Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 59 - 60)

Dân số - dân tộc - lao động

Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có 9.773 hộ với 48.803 nhân khẩu, bao gồm mô ̣t số nhóm dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn như: Thái khoảng 53%; Kinh 13%; Mường 33%; các dân tộc khác 1%.

Mật độ dân số trung bình là 83 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,17%.

Toàn huyện có 25.231 người trong độ tuổi lao động, chiếm 51,7% tổng dân số. Trong đó lao đô ̣ng nam là 11.693 người, chiếm 48%; lao đô ̣ng nữ 13.268 người, chiếm 52%.

Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá, GDP năm 2005 đạt 162,2 tỷ đồng, năm 2009 đạt 220 tỷ đồng, ước tính năm 2010 đạt 250 tỷ đồng. Thu nhập bình quân năm 2010 ước đạt 5.454.000 đồng/người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2005 đạt 6,99%; năm 2009 đạt 11% (cả tỉnh 10,8%) ước năm 2010 đạt 13%.

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế năm 2005 là lâm - nông nghiệp: 73%, công nghiệp: 14,8%; dịch vụ: 12,2% (trong GDP cả tỉnh là 31,6% - 35,1% - 33,3%), ước đạt năm 2010 lâm nghiệp 64,4%, công nghiệp 19,4%, dịch vụ 16,2%.

Tổng nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển là 580,408 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản đạt 241,172 tỷ đồng, vốn nhân dân đóng góp đạt 20 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu tư phát triển đạt 319,236 tỷ đồng, nguồn vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm.

Xã hội - văn hóa - y tế - giáo dục

Nhìn chung cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, huyện và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, cho tới nay trên các xã của huyện đều có trường tiểu học và trường trung học cơ sở, toàn huyện có 2 trường phổ thông trung học và văn hóa tập trung. Về y tế, hiện đã có 23 trạm y tế xã, thị trấn và trung tâm y tế huyện. Tại huyện, với hơn 80% là đồng bào các dân tộc, vẫn còn một số hộ giữ phong tục tập quán phát nương làm rẫy, độc canh cây lương thực trên đất đồi. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cải tạo vườn tạp và xây dựng trại rừng, vườn rừng chưa được nhân rộng. Giao thông đi lại giữa các vùng đã được đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tại địa phương phát triển, giao lưu hàng hóa với các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)