Nghiên cứu lượng dinh dưỡng hoàn trả cho đất từ vật rơi rụng và vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 71 - 72)

liệu để lại sau khai thác của rừng Luồng

Trong tất cả các hệ sinh thái, thực vật - sinh vật sản xuất đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó như một yếu tố đầu vào của tất cả các chu trình tuần hoàn vật chất. Trong quá trình sống, thực vật sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, CO2 và dinh dưỡng khoáng trong đất để xây dựng cơ thể và tích lũy sinh khối, song song với quá trình tích lũy thì sự đào thải cũng không

ngừng diễn ra và được biểu hiện thông qua sự loại bỏ các cơ quan già cỗi, các bộ phận phụ sau mỗi chu kỳ sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra còn phải kể đến một lượng không nhỏ các bộ phận của cơ thể thực vật bị loại bỏ do tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: mưa, gió, bão làm đổ gãy. Dưới sự tác động của các nhân tố môi trường, các thành phần này khi rơi xuống đất sẽ tham gia vào các quá trình phân giải, khoáng hóa, mùn hóa và phân hủy thành các hợp chất hữu cơ trả lại cho đất, cũng đồng nghĩa với việc cung cấp dinh dưỡng cơ thể thực vật tiếp tục phát triển. Trong hệ sinh thái rừng, lượng vật rơi rụng thực vật được xem là nguồn hoàn trả hữu cơ chủ yếu cho đất, khối lượng vật rơi rụng nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào loài cây, tuổi, mức độ sinh trưởng,... Tuy nhiên, lượng vật rơi rụng có thể tạo ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, ngoài những tác động đã nêu ở trên thì nó còn được tạo ra thông qua việc khai thác các sản phẩm từ rừng. Với đặc thù của rừng Luồng, khai thác chủ yếu với mục đích lấy thân nên phần ngọn, lá, cành là những vật liệu để lại rừng. Như vậy, để có thể biết được khả năng hoàn trả dinh dưỡng của loại rừng này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu hàm lượng dinh dưỡng bù đắp cho đất thông qua vật rơi rụng và vật liệu để lại sau khai thác. Đây cũng chính là những cơ sở khoa học góp phần xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phát triển rừng Luồng bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu lượng vật rơi rụng và ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng của rừng trồng luồng (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)