Lý luận về địa chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 42 - 48)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1. Lý luận về địa chính trị

2.1.1.1. Địa chính trị

Thuật ngữ “địa chính trị” (Geopolitics) đã được sử dụng rất nhiều trong học thuật và thực tiễn nghiên cứu của nền chính trị quốc tế. Xét về mặt ngơn từ, có thể hiểu địa chính trị là một lĩnh vực nằm giữa “địa lý” và “chính trị”; tuy nhiên, về mặt nội hàm, vẫn có nhiều cách diễn giải khác nhau.

Rudolf Kjellén – người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “địa chính trị” vào năm 1899. Năm 1916, Kjellén đã đưa ra định nghĩa: “Địa chính trị là lý thuyết về các quốc gia với tư cách là một cơ thể địa lý hoặc một hiện tượng trong không gian”1 [Rudolph Kjellén, 1916]. Kjellén đã coi quốc gia là một cơ thể địa lý hay một “cơ thể sống” trong không gian địa lý; cơ thể ấy (quốc gia) là quyền lực, là chính trị và ở trong “không gian” nên chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố địa lý. Nói một cách khác, mọi chiến lược nhằm phát triển quốc gia đều chịu tác động hay có khởi nguồn từ các đặc điểm địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế - xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình lịch sử và bản sắc của mỗi quốc gia. Như vậy, định nghĩa của Kjellén bao hàm đầy đủ hai yếu tố “chính trị” và địa lý”, tuy nhiên, vai trò trung tâm của quốc gia vẫn được thể hiện đậm nét hơn, như một thực thể quyền lực bao trùm trong khơng gian địa lý.

Tiếp theo đó, Karl Haushofer – nhà địa chính trị người Đức, đã phát triển thêm quan điểm “sinh vật hóa” quốc gia của Kjellén và bổ sung một góc nhìn khác cho khái niệm địa chính trị khi cho rằng: “Địa chính trị là một ngành khoa học quốc gia mới nghiên cứu về nhà nước,… một học thuyết về quyết định luận khơng gian của các tiến trình chính trị, dựa trên cơ sở rộng rãi của địa lý học, đặc biệt là địa lý

1 Nguyên văn: “The theory of the state as a geographical organism or phenomenon in space”. Rudolf Kjellén,

Staten som Lifsform, Politiska Handböcker III, Hugo Gerbers Forlag, Stockholm. Cơng trình này được dịch

sang tiếng Đức công bố trong Der Staat also Lebenform, Leipzig: Hirzel, 1917, pp.34-203; Xem thêm Hans Weigert (1942), Generals and Geographers: The Twilight of Geopolitics, Oxford University Press, New

học chính trị”2

[Bernard Cohen, 2003, p.11]. “Khơng gian” ở đây chính là “địa lý”, là lãnh thổ, là đất đai; và ý “học thuyết về quyết định luận không gian của các tiến trình chính trị” của Haushofer như tạo cho khái niệm này một nghĩa mở, hay có thể nói là tạo một khe hở cho các nhà địa chính trị thực hành “luận lại” không gian (lãnh thổ, đất đai) cho quốc gia mình, cũng đồng nghĩa với việc tìm lý do “hợp lý” cho sự bành trướng. Đây chính là trường hợp của nước Đức trước Chiến tranh Thế giới thứ II, và Karl Haushofer chính là người thiết lập nên hệ tư tưởng chính trị kiểu Đức thời kỳ này.

Trong khi đó, giáo sư người Mỹ Michael T. Klare lại nhìn nhận địa chính trị từ góc độ tài ngun. Ơng quan niệm địa chính trị là “sự tranh giành giữa các đại cường quốc và giữa những đại cường quốc có tham vọng đối với việc kiểm soát lãnh thổ, kiểm sốt các nguồn tài ngun và những vị trí địa lý quan trọng như hải cảng, kênh đào, hệ thống sơng ngịi, ốc đảo, cùng các nguồn của cải và nguồn ảnh hưởng khác”; và sự tranh giành này chính là động lực của nền chính trị thế giới, đặc biệt là của xung đột thế giới trong nhiều thế kỷ qua [Michael Klare, 2003, p.51-57]. Định nghĩa này dựa trên cơ sở những sự kiện thực tế, cụ thể là những cuộc chiến tranh diễn ra trong lịch sử nhân loại. Suy cho cùng, các yếu tố địa lý là mục tiêu tranh giành, là lợi ích mà các quốc gia mong muốn có được trong những mối quan hệ chính trị. Điều này cũng có nghĩa, “địa lý” có thể quyết định “hành vi” của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Nhìn chung, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “địa chính trị”, tuy nhiên, có thể nhận thấy một đặc điểm chung trong những quan điểm về thuật ngữ này, đó là sự tác động của yếu tố “địa lý” đến nền chính trị của một quốc gia, nhất là đối với chính sách đối ngoại của quốc gia đó. Có thể nói, “địa lý” có vai trị rất quan trọng đến việc xây dựng và thực hành chính sách đối ngoại, là nhân tố tác động lớn đến sự phát triển của quốc gia, hoặc có thể trở thành mục tiêu của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Trên cơ sở thấu hiểu bản chất địa chính trị, một số lý thuyết liên quan đến thuật ngữ này đã định hình và trở thành cơ sở cho việc hoạch định chính sách của

nhiều quốc gia. Đầu tiên là thuyết “sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan (1840–1914). Trong các cơng trình “Ảnh hưởng của sức mạnh biển đối với lịch sử, giai đoạn 1660 - 1783” [Alfred Thayer Mahan, 1890] và “Vấn đề của Châu Á - Ảnh hưởng của nó đối với chính trị quốc tế” [Alfred Thayer Mahan, 1900], Alfred Thayer Mahan đã hệ thống hóa 6 thành tố cấu thành sức mạnh biển của mỗi quốc gia, trong đó có vị trí địa lý, cấu tạo địa hình tự nhiên, quy mơ lãnh thổ, quy mơ dân số, đặc tính dân tộc và đặc điểm của chính quyền [Alfred Thayer Mahan, 1890, p.28].

Mahan cho rằng các điều kiện địa lý tự nhiên và nhân văn trên nếu được nhìn nhận đúng mức và khai thác hợp lý, phù hợp với thời cuộc sẽ làm cho vị thế, tầm chiến lược của địa lý quốc gia mạnh hơn. Trong số 6 thành tố đó, vị trí địa lý và cấu tạo địa hình sẽ là động lực để phát triển thế mạnh quốc gia. Vị trí địa lý của một nước “khơng chỉ có thể tạo thuận lợi cho việc tập trung lực lượng mà còn cung cấp một lợi thế chiến lược bổ sung của một vị trí trung tâm và một cơ sở tốt cho các chiến dịch chống lại kẻ thù” [Nguyễn Văn Dân, 2011, tr.48]. Đây chính là trường hợp của nước Anh vào thế kỷ 17, 18. Khi phải đương đầu với liên minh giữa Pháp và phương Bắc thì Anh đều chiến thắng, bởi vì, vị trí và địa hình của Anh tự nhiên đã chia cắt khối liên mình này; đường biển Manche vừa bảo vệ Anh vừa tạo ra hàng rào ngăn trở Pháp và liên minh tập hợp lực lượng. Bên cạnh đó, Anh cịn kiểm sốt được hải trình giao thương quan trọng giữa phương Bắc với Đức vì những con đường này đều phải đi qua Manche trước cửa ngõ nước Anh. Những điều kiện tự nhiên đó giúp Anh trở thành một cường quốc hải dương hùng mạnh.

Như vậy, theo cách diễn giải của Mahan, nước nào có sức mạnh biển lớn sẽ có tác động hay vai trị lớn hơn trên trường quốc tế. Sức mạnh này chủ yếu gắn liền với yếu tố “vị trí địa lý” và “địa hình” thuận lợi ra biển của quốc gia. Trên cơ sở này, nếu một đất nước, một địa điểm có vị trí và địa hình đắc địa với biển, nhất là những vùng biển chiến lược, thì sẽ có thế mạnh hơn hẳn. Đây là luận điểm cần thiết làm cơ sở cho những đánh giá về giá trị chiến lược của vịnh Cam Ranh trong luận án. Thêm vào đó, việc tìm hiểu thuyết “sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan cũng tạo điều kiện thuận lợi để lý giải mối quan tâm của các cường quốc đối với biển Đơng nói chung và Cam Ranh nói riêng.

Một trường phái khác nữa của địa chính trị được vận dụng trong luận án đó là lý thuyết về “không gian sinh tồn” của nhà địa lý học người Đức Friedrich Ratzel (1844-1904). Lý thuyết này được phát triển trước cả khi khái niệm “địa chính trị” ra đời, và nhanh chóng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hoạch định chính sách đối ngoại quốc gia, tạo nền tảng tư tưởng cho nhiều cuộc bành trướng. Theo đó, Ratzel cho rằng khơng có khái niệm tĩnh về đường biên giới, “quốc gia là một cơ thể hữu cơ đang phát triển”, vì thế biên giới của nó mang tính động chứ khơng phải tĩnh và “sự mở rộng bờ cõi của một quốc gia sẽ thể hiện sức khỏe của quốc gia đó” [Nguyễn Văn Dân, 2011, tr.58].

Những lý luận này đã được Karl Haushofer kế thừa triệt để trong những năm 1930, kết hợp cả tư tưởng về “miền đất trái tim” của Mackinder, tạo dựng nên một lý thuyết địa chính trị như chỉ dành riêng cho nước Đức. Karl Haushofer đã giúp đưa thuyết địa chính trị vào chính sách đối ngoại của chính quyền Đức Quốc xã sau khi Hitler lên nắm quyền vào năm 1933. Theo đó, chính quyền Đức Quốc xã cho rằng nước Đức cần phải mở rộng “không gian sinh tồn” (Lebensraum) để có thể đạt được khả năng tự cung tự cấp [G. Wolkersdorfer, 1999, p.145-160]. Khái niệm động về đường biên giới của Ratzel đã được chính quyền Đức Quốc xã sử dụng để biện minh cho việc xâm chiếm lãnh thổ các quốc gia láng giềng.

Dù ngày nay, việc một quốc gia xâm chiếm một quốc gia để “mở rộng không gian sinh tồn” đã khơng cịn phổ biến như trong quá khứ, khi nhận thức về quan hệ quốc tế có những thay đổi theo hướng văn minh hơn, công bằng hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, lý thuyết này vẫn tỏ ra phù hợp trong việc lý giải các hành vi địa chính trị của một số nước. Dẫu có thể, việc mở rộng khơng gian được diễn ra theo một cách khéo léo hơn, như cái cách Trung Quốc đang làm ở biển Đơng, từ từ, nhỏ lẻ mà dai dẳng. Chính vì vậy, nghiên cứu thuyết “không gian sinh tồn” của Friedrich Ratzel có thể giúp luận án lý giải được cơ sở lý luận sâu xa trong chiến lược biển của Trung Quốc, đặc biệt là những hành động cụ thể của Trung Quốc như cải tạo các đảo, bãi đá trên biển Đông, “bảo hộ” ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp nhằm dần dần “đánh dấu” lãnh thổ trên thực địa. Rất có thể, Trung Quốc đang thực thi một chính sách hướng biển theo nền tảng tư duy của thuyết “không gian sinh tồn”, và những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế trên biển Đông

được quốc gia này xem là dấu hiệu về “sức khỏe” của một cường quốc. Nếu vậy, các quốc gia có lợi ích ở biển Đơng cần có chính sách phù hợp để giải quyết những bất đồng, tranh chấp và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Đây là cơ sở làm nổi bật lên vai trò như một thành tố của sức mạnh biển của vịnh Cam Ranh, qua đó giúp luận án có những định hướng chiến lược về mặt chính sách của Việt Nam trong hợp tác quốc tế tại vịnh biển quan trọng này. Từ nhận thức nêu trên, việc sử dụng thuyết “không gian sinh tồn” của Friedrich Ratzel để đánh giá vai trò cảng Cam Ranh hiện nay là cần thiết.

2.1.1.2. Địa chiến lƣợc

Sẽ là một thiếu sót nếu nghiên cứu về “địa chính trị” mà bỏ qua khái niệm “địa chiến lược” (Geostrategy), vì hai khái niệm này có sự gần gũi và trong các hoạt động ứng dụng thực tiễn chúng có sự tương tác, bổ sung lẫn nhau. Thuật ngữ “địa chiến lược” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942 trong bài báo “Cùng tìm hiểu về địa chính trị” [Frederick Lewis Schuman, 1942, p.161-165] của nhà sử học và nghiên cứu chính trị quốc tế người Mỹ, Frederick Lewis Schuman (1904 - 1981), vốn được sử dụng để giải thích một thuật ngữ bằng tiếng Đức là “Wehrgeopolitik” do Karl Haushofer (1869 - 1946) đưa ra trước chiến tranh thế giới thứ hai [Peter Baofu, 2010, p.134]. Về mặt nội hàm của khái niệm “Địa chiến lược”, đa số các lý thuyết gia cho rằng, đây là một bộ phận của “Địa chính trị”, một dạng của chính sách đối ngoại chủ yếu được hình thành dựa trên các yếu tố địa lý, trong đó các yếu tố địa lý đóng vai trị cung cấp thơng tin hoặc tác động vào q trình hoạch định chính sách qn sự, chính trị của một quốc gia. So với các dạng chiến lược khác, thì địa chiến lược liên quan đến việc phát huy các nguồn lực “địa lý”, “vị thế” của quốc gia để thơng qua đó hoạch định chính sách đối ngoại hướng đến đạt được lợi ích quốc gia ở cấp khu vực hay toàn cầu [Jakub J. Grygiel, 2006, p.22].

Cách hiểu này mặc dù đầy đủ về mặt nội dung nhưng chưa làm rõ giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý, hay đúng hơn là chưa thốt ra khỏi cái bóng của “địa chính trị”. Năm 2006, học giả Jakub J. Grygiel trong cơng trình “Các cường quốc và sự thay đổi trong địa chính trị” [Jakub J. Grygiel, 2006, p.22] đã cho rằng: “địa chiến lược phản ánh tính chất địa lý trong chính sách đối ngoại của một quốc gia. Chính xác hơn, địa chiến lược đề cập đến một khu vực, không gian nhất định,

mà ở đó một quốc gia đang tập trung nỗ lực xây dựng sức mạnh quân sự và các hoạt động đối ngoại của mình” [Jakub J. Grygiel, 2006, p.23]. Có nghĩa là, theo Grygiel, địa chiến lược gắn chặt với nền chính trị - quân sự của quốc gia, và “tính chiến lược” của nó thể hiện ở chỗ quốc gia có sự tập trung hay sự chọn lọc để xây dựng và thực thi các kế hoạch chính trị - quân sự này. Nguồn lực quốc gia không phải vô hạn, dù muốn cũng khơng thể triển khai chính sách trên diện rộng, chính vì thế, cần chọn lọc để phát triển. Tuy nhiên, Grygiel cũng lưu ý rằng, địa chiến lược của một quốc gia không nhất thiết phải được thúc đẩy bởi yếu tố địa lý hay động cơ địa chính trị. Thay vào đó, một quốc gia có thể hướng sức mạnh của mình tới một khu vực, lãnh thổ khác dựa trên các yếu tố như hệ tư tưởng, lợi ích nhóm hoặc đơn giản hơn chỉ là phục vụ cho ý chí của giới lãnh đạo. Đây là điểm làm cho “địa chiến lược” có phần độc lập với “địa chính trị”, cũng như có thể giúp phân biệt rõ ràng hai thuật ngữ này.

Một quan niệm có ý nghĩa khác về địa chiến lược đến từ Zbigniew Brzezinski – nhà khoa học chính trị người Mỹ. Trong cơng trình “Kế hoạch ván cờ: Khn khổ Địa chiến lược cho việc chỉ đạo sự tranh giành quyền lực Mỹ - Xô” [Zbigniew Brzezinski, 1986], tác giả cho rằng: “Các thuật ngữ địa chính trị, chiến lược và địa chiến lược được sử dụng để diễn tả các nội hàm khác nhau. Địa chính trị phản ánh sự kết hợp giữa yếu tố địa lý và chính trị trong xây dựng vị thế quốc gia hay khu vực, nhấn mạnh những ảnh hưởng của địa lý đối với chính trị. Chiến lược chỉ việc áp dụng một cách tồn diện, có kế hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm đạt được một mục tiêu cốt lõi hoặc đối với các cơ sở quân sự quan trọng. Địa chiến lược là sự kết hợp của yếu tố chiến lược và địa chính trị” [Zbigniew Brzezinski, 1986, p.xiv]. Cũng giống như Grygiel, Brzezinski không coi địa chiến lược là một bộ phận hay sự nối dài của địa chính trị, mà là ngược lại, địa chiến lược được cấu thành bởi địa chính trị cùng với các chiến lược của quốc gia.

Một quan điểm khá phổ biến khác về địa chiến lược được đưa ra trong cơng trình “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia” của Nguyễn Văn Dân, cho rằng, địa chiến lược “dùng để chỉ việc nghiên cứu giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý trong chính sách đối ngoại của một quốc gia và trong mối quan hệ của nó với các quốc gia khác... Địa chiến lược là một bộ phận thực hành

quan trọng của địa chính trị” [Nguyễn Văn Dân, 2011, tr.38]. Dù đúng thực địa chiến lược được nói đến nhiều trong địa chính trị thực hành, nhưng điều đó chưa nói lên “tính bộ phận” của địa chiến lược đối với địa chính trị. Lại một lần nữa, các quan điểm ở trên vẫn chỉ là những mảnh ghép của một bức tranh hoàn thiện về nội hàm đầy đủ của “địa chiến lược”. Xuất phát từ những quan điểm của Grygiel và Brzezinski, người viết cho rằng địa chiến lược mang tính bao qt hơn, nó khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)