Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật liệu để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 76 - 79)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Nghiên cứu lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật

4.2.2. Nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật liệu để

để lại sau khai thác

Trong quá trình khai thác, dựa trên điều tra thực tế, lượng vật liệu để lại sau khai thác gồm chủ yếu là: cành và lá, đối với ngọn cây, người dân ở đây thường tận dụng làm củi đun. Kết quả phân tích dinh dưỡng trong các bộ phận của cây Luồng được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.7: Hàm lượng dinh dưỡng trong các bộ phận cây Luồng

Bộ phận cây Thành phần dinh dưỡng

% N % P %K % Ca

Thân 0,341 0,134 0,423 0,180

Ngọn 0,352 0,130 0,377 0,210

Cành 0,394 0,110 0,403 0,152

Lá 0,839 0,319 0,625 0,381

Ngoài ra, đề tài áp dụng cường độ khai thác hợp lý mà Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc đang áp dụng là chặt 30% cây trong bụi và chỉ khai thác cây từ tuổi 3 trở lên, thông qua xử lý số liệu ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.8: Hàm lượng dinh dưỡng của vật liệu sau khai thác tại Bá Thước N (kg/ha) Cành 6,91 Lá 5,95 P (kg/ha) Cành 1,93 Lá 2,26 K (kg/ha) Cành 7,06 Lá 4,43 Ca (kg/ha) Cành 2,67 Lá 2,70

Dựa trên số liệu bảng 4.7 và 4.8, ta nhận thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng ở lá giảm dần theo thứ tự: N > K > Ca > P; còn ở thân, cành và ngọn giảm theo thứ tự: K > N > Ca > P.

Để có thêm cơ sở cho việc xác định hàm lượng dinh dưỡng được hoàn trả lại cho đất rừng thông qua vật rơi rụng và vật liệu để lại sau khai thác có cân bằng với lượng dinh dưỡng mất đi của rừng hay không, chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng dinh dưỡng mang ra khỏi rừng, dựa trên kết quả tính toán cho thấy lượng dinh dưỡng mang ra khỏi rừng chủ yếu tập trung ở thân và ngọn cây. Ta có:

- Tổng N mang ra khỏi rừng từ khai thác: 22,66 kg/ha - Tổng P mang ra khỏi rừng từ khai thác: 8,84 kg/ha - Tổng K mang ra khỏi rừng từ khai thác: 27,66 kg/ha - Tổng Ca mang ra khỏi rừng từ khai thác: 12,13 kg/ha

Hàm lượng các chất dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật liệu sau khai thác thu được như sau:

- Tổng N hoàn trả cho đất: 16,86 kg/ha - Tổng P hoàn trả cho đất: 4,76 kg/ha - Tổng K hoàn trả cho đất: 13,99 kg/ha - Tổng Ca hoàn trả cho đất: 7,76 kg/ha

Như vậy, để biết được lượng dinh dưỡng hoàn trả và mất đi có cân bằng nhau hay không ta có bảng sau:

Bảng 4.9: So sánh hàm lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất và lượng dinh dưỡng mang ra khỏi rừng

Thành phần Hoàn trả Mất đi N (kg/ha) 16,86 22,66 -5,80 P (kg/ha) 4,76 8,84 -4,08 K (kg/ha) 13,99 27,66 -13,67 Ca (kg/ha) 7,76 12,13 -4,37 Trong đó:

∆ N (kg/ha) = Tổng lượng Nitơ hoàn trả - Tổng lượng Nitơ mất đi ∆ P (kg/ha) = Tổng lượng P hoàn trả - Tổng lượng P mất đi

∆ K (kg/ha) = Tổng lượng K hoàn trả - Tổng lượng K mất đi ∆ Ca (kg/ha) = Tổng lượng Ca hoàn trả - Tổng lượng Ca mất đi

Dựa trên kết quả trong bảng 4.9, ta nhận thấy tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật liệu để lại sau khai thác chưa đủ đáp ứng nhu cầu của đất rừng. Lượng dinh dưỡng mang ra khỏi rừng lớn vượt hơn hẳn so với lượng để lại. Nguyên nhân chủ yếu là do phần thân Luồng chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với các bộ phận còn lại, điều này đã dẫn đến sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng ở các bộ phận cây Luồng. Do đó, nếu người kinh doanh rừng chỉ căn cứ vào lượng dinh dưỡng hoàn trả

cho đất thông qua vật rơi rụng và vật liệu sau khai thác mà không có các biện pháp kỹ thuật tác động bổ sung thì lượng dinh dưỡng còn lại của đất không đảm bảo cho Luồng sinh trưởng và phát triển tốt, khi kéo dài tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng này sẽ mau chóng làm cho rừng Luồng bị thoái hóa, từ đó dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng rừng.

Như vậy, vấn đề được đặt ra ở đây và cần phải được giải quyết là làm thế nào để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt cho rừng Luồng? Nên bổ sung những loại dinh dưỡng nào là chủ yếu? Khối lượng bao nhiêu?... Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi đã tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng Luồng tại huyện Bá Thước, từ đó xác định công thức bón phân có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng của rừng Luồng, góp phần phát triển rừng Luồng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)