Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ Luồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 63 - 68)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Sinh khối cây cá lẻ và lâm phần Luồng

4.1.1. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ Luồng

Sinh khối thực vật (cây Luồng) là thành phần chủ yếu sinh khối toàn lâm phần. Việc nghiên cứu cấu trúc sinh khối cây cá lẻ có vai trò quan trọng để dự đoán sinh khối cho toàn lâm phần, qua đó đưa ra giải pháp kỹ thuật lâm sinh để làm tăng khối lượng bộ phận nào mà con người muốn sử dụng. Việc nghiên cứu xác định tổng sinh khối cây rừng không chỉ dừng lại ở ý nghĩa khoa học, lâm sinh học như những giai đoạn trước đây mà ngày nay với sự phát triển vượt bậc của ngành chế biến lâm sản, thì việc xác định chính xác tổng sinh khối cây rừng ngày càng có giá trị to lớn trong sản xuất kinh doanh. Đối với lâm phần rừng trồng Luồng thuần loài tại khu vực nghiên cứu, khi xác định sinh khối của cây cá lẻ Luồng chúng tôi tiến hành lập các OTC điển hình và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng theo các cấp đường kính: < 6,5 cm; 6,5 – 8 cm; 8 – 9,5 cm; > 9,5 cm. Dựa trên điều tra thực tế và qua xử lý số liệu ta có kết quả lượng sinh khối trên mặt đất của cây cá lẻ Luồng theo đường kính được tổng hợp trong bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1: Cấu trúc sinh khối khô cây cá lẻ Luồng tại khu vực nghiên cứu

Cấp kính (cm)

Thân Cành Tổng

kg/cây % kg/cây % kg/cây % kg/cây

< 6,5 4,26 66,96 1,37 22,18 0,68 10,80 6,31 6,5 - 8 9,12 72,29 2,40 19,09 1,09 8,61 12,60 8 – 9,5 12,17 73,93 3,15 19,13 1,14 6,94 16,47 > 9,5 18,56 75,22 4,51 18,06 1,67 6,74 24,74

Theo kết quả tổng hợp trên bảng 4.1 ta nhận thấy:

- Cấu trúc sinh khối trên mặt đất của cây cá lẻ Luồng được chia làm 3 phần: Thân, cành và lá, trong đó sinh khối chủ yếu tập trung ở phần thân và ít nhất ở phần lá. Điều này phù hợp với sự chuyên hóa về chức năng của từng bộ phận cây Luồng. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự khác biệt về khối lượng sinh khối giữa các bộ phận của cây và các cấp đường kính khác nhau.

Biểu đồ 4.1: Tổng sinh khối khô cây cá lẻ Luồng ở các bộ phận khác nhau

Dựa trên kết quả tổng hợp ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1, ta rút ra một số nhận xét sau:

- Thân cây là nơi tập trung lượng sinh khối lớn nhất, dao động trong khoảng từ 66,96 – 72,22% tổng lượng sinh khối của cây Luồng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy bởi trong cây rừng thì bộ phận thân cây là nơi có sự phân hóa gỗ và tích lũy các chất cao nhất, đồng thời thân còn là bộ phận chịu

0,00 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 < 6,5 6,5 - 8 8 - 9,5 > 9,5 KL sinh khối kg/cây Cấp kính Thân Cành Lá

lực lớn nhất trên cây, làm nhiệm vụ dẫn truyền nhựa và các chất dinh dưỡng đến các bộ phận khác của cây.

- Cành cây là một bộ phận tạo nên tán cây, đây là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sức sinh trưởng của cây. Sinh khối trung bình của cành cây Luồng dao động trong khoảng từ 18,06 – 22,18%. Càng lên các cấp kính cao thì tỉ lệ % sinh khối của cành so với cả cây càng giảm.

- Lá cây có chức năng quan trọng đó là thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cung cấp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Lá cây còn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng của rừng. Tuy nhiên, đối với rừng Luồng, tỷ lệ % sinh khối lá nhỏ, dao động trong khoảng từ 6,74 – 10,08%. Tương tự như cành cây, càng lên các cấp kính cao thì tỉ lệ % sinh khối của lá so với cả cây càng giảm.

Như vậy, thông qua những nhận xét trên ta có thể kết luận rằng sinh khối thân cây là đại lượng được quan tâm số một trong kinh doanh rừng. Đồng thời là bộ phận chủ yếu biểu thị sức sản xuất của lâm phần. Ngoài ra nó còn là một chỉ tiêu chính để đánh giá kết quả của các biện pháp tác động kỹ thuật lâm sinh. Đối với loài cây Luồng tổng lượng sinh khối khô của cây được tập trung lớn nhất ở phần thân, đặc điểm này phù hợp với mục đích kinh doanh của rừng trồng Luồng đó là lấy thân là chủ yếu. Thân cây cá lẻ có sinh khối càng lớn thì năng suất rừng càng lớn đồng nghĩa với việc mang lại hiệu quả kinh doanh cao.

Trong kinh doanh, Luồng bán được phân theo các cấp kính khác nhau, tương ứng với mỗi cấp kính có một giá và cấp kính càng to thì giá càng cao. Như đã nêu trên, Luồng được phân thành các loại như sau:

 Luồng loại 1: Đường kính trên 9,5 cm, chiều cao trên 10 m.

 Luồng loại 2: Đường kính từ 8 - 9,4 cm, chiều cao đạt từ 8 - 10 m

 Luồng loại 4: Đường kính nhỏ hơn 6,5 cm, chiều cao nhỏ hơn 6m

Trên cơ sở đó, chúng tôi chia sinh khối Luồng theo cấp kính kết quả được tổng hợp trong bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2: Sinh khối cây cá lẻ Luồng tại khu vực nghiên cứu phân theo chất lượng (cấp kính)

Sinh khối cây Luồng loại 1 (kg/cây) Luồng loại 2 (kg/cây) Luồng loại 3 (kg/cây) Luồng loại 4 (kg/cây) Thân 18,25 12,19 9,13 4,34 Cành 4,70 3,12 2,24 1,38 Lá 1,60 1,14 1,02 0,68 Tổng 24,55 16,45 12,39 6,40

Dựa vào bảng 4.2, ta nhận thấy sinh khối Luồng giảm dần theo chất lượng, đạt cao nhất ở cây Luồng loại 1 (trung bình 24,55 kg) và nhỏ nhất ở cây loại 4 (trung bình 6,40 kg). Điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh rừng, nếu số lượng cây Luồng loại 1 trên địa bàn càng lớn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân trồng Luồng. Tuy nhiên, kết hợp với công tác khảo sát thực tế về tình hình gây trồng Luồng tại khu vực nghiên cứu cho thấy rằng: Việc xác định thời điểm, cường độ, phân loại, lượng Luồng khai thác hoàn toàn do chủ rừng tự xác định mà không phải làm bất kỳ một thủ tục nào, điều này đã tạo ra sự thông thoáng trong khai thác, tiêu thụ Luồng. Điều đáng nói là tại đây nhiều hộ gia đình đã tiến hành khai thác Luồng trong cả mùa ra măng, do không còn cây nâng đỡ làm măng dễ dập, gẫy, thậm chí khai thác cả Luồng non gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của rừng. Để thấy rõ được tác hại của việc khai thác Luồng non, cũng như chất lượng sản phẩm làm từ Luồng non chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng nước trong thân

cây của Luồng tuổi ở các cấp tuổi khác nhau. Kết quả được tổng hợp trong bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3: Tỷ lệ nước trong các bộ phận của cây Luồng ở cấp tuổi khác nhau (%) Tuổi Thân (%) Ngọn (%) Cành (%) Lá (%) 1 54,33 41,31 48,03 64,86 2 53,01 41,54 46,79 64,31 3 51,78 39,97 46,08 63,75 4 48,92 38,56 44,35 62,74

Dựa vào kết quả tổng hợp trong bảng 4.3 ta nhận thấy rằng, lượng nước trong hầu hết các bộ phận giảm dần theo tuổi. Hàm lượng nước trong cây Luồng lớn nhất ở cây tuổi 1 (thân: 54,33%; ngọn: 41,31%; cành: 48,03; lá: 64,86%) và thấp nhất là ở cây tuổi 4 (thân: 48,92%; ngọn: 38,56%; cành: 44,35%; lá: 62,74%). Từ kết quả trên cho ta thấy, khi cây Luồng đạt thành thục về chất lượng, nước trong cây giảm do mức độ hóa gỗ của các bộ phận tăng dần, vì vậy ở độ tuổi này, các sản phẩm được làm từ Luồng có độ bền, độ uốn, chịu lực và chịu nén tốt hơn. Theo Dai Qihui (1998)[35], trong quá trình sinh trưởng của Luồng có thể chia thành 3 thời kỳ như sau:

+ Thời kỳ 1 (Luồng non): Thời kỳ này gồm những cây Luồng dưới một năm tuổi, các tế bào trong cây chứa nhiều nước, cành, lá và rễ chưa phát triển hoàn thiện.

+ Thời kỳ 2 (Luồng bánh tẻ): Cùng với thời gian, các cơ quan chức năng như quang hợp, hô hấp và hệ rễ hoàn thiện dần. Thời kỳ này gồm những cây Luồng từ 1 - 2 năm tuổi. Đây là thời kỳ Luồng có khả năng nảy chồi tốt nhất, nên thường đẻ măng ở tuổi này.

+ Thời kỳ 3 (Luồng già): Khi Luồng ở tuổi 3 - 4, hàm lượng nước trong thân bắt đầu giảm, hàm lượng xenlulo tăng, thời kỳ này Luồng có chất lượng tốt nhất. Đây là thời kỳ thích hợp để khai thác. Sau 5 tuổi, lá Luồng bắt đầu giảm, thân bắt đầu giảm chất lượng, chuyển sang xốp và xơ.

Do vậy, khi khai thác Luồng cần chú ý chọn tuổi cây khai thác cho phù hợp với mục đích sử dụng và đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất, chẳng hạn khai thác Luồng cho đan lát nên chọn cây bánh tẻ, độ dẻo cao, khai thác cho xây dựng cần cây cứng tăng độ chống lại lực uốn, kéo v.v.. khai thác cho nguyên liệu giấy cần chọn cây có hàm lượng nước thấp, hàm lượng xenlulo cao v.v.. Trong quá trình khai thác nếu không để lại những cây Luồng tuổi 3, tuổi 4, làm cho bụi Luồng không còn cây làm chức năng giá đỡ cho những cây Luồng non, khi gió to các cây Luồng non dễ bị gẫy, đổ, khai thác cao gốc làm cho bụi Luồng bị cơi cao dần lên dễ lật gốc khi có gió, bão, khai thác quá cường độ ngày càng làm giảm chất lượng của rừng Luồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)