa, Tre, Song, Mây,... cùng các loại động vật quý hiếm như: Bò tót, Voọc quần đùi trắng, Sơn dương, Gấu, Hổ, Lợn rừng, Hoẵng,... cùng nhiều loài gặm nhấm và chim thú khác. Hiện nay, do việc khai thác bừa bãi của người dân nơi đây đã làm cho các tài nguyên này đang bị nghèo kiệt dần. Ngoài ra, tại Bá Thước còn có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở Phía Tây Bắc của huyện, có diện tích trên 6.000 ha, gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm, nhiều hang động có cảnh quan đẹp, có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái.

3.2.2. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội

Dân số - dân tộc – lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 22.545 hộ với 104.289 nhân khẩu, bao gồm mô ̣t số nhóm dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn như: Thái 38.511 người, chiếm 37%; Kinh 16.671 người, chiếm 16%; Mường 48.972 ngườ i, chiếm 47%.

Mật độ dân số trung bình là 134 người/km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,69%

Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 55.447 người trong độ tuổi lao động, số còn khả năng lao đô ̣ng là 51.904 người. Trong đó lao đô ̣ng nông nghiệp là 44.399 người, chiếm tỷ lê ̣: 85,5%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1.819 người, chiếm 3,5%; di ̣ch vu ̣ và các ngành khác là 5.686

người, chiếm 10,95%. Người Bá Thước cần cù và chịu khó, có nhiều kinh nghiệm sản xuất, nhưng tính năng động thị trường chưa cao nên hiệu quả lao động còn thấp.

Kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng bình quân: 12,10% - Thu nhập bình quân đầu người: 5 triệu đồng - Thu ngân sách trên địa bàn: 184,46 tỷ đồng.

- Tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp - thương mại dịch vụ: 65,8% - 11,0% - 23,2% (Số liệu thống kê cuối năm 2008).

Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 11.029 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 48,9% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Đến cuối năm 2009, toàn huyện còn 11.237 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 48,65%. Đồng thời đã thực hiện xóa hoàn toàn 100% số nhà tạm trên địa bàn huyện với tổng số 2809 nhà. Cùng trong năm này, tỉnh đã phê duyệt đề án giảm nghèo của huyện Bá Thước, với tổng nhu cầu vốn trong cả giai đoạn 2009 - 2020 là 3.859,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Tổng công ty Viettel đã nhận đỡ đầu huyện Bá Thước phát triển kinh tế - xã hội với tổng số tiền trên 26 tỷ đồng.

Điều kiện xã hội – văn hóa – y tế - giáo dục

Trong hệ thống y tế ở huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa) hiện nay có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và trạm y tế của 23 xã, thị trấn. Tuy nhiên, theo thống kê của phòng y tế huyện, Bá Thước mới chỉ có 13 trạm y tế có bác sĩ. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được chú trọng hơn. Với biện pháp mở những lớp tuyên truyền đến từng người dân thì thành tích toàn huyện đã có 11 xã không sinh con thứ 3 là điều tất yếu. Hiện tại, huyện đã có 10 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Về giáo dục: Huyện cũng có 10 trường đạt chuẩn quốc gia về cả số lượng lẫn chất lượng dạy và học, hơn nữa vừa qua huyện đã thành lập mới một trường Trung học phổ thông thứ 3.

Điều đáng ghi nhận của huyện là việc tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội do tỉnh và Chính phủ đầu tư như là: Chương trình 135; chương trình 134, chương trình 159; chương trình 08; chương trình 174 và chương trình 661.

Về cơ sở hạ tầng: Năm 2006, Bá Thước có 100% số xã, thị trấn có đường điện 35 KV và 62,13% số hộ dùng điện. Hệ thống giao thông đang được đầu tư xây dựng và phát triển. Tỷ lệ đất trồng cây hàng năm được tưới chủ động là 19,41%, làm đất bằng máy còn thấp. Có 100% số xã được phủ sóng truyền hình và 18 xã chưa có trạm truyền thanh. Số máy điện thoại bình quân 1.000 dân có 10 máy; mạng di động đã phủ 2/3 chu vi của huyện, đủ các mạng dịch vụ.

Đặc biệt hơn là Bá Thước được đón nhận trạm phát sóng phát thanh và truyền hình khu vực Miền tây của tỉnh đặt ở xã Kỳ Tân. Huyện cũng đã khởi công xây dựng hội trường lớn cùng với các tuyến đường giao thông chính: Ban Công đi Lương Nội; Ban Công - Lũng Cao; Ban Công - đường 15C Phú Lệ; Điền Lư - Lương Nội. Bên cạnh đó phải kể đến các công trình thủy lợi lớn như đập Bái Cộc Điền Lư, hang cá Văn Nho, Hồ Đèn - Điền Hạ đang được gấp rút hoàn thành trong nay mai.

Tuy nhiên, với những thành tựu đạt được trong năm qua, càng thấy rõ những mặt còn hạn chế như kinh tế phát triển còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng; đời sống của một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa còn khó khăn, vất vả; cơ sở hạ tầng còn yếu kém; tệ nạn xã hội chưa được đẩy lùi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)