Lý luận về địa kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 48 - 51)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Lý luận về địa kinh tế

Thuật ngữ “địa kinh tế” được đưa ra bởi Luttwak vào năm 1990, mang nghĩa là “sự tiếp tục những ganh đua cổ xưa của các quốc gia bằng những phương tiện kinh tế mới” [Edward N. Luttwak, 1990, p.17-23]. Trước sự thay đổi của tình hình thế giới, Luttwak đã nhận thấy tầm quan trọng của kinh tế như một hướng đi mới để

thể hiện sức mạnh quốc gia. Xâm nhập bằng kinh tế và cạnh tranh bằng kinh tế sẽ thay thế cho chiến tranh; vì thế, hướng tiếp cận địa chính trị cổ điển cũng được thay thế bởi hướng tiếp cận địa kinh tế. Theo Luttwak, sự vận động của hiện tại và tương lai khơng cịn như những gì đã diễn ra trong quá khứ, cuộc chiến giữa các quốc gia sẽ là cuộc chiến vì thị trường, quyền lực sẽ được xác nhận bởi phương tiện kinh tế, “vốn thay thế hỏa lực, cách tân dân sự thay thế sự tiến bộ kỹ thuật quân sự, sự thâm nhập thị trường thay thế những căn cứ, đồn binh” [Edward N. Luttwak, 1990, p.17- 23]. Như thế, địa kinh tế trong quan điểm của Luttwak được nhìn nhận như một cách tiếp cận mới nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của các quốc gia. Địa kinh tế ở đây như là những “chiến lược kinh tế” và cái ý “sự tiếp tục những ganh đua cổ xưa” làm cho thuật ngữ này trở thành sự nối dài của địa chính trị, hoặc giả là một hình thức khác của địa chính trị.

Trên tinh thần phát triển, từ những năm 1990, thuật ngữ địa kinh tế được sử dụng rộng rãi và ở thời điểm ban đầu, khái niệm của nó gắn chặt với hình ảnh của các cường quốc, tượng trưng cho “các chiến lược kinh tế quốc gia và sự bảo vệ lợi ích của các cường quốc bằng các cơng cụ kinh tế” [Ágnes Bernek, 2010, p.37]. Rõ ràng, địa kinh tế được sử dụng nhằm mục đích “làm mềm” hoặc giảm bớt những lo lắng địa chính trị mà các cường quốc mang lại khi thực hiện một chính sách nào đó, hay có thể nói là được chính các nước lớn “mượn” để giấu đi những ý đồ địa chính trị lớn lao, như cái cách mà Trung Quốc tuyên bố về chiến lược thế kỷ 21 của mình là chiến lược địa kinh tế chứ không phải chiến lược địa chính trị. Ở đây, địa kinh tế thực sự được xem như là chiếc áo chồng đi kèm của địa chính trị.

Trong cơng trình “Địa chính trị và/hoặc địa kinh tế: Mối quan hệ qua lại giữa kinh tế và chính trị trong thế kỷ 21” [Ágnes Bernek, 2010], Ágnes Bernek cũng cho rằng địa kinh tế là một bộ phận của địa chính trị khi định nghĩa địa kinh tế “là sự phân tích khía cạnh kinh tế của mối quan hệ giữa chính trị và khơng gian” [Ágnes Bernek, 2010, p.37], có đặc tính cơ bản là cách tiếp cận lãnh thổ. Bernek tiếp tục khẳng định sự gắn bó của địa kinh tế với địa chính trị, thậm chí, từ cách đặt tiêu đề đã cho thấy, ở mặt nào đó ơng coi địa kinh tế là địa chính trị và điểm đặc biệt của nó khi nói về kinh tế chính là “chiến lược” của các quốc gia. Bởi vì, khơng chỉ gắn địa kinh tế với địa chính trị, Bernek cịn đặt địa kinh tế trong cách tiếp cận của địa

chiến lược, khẳng định địa kinh tế chính “là sự thực hành địa chiến lược bằng các phương tiện kinh tế và là sự nghiên cứu và chẩn đoán các khả năng thực hiện chiến lược đó” [Ágnes Bernek, 2010, p.37]. Dưới sự diễn giải của Bernek, địa kinh tế đã được gắn trực tiếp với địa chiến lược, hình thành nên ý tưởng về các “chiến lược địa kinh tế” mà sẽ là phương tiện để đạt được những lợi ích địa chính trị vĩ mô.

Mặc dù các khái niệm đưa ra đều thể hiện sự tương tác giữa địa kinh tế với địa chính trị, nhưng phần nhiều vẫn nhấn mạnh vào yếu tố “kinh tế”, “chính trị”, “chiến lược” mà khơng bàn nhiều đến sự tác động của “địa lý” lên những thành tố đó. Năm 2012, trong cơng trình “Địa kinh tế” (Geoeconomics), Solberg Søilen Klaus đã làm rõ hơn yếu tố địa lý của địa kinh tế khi cho rằng “địa kinh tế là ngành khoa học nghiên cứu về các khía cạnh khơng gian, văn hóa và chiến lược của nguồn lực, nhằm mục đích đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững” [Solberg Søilen Klaus, 2012, p.8]. Tầm nhìn của Klaus là tầm nhìn về một thế giới hội nhập toàn diện, thế giới của tồn cầu hóa. Trong thế giới ấy, muốn có được lợi thế cạnh tranh, logic địa chính trị phải được nhìn bằng lăng kính địa kinh tế; phải nghiên cứu các yếu tố địa lý để có những chiến lược kinh tế phù hợp. Mặc dù vẫn nhấn mạnh sự phụ thuộc của địa kinh tế và địa chính trị, tuy nhiên, Klaus cũng làm rõ những khác biệt của hai lĩnh vực này. Theo đó, địa kinh tế khác với địa chính trị ở hai khía cạnh. Thứ nhất là ở chủ đề nghiên cứu, địa kinh tế về cơ bản không quan tâm đến các hoạt động chính trị và quân sự, chỉ tập trung các hoạt động kinh tế. Thứ hai là ở mặt chủ thể, khác với địa chính trị có chủ thể chính là quốc gia, chủ thể của địa kinh tế là các tổ chức, cá nhân; dù rằng cũng như địa chính trị, việc nghiên cứu địa kinh tế cũng ln đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Sự phân biệt này suy cho cùng cũng chỉ là bề ngoài, về bản chất, địa kinh tế dường như chưa bao giờ tách biệt với địa chính trị.

Có thể thấy, mặc dù chưa có sự thống nhất về nội hàm, nhưng khi nói về “địa kinh tế”, người ta nói nhiều về khía cạnh kinh tế trong một hình thức chiến lược của địa chính trị, coi địa kinh tế như một cách “tiếp cận mềm” của địa chính trị. Chính vì thế, nghiên cứu địa kinh tế nói chung khơng bao giờ bỏ qua khơng gian của địa chính trị và địa chiến lược. Việc hiểu khái niệm địa kinh tế là điều cần thiết trong những giải thích về tính chiến lược của một số nước lớn ở khu vực. Cái cách mà Trung Quốc loan báo về “sự trỗi dậy hịa bình” của mình, hay việc Mỹ chỉ muốn

“bảo đảm tự do hàng hải” trên biển Đông trong những hành động can dự vào khu vực là một vài trong số những biểu hiện cho thấy, địa kinh tế đang “che đậy” cho những ý đồ địa chính trị, hay trở thành một “phương tiện mềm” của địa chiến lược.

Bên cạnh việc giải thích cách tiếp cận của các cường quốc ở khu vực, nghiên cứu địa kinh tế cịn giúp luận án có góc nhìn đầy đủ hơn về chính sách kinh tế hóa vịnh Cam Ranh của Việt Nam cũng như hiện trạng các cường quốc tiếp cận Cam Ranh ở góc độ kinh tế. Ngồi vấn đề tránh sự nhạy cảm chính trị, việc lấy kinh tế làm mũi nhọn chiến lược trong thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước lớn không đơn thuần là việc làm “mềm hóa” các mục tiêu chính trị, nó cịn xuất phát từ chính tiềm năng kinh tế thực sự của Cam Ranh, đặc biệt là những giá trị về dịch vụ hàng hải và du lịch. Những tiềm năng đó cùng với vị trí địa lý đắc địa đã làm nên vai trò của vùng vịnh nổi tiếng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)