Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Bá Thước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 52 - 54)

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

3.2.1.1. Vị trí địa lý

Bá Thước là huyê ̣n miền núi vùng cao của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hó a 115 km về phía Tây.

- Tọa độ địa lý: Từ 19o59’ đến 20o09’ vĩ độ Bắc

Từ 105o45’ đến 105o58’ kinh độ Đông - Ranh giới cụ thể:

+ Phía Bắ c giáp tỉnh Hòa Bình

+ Phía Tây giáp huyê ̣n Quan Sơn và huyê ̣n Quan Hóa + Phía Nam giáp huyê ̣n Lang Chánh, huyê ̣n Ngo ̣c Lă ̣c + Phía Đông giáp huyê ̣n Cẩm Thủy

3.2.1.2. Địa hình

Huyện Bá Thước có địa hình đồi núi với độ cao trung bình 450 đến 600 m, trong đó có 15 xã thuộc vùng núi cao. Độ dốc dưới 25o. Ở đây chủ yếu là

xen đồi và núi đá vôi, nhiều nơi trũng thấp. Vùng ven sông có vùng đất rộng để phát triển nông – lâm nghiệp.

3.2.1.3. Khí hậu thủy văn

Bá Thước có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông khô giá lạnh với nhiệt độ trung bình năm là 240C. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối có thể lên tới 39 - 410C và thấp nhất có thể xuống tới 20C. Trên núi cao có khí hậu mát mẻ (điển hình là Sơn - Bá - Mời, xã Lũng Cao).

Lượng mưa trung bình năm đạt từ: 1.700 – 1.900 mm.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan là gió Phơn Tây Nam (hoạt động mạnh vào tháng 4, 5 và đầu tháng 6); lốc cục bộ đôi khi kèm theo mưa đá thường xuất hiện vào tháng 4, tháng 5; Lũ quét cũng có thể xảy ra vào các tháng 7, 8 và tháng 9 gây ra nhiều thiệt hại.

Huyện Bá Thước có hệ thống sông Mã chảy qua, có diện tích và lưu vực lớn nhất, có đê bao bảo vệ. Hàng năm sông Mã bồi đắp cho các vùng đồng bằng ở Bá Thước một lượng phù sa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, vào mùa mưa lũ lưu lượng dòng chảy sông lớn, kết hợp với triều cường thường gây ra lũ lụt ngập úng. Mùa khô lưu lượng dòng chảy xuống thấp, gây thiếu nguồn nước cho hệ thống công trình thủy lợi. Ngoài ra, hệ thống dòng chảy ngầm cũng cung cấp một lượng nước ngọt lớn cho Bá Thước.

3.2.1.4. Đất đai

Huyện có các loại đất chính là: đất feralit vàng đỏ và có mùn trên núi (độ cao trên 800 m), đất feralit vàng đỏ phát triển trên các loại đá sét, đất feralit trên núi đá vôi, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá macma bazơ và trung tính, đất feralit vàng đỏ trên đá trầm tích và biến chất. Vùng chân núi có đất dốc tụ và đất lầy thụt có thể trồng lúa nếu được tiêu úng.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bá Thước là 77.401 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 7.377,7 ha, chiếm 9,53%; Đất lâm nghiệp là 53.167,7 ha, chiếm 68,69%; Đất chuyên dùng 4.162,09 ha, chiếm 5,38%. Diện tích đất chưa sử dụng là 12.601 ha, chiếm 12,68% diện tích đất tự nhiên.

3.2.1.5. Thực vật rừng

Các khu rừng ở Bá Thước có độ che phủ khoảng 55%, chủ yếu là rừng thứ sinh. Trước đây khu vực này có các loại gỗ quý như: Mun đen, Chò chỉ, Sến, Táu, Lát hoa, Lát chun, Mày lái, Luồng, Nứa, Tre, Song, Mây,... cùng các loại động vật quý hiếm như: Bò tót, Voọc quần đùi trắng, Sơn dương, Gấu, Hổ, Lợn rừng, Hoẵng,... cùng nhiều loài gặm nhấm và chim thú khác. Hiện nay, do việc khai thác bừa bãi của người dân nơi đây đã làm cho các tài nguyên này đang bị nghèo kiệt dần. Ngoài ra, tại Bá Thước còn có khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở Phía Tây Bắc của huyện, có diện tích trên 6.000 ha, gồm nhiều loại động thực vật quý hiếm, nhiều hang động có cảnh quan đẹp, có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)