Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Ngọc Lặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 48 - 52)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Ngọc Lặc

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ngọc Lặc là một huyện miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích đất tự nhiên là: 49553,04 ha chiếm 4,41% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

- Tọa độ địa lý: Từ 19o55’ đến 20o55’ vĩ độ Bắc

Từ 105o31’ đến 104o55’ kinh độ Đông

Trung tâm vùng hành chính của huyện nằm ở 20o04’08” vĩ độ Bắc, 105o22’39” kinh độ Đông.

- Ranh giới cụ thể:

+ Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Bá Thước, núi Bù Trèm là đường ranh giới tự nhiên giữa huyện Ngọc Lặc với huyện Bá Thước và huyện Cẩm Thuỷ.

+ Phía Nam giáp huyện Thường Xuân.

+ Phía Tây giáp huyện Lang Chánh bởi các dãy núi và sự phân dòng nước của các con suối.

+ Phía Đông giáp huyện Thọ Xuân và huyện Yên Định.

Trên bản đồ tỉnh Thanh Hoá thì Ngọc Lặc nằm ở trung tâm của tỉnh, từ thị trấn Ngọc Lặc đến bờ biển khoảng trên 90km, từ thị trấn Ngọc Lặc đến huyện Mường Lát khoảng 150km.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Ngọc Lặc có địa hình phức tạp, được tạo bởi các dãy núi đá vôi và đồi theo hướng Đông Bắc và chia huyện Ngọc Lặc thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao và vùng núi thấp. Trong đó khu vực nghiên cứu thuộc vùng núi thấp. Độ cao tuyệt đối khoảng 100 m, độ cao tương đối 40 - 50 m.

3.1.1.3. Khí hậu thủy văn

Khí hậu

Huyện Ngọc Lặc có khí hậu cận nhiệt đới với bốn mùa rõ rệt. - Nhiệt độ bình quân hàng năm: 22,4oC

- Nhiệt độ tối cao hàng năm: Từ 32,4oC đến 38,8oC vào tháng 6 - 7 - Nhiệt độ thấp nhất hàng năm: 7oC đến 9oC vào các tháng từ 12 đến tháng 1 năm sau. Khu vực núi đá vôi có nhiệt độ khoảng 7oC - 11oC.

Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 84,8%.

Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1500 – 2000 mm, lượng mưa phân bố không đều, dễ gây ra lũ lụt. Mùa mưa thường tập trung vào khoảng tháng 4 đến tháng 10.

Lượng bốc hơi trung bình năm từ: 627 mm, cao nhất là 938 mm.

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong mùa này lượng mưa không đáng kể, không khí rất khô nóng, đôi khi có gió Lào gây cảm giác khó chịu. Một số năm có xuất hiện sương muối ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông – lâm nghiệp. Trong mùa này thường có một thời gian khô hạn nhất định tùy theo từng năm. Nhìn chung trong mùa khô cũng gây một số khó khăn cho các hoạt động sản xuất nhưng bù lại trong khu vực có 6 tháng mùa mưa kéo dài đã tạo điều kiện cho cây rừng phát triển.

Thủy văn

Huyện Ngọc Lặc có sông Âm chảy qua Phùng Minh, Vân Am, Phùng Giáo, có chiều dài 17 km, vào mùa khô thường cạn kiệt nên chủ yếu được sử dụng để vận chuyển lâm sản.

Sông Cầu Chày bắt nguồn từ Lập Thạnh, Thúy Sơn, chảy qua trung tâm huyện Thọ Sơn, Yên Định, sông nhỏ hẹp, lưu lượng nước thấp. Sông Hép bắt nguồn từ Quang Trung chảy về sông Cầu Chày ở Yên Định.

3.1.1.4. Đất đai

Tài nguyên đất ở Ngọc Lặc chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá mẹ sa phiến thạch, tầng đất từ trung bình đến dầy, độ ẩm thấp. Quá trình thoái hóa đất ở đây song song với quá trình mất rừng. Trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện có 37.411,33 ha đất sản xuất nông, lâm nghiệp; 8.308,11 ha đất phi nông nghiệp và còn 3.883,6 ha đất chưa sử dụng, thuận tiện cho việc trồng các loại cây công nghiệp và trồng rừng kết hợp với kinh tế trang trại tổng hợp. Ngoài ra, việc kinh doanh lâm nghiệp ở đây cần phải có các biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi.

3.1.1.5. Thực vật rừng

Trong thành phần thực vật rừng hiện nay có rất nhiều loại gỗ có giá trị kinh tế như: Lim, Lát, Táu, Sến, Mài lái, Chò chỉ, Kiêng, Vàng Tâm, Côm tầng, Quế, Dẻ,... Đặc biệt là các loài cây Luồng, Tre, Nứa.

Theo đánh giá của trạm nghiên cứu Lâm nghiệp, khả năng phục hồi rừng ở đây có thể có triển vọng nếu thực hiện theo con đường xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với tái sinh nhân tạo và được áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp.

3.1.2. Điều kiện dân số – kinh tế - xã hội

Dân số - dân tộc - lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 22.545 hộ với 104.289 nhân khẩu, bao gồm mô ̣t số nhóm dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn như: Thái 38.511 người, chiếm 37%; Kinh 16.671 người, chiếm 16%; Mường 48.972 ngườ i, chiếm 47%.

Mật độ dân số trung bình: 134 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,69%.

Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 55.447 người trong độ tuổi lao động, số còn khả năng lao đô ̣ng là 51.904 người. Trong đó, lao đô ̣ng nông nghiệp là 44.399 người, chiếm tỷ lê ̣ 85,5%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 1.819 người, chiếm 3,5%; di ̣ch vu ̣ và các ngành khác 5.686 người, chiếm 10,95%.

Kinh tế

Do là một huyện miền núi nên cơ sở vật chất và hạ tầng còn thiếu, diện tích đất canh tác không nhiều nên cơ bản Ngọc Lặc vẫn là một huyện nghèo.

- Thu nhập bình quân còn thấp gần 4 triệu đồng/người/năm - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11,66%/năm (2001 - 2003)

- Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp 67,21%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản 10,9%; dịch vụ - thương mại 21,9%.

- Thu nhập bình quân (tính theo giá hiện tại): 2,640 triệu đồng/người/năm.

- Lương thực bình quân đầu người: 285 kg/năm.

Xã hội – văn hóa – y tế - giáo dục

Toàn huyện có 4 dân tộc sinh sống xen cư hòa thuận bên nhau gồm: Mường, Kinh, Dao, Thái tạo thành một nền văn hóa đa sắc tộc cho Ngọc Lặc có những nét riêng mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngọc Lặc có hệ thống y tế

được đầu tư rất cơ bản, huyện có một bệnh viện đa khoa, một trung tâm y tế, được đầu tư trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho nhân dân trong toàn huyện và các huyện núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Toàn huyện có 22/22 xã, thị trấn đều có các trạm y tế và mạng lưới cộng tác viên cơ sở đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Huyện có 3 trường Trung học phổ thông, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 25 Trường trung học cơ sở và 36 trường tiểu học. Tất cả các trường đều được đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại.

Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cơ bản huyện đã hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân, huấn luyện, diễn tập tại các khu vực phòng thủ của huyện, xây dựng cơ sở an toàn, sẵn sàng chiến đấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)