Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 54)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình thế giới, khu vực và Việt Nam 2.2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực 2.2.1.1. Tình hình thế giới và khu vực

Bước vào thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp. Tồn cầu hóa đã diễn ra trên mọi lĩnh vực và ở cấp độ sâu. Vấn đề an ninh lại trở nên cấp bách cùng sự phát triển của lực lượng khủng bố và ý đồ bành trướng lãnh thổ bất chấp luật pháp quốc tế của một số quốc gia. Trong đó, những năm gần đây, sự chuyển dịch quốc tế đang hướng về khu vực châu Á – Thái Bình Dương được minh chứng bằng chính sách “tái cân bằng” của Mỹ, chính sách “hướng Đơng” của Nga, chính sách “nhìn về hướng Đơng” của Ấn Độ, chính sách “trở lại châu Á” của Nhật Bản. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn quân sự, đặc biệt là những hành động quyết đốn mang tính đơn phương của quốc gia này trên biển Đông đã gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế. Các cường quốc chính vì thế đã hướng sự quan tâm về vùng biển trọng yếu – nơi có gần 50% thương mại hàng hải quốc tế đi qua. Mỹ thúc đẩy quan hệ với đồng minh chiến lược và gia tăng hợp tác với các quốc gia trong khu vực phần nhiều vì vấn đề này. Ấn Độ “nhìn về hướng Đơng” cũng bởi lo sợ tự do thương mại hàng hải trên biển Đông bị đe dọa và vùng biển Ấn Độ Dương sẽ là mặt trận thứ hai của Trung Quốc. Nhật Bản lại càng có lý do tập trung “trở lại châu Á” vì biển Đơng đã ln là con đường sống cịn của quốc gia nghèo nàn về tài nguyên này. Hơn nữa, Nhật Bản còn mối lo trực tiếp ở biển Hoa Đông, mà những diễn biến ở đây có thể là sự tác động hay một phiên bản khác từ tình hình biển Đơng.

Trong khi đó, khu vực ASEAN cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ xu hướng hội tụ của các cường quốc vào khu vực. Dù vẫn thể hiện sự “thống nhất trong đa dạng” nhưng nội bộ ASEAN trong những năm qua xuất hiện nhiều chia rẽ. Sự phụ thuộc về kinh tế của rất nhiều quốc gia thành viên ASEAN vào Trung Quốc khiến những quyết định liên quan đến vấn đề biển Đông của tổ chức này khó được thơng qua hơn. Những nước có tranh chấp như Việt Nam, Philippines vì thế, một mặt vẫn đấu tranh ở diễn đàn khu vực, mặt khác thể hiện sự độc lập trong việc tìm kiếm các mối quan hệ song phương có lợi cho mình. Trong khơng gian này, những lợi thế về địa hình được các quốc gia sử dụng. Subic của Phillipines gần đây liên tục được nhắc

đến, Cam Ranh của Việt Nam cũng phủ rộng trong nhiều tình huống. Tất cả cho thấy sự vận động của thế giới và khu vực đang xoay quanh các vấn đề về an ninh biển, an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

2.2.1.2. Tình hình Việt Nam

Với bối cảnh quốc tế mới, Việt Nam đã chủ động hơn trong hội nhập, tích cực tham gia vào các diễn đàn thế giới và khu vực, tăng cường hợp tác với các nước, đặc biệt là các cường quốc để có thể trực tiếp góp phần định hình các chính sách mang tính quyết định vận mệnh quốc gia. Sự ổn định chính trị và những thành tựu đạt được từ công cuộc Đổi Mới tiếp tục là nền tảng cho đường hướng này của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, vấn đề an ninh biển đảo trở nên cấp thiết đối với Việt Nam vì những hành động mang tính đe dọa của Trung Quốc trên biển Đông. Việc Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân đội buộc các nước khác phải tăng ngân sách quốc phòng, gây ra cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực, khiến Việt Nam và các nước có tranh chấp với Trung Quốc trở thành khách hàng tiềm năng cho ngành cơng nghiệp vũ khí. Mặt khác, các hoạt động của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đơng đã gây lo ngại cho nhiều nước có lợi ích thiết yếu trên biển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia cũng như gây quan ngại cho vị thế số một thế giới của Mỹ khi tuyến hàng hải quốc tế có khả năng bị Trung Quốc kiểm soát. Tất cả những điều này khiến biển Đơng nói riêng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung trở thành điểm thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh này, Việt Nam với vị trí địa chiến lược gần biển Đông, trở thành một đối tác tiềm năng để thúc đẩy quan hệ. Tranh chấp trên biển và sự cạnh tranh về sức mạnh biển giữa các nước lớn làm gia tăng vai trị của những cơ sở có giá trị chiến lược về hàng hải của Việt Nam, biến nó trở thành nhân tố thúc đẩy trong quan hệ đối ngoại.

Với sự hội tụ của nhiều cường quốc trong khu vực, đi cùng xu hướng đa cực của thế giới, Việt Nam vì thế càng đẩy mạnh hợp tác theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; mong muốn sự kết nối của nhiều đối tác, sự hiện diện của nhiều cường quốc sẽ góp phần bảo đảm an ninh cho khu vực. Những thành quả ngoại giao của Việt Nam khi cùng Mỹ nâng cấp quan hệ lên tầm “đối tác toàn diện” vào năm

2013, việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào năm 2016, cùng hàng loạt những thành tựu về kinh tế, giáo dục,… đã tạo nền tảng tốt đẹp cho Việt Nam thúc đẩy quan hệ sâu rộng với Mỹ - quốc gia vẫn được xem là cường quốc số một thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc cũng là những thành tựu khác của Việt Nam, thể hiện tinh thần đối ngoại đa phương của quốc gia Đông Nam Á này đang được thực thi hiệu quả và giành được nhiều thiện cảm từ quốc tế. Tất cả những diễn biến trên sẽ là cơ sở thực tế cho triển vọng tốt đẹp của Việt Nam trên con đường thúc đẩy hợp tác quốc tế nói chung.

2.2.2. Điều kiện địa lý tự nhiên của Vịnh Cam Ranh

Vịnh Cam Ranh nằm ở vị trí địa đầu phía nam của tỉnh Khánh Hồ, có tọa độ địa lý từ 11048‟ đến 12010‟ độ vĩ bắc và 108040‟ đến 109017‟ độ kinh đơng; cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía Bắc, cách TP. Nha Trang 60km về phía Nam. Phía Bắc giáp huyện Cam Lâm, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp huyện Khánh Sơn, Cam Lâm và tỉnh Ninh Thuận, phía Đơng giáp biển Đơng [Đồn Đình Dung, 2010, tr.7]. Vịnh Cam Ranh có hầu hết diện tích nằm tại thành phố Cam Ranh, chỉ một phần nhỏ ở phía Bắc thuộc địa phận huyện Cam Lâm. Về địa hình, vịnh được bao bọc hồn hảo bởi bán đảo Cam Ranh, thông với biển Đông gần như bằng một cửa duy nhất. Các dãy núi hai bên cửa vịnh vừa đóng vai trị là tường thành che chắn gió bão, vừa có thể là đấu trường chiến lược cho công tác phịng thủ cũng như tấn cơng. Hàng trăm năm qua, vịnh được xem là một cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất châu Á [David Scott, 2008, p.10], nhiều tàu chiến, tàu ngầm và tàu có trọng tải lớn có thể ra vào vịnh một cách dễ dàng, thuận tiện (Hình 2.1).

Bên cạnh đó, diện tích lý tưởng càng bổ sung thêm tính chiến lược cho địa hình của Cam Ranh. Vịnh có chiều ngang khoảng 8 - 10km, chiều dài khoảng 20km, diện tích mặt nước cho tàu đậu rộng khoảng 119km2, độ sâu trung bình 16 m [Tran Dang Quy, 2009, p.144]. Với diện tích và độ sâu lý tưởng này, vịnh có thể chứa nhiều tàu lớn cùng một lúc, kể cả tàu sân bay. Trong khi đó, địa chất hải dương của vịnh lại rất thuận lợi cho dịch vụ hàng hải. Đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Thủy triều trong vịnh đều đặn, tương đối đúng giờ. Ngồi cửa vịnh có các đảo, cù lao án ngữ trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng

hải.

Về vị trí địa lý, vịnh Cam Ranh có lợi điểm gần như tuyệt đối so với các vịnh biển khác tại khu vực. Nằm cách đường hàng hải quốc tế chỉ khoảng 1 giờ tàu biển, ngay trung điểm của các tuyến đường đi qua khu vực biển Đông; là trung tâm giữa tuyến đường từ eo biển Malacca, Singapore đến Hồng Kông cũng như con đường chiến lược từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương. Vịnh cũng nằm giữa eo biển Ba Sĩ (Bashi), nối biển Đơng với Thái Bình Dương (Hình 2.1). So với các vịnh khác trong khu vực, thì khơng một vịnh nào có vị trí và địa hình đắc địa như Cam Ranh; cịn so với trong nước, ngay một cảng biển sầm uất bậc nhất của Việt Nam là cảng Hải Phòng cũng cách đường hàng hải quốc tế tới 18 giờ tàu biển [Cảng vụ hàng hải Nha Trang, 2017]. Vị trí của Vịnh được coi là cổ họng chiến lược để kiểm soát eo biển Malacca, Singapore, có thể là nơi giám sát khu vực phía Bắc của Ấn Độ Dương, biển Hoa Đông và biển Đông. Ngay cả khi kênh đào nhân tạo Kra tại Thái Lan được xây dựng thì cũng nằm trong tầm kiểm sốt của vịnh Cam Ranh.

Hình 2.1: Địa hình và vị trí địa chiến lƣợc của vịnh Cam Ranh

Nguồn: 1) http://nangluongvietnam.vn/news/vn/kinh-te-chinh-tri-phap-luat/quan- cang-cam-ranh-bi-mat-dia-the-chien-luoc-quan-su.html [truy cập ngày 15/11/2017]; 2) https://nhatbaovanhoa.com/p145a4038/4/ van-de- khoi-phuc-can-cu-hai-quan- nga-tai-cam-ranh- [truy cập ngày 15/11/2017]

Về cơ sở hạ tầng, do lần lượt có sự hiện diện của các cường quốc trong quá khứ, vịnh Cam Ranh đã có đầy đủ các cơ sở, trang thiết bị đảm bảo cho việc vận hành các chiến thuật an ninh. Cùng với sự mở cửa vùng vịnh của Việt Nam sau năm 2002, hiện nay tại khu vực có một hệ thống đa dạng các cơ sở bao gồm: cảng hàng không, cảng quân sự, cảng thương mại và cảng dịch vụ hậu cần quốc tế.

Cơ sở chủ chốt chính là quân cảng Cam Ranh, nằm ở phía Nam bán đảo Cam Ranh. Đây là nơi cực kỳ nổi tiếng đối với giới quân sự trong lịch sử, đến độ khi nhắc đến vịnh Cam Ranh, người ta đã hợp nhất nó với quân cảng này. Được khởi xây bởi Pháp và trở thành căn cứ phức hợp quan trọng của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, sau năm 1979, Nga thuê lại và hiện diện ở đây cho đến năm 2002. Hiện nay, quân cảng được chia làm hai khu vực, một là khu vực dành riêng cho Hải Quân Việt Nam, hai là khu vực của Cảng dịch vụ hậu cần quốc tế – địa điểm thể hiện rõ nhất chủ trương kinh tế hóa vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Được kế thừa một số thiết bị từ qn cảng cũ, có vị trí và địa hình chiến lược, cảng dịch vụ hậu cần Cam Ranh hiện trở thành “điểm nhấn” trong hợp tác quốc tế tại vùng vịnh.

Cơ sở có dấu ấn lịch sử không kém quân cảng là sân bay quốc tế Cam Ranh. Nằm cách Nha Trang 30 km về phía Nam, có đường băng dài 3.048m, sân bay Cam Ranh có thể tiếp nhận các loại máy bay hiện đại nhất hạ cánh an toàn [Chu Viết Luận, 2004, tr.166]. Cảng hàng không này do quân đội Mỹ phát triển và được sử dụng làm căn cứ Không quân Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Sau Hiệp định Paris năm 1973, Hoa Kỳ trao căn cứ này lại cho phía Việt Nam Cộng hòa. Khi chiến tranh kết thúc, sân bay Cam Ranh tiếp tục được sử dụng vào mục đích quân sự cho đến năm 2004 thì được chuyển cho Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam quản lý. Hiện nay, sân bay Cam Ranh đã trở thành sân bay quốc tế, góp phần khơng nhỏ vào quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam tại khu vực.

Bên cạnh đó, cảng thương mại Cam Ranh (Cảng Ba Ngịi) cũng là một nhân tố quan trọng cho thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vùng vịnh. Được thành lập từ năm 1991, trong quá khứ, do ảnh hưởng bởi yếu tố quân sự nên thương cảng này chỉ chủ yếu xuất nhập hàng nội địa, là đầu mối giao thông đường biển cho khu vực Nam Khánh Hòa và các tỉnh lân cận của Việt Nam. Hiện nay, cùng với chủ trương kinh tế hóa khu vực vịnh Cam Ranh, cảng đã được đầu tư, nâng cấp để có thể đón các tàu

trọng tải lớn từ quốc tế và nâng cơng suất xếp dỡ hàng hóa. Cảng hoạt động qua hai bến, trong đó bến số 1 đã được đưa vào sử dụng từ năm 1997, có chiều dài cầu chính 182m, độ sâu -11.6m, có thể tiếp nhận các loại tàu tải trọng lớn khoảng 30.000 DWT. Bến số 2 có chiều dài cầu chính là 240m, độ sâu -13.3m, có thể tiếp nhận các loại tàu tải trọng đến 50.000 DWT [UBND tỉnh Khánh Hòa, 2016, tr.15]; hiện bến 2 đang được nâng cấp, đã cơ bản hồn tất việc thi cơng và sắp được đưa vào sử dụng. Cơ sở hạ tầng, phương tiện bốc xếp, thiết bị đa dụng tại cảng được đầu tư khá hiện đại, gồm có tàu lai 960HP & 1.500HP, trạm cân điện tử (80 tấn), cẩu bờ 10 – 35 tấn, gàu ngoạm 1,4 – 8,5 m3, xe xúc gạt và xe tải các loại giúp cảng có thể hoạt động tốt trong những mùa cao điểm [Minh Tuấn, 2013]. Với cơ sở và phương tiện này, cộng với lợi thế thiên nhiên của vùng vịnh chiến lược, cảng thương mại Cam Ranh hồn tồn có thể trở thành một thương cảng quốc tế sầm uất.

Ngồi lợi thế về hải qn và khơng qn, vịnh Cam Ranh cịn có ưu thế vượt trội về lục quân. Phía Tây Nam là tuyến phịng thủ Tây ngun, phía Nam là cửa ngõ Sài Gòn với sân bay Tân Sơn Nhất; các lực lượng không quân và tăng thiết giáp biến Cam Ranh thành một pháo đài bất khả xâm phạm. Thêm vào đó, sự thuận lợi về giao thông đường bộ càng tiếp sức cho Cam Ranh thêm mạnh. Nằm trên trục giao thông của cả nước, dễ dàng tiếp cận các khu vực trọng điểm của Việt Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng; vịnh Cam Ranh rất ưu thế trong cơng tác bố trí lực lượng, tiếp tế, bảo vệ căn cứ và trung chuyển hàng hóa.

Nhìn chung, chính đặc điểm về địa hình và vị trí địa lý đã làm nên giá trị địa chính trị, địa kinh tế ở tầm chiến lược của vịnh Cam Ranh. Đây cũng là hai thành tố mang tính quyết định của sức mạnh biển mà Mahan đã đề cập. Với địa hình như một pháo đài tự nhiên lý tưởng, một vị trí hướng biển thuận lợi bậc nhất khu vực, lại khơng nằm cách biệt với đất liền, mà có sự nối kết dễ dàng với lục qn, khơng quân, vịnh Cam Ranh có ưu thế nổi bật trong bảo đảm an ninh quốc gia và an ninh khu vực. Khơng những thế, địa hình và vị trí đặc biệt cũng khiến Cam Ranh có giá trị địa kinh tế lớn. Các cơ sở kinh tế tại đây như cảng thương mại, cảng dịch vụ hậu cần quốc tế, nhờ những yếu tố tự nhiên của Cam Ranh mà đều trở nên chiến lược. Nhu cầu về an ninh biển và tự do hàng hải trên biển Đông ngày một tăng cao hiện nay càng làm tăng vị thế của vùng vịnh này.

2.2.3. Vai trò của Vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam 2.2.3.1. Về an ninh – chính trị3 2.2.3.1. Về an ninh – chính trị3

Như đã phân tích, vị trí địa lý và địa hình đặc biệt của Cam Ranh có thể giúp kiểm sốt những khu vực trọng yếu trên biển Đơng. Trên cơ sở đó, vịnh có một vai trị vơ cùng lớn đối với an ninh – chính trị của Việt Nam, trở thành một địa điểm thích hợp để bảo vệ tổ quốc.

Việt Nam có thể tận dụng vị trí địa chiến lược cũng như các cơ sở hạ tầng sẵn có ở vịnh Cam Ranh để xây dựng lực lượng quân sự hiện đại, bảo đảm an ninh đất nước trước sự cơng kích từ bên ngồi. Về mặt này là cực kỳ thuận lợi, vì trong tầm vóc khu vực, khơng đâu có được lợi thế như Cam Ranh. Với vị trí rất gần các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 54)