Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 123 - 128)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Kết quả đạt được

3.3.2. Về kinh tế

Cộng hưởng với lĩnh vực chính trị - an ninh, nền kinh tế Việt Nam cũng nhận được những tác động tích cực từ chính sách Cam Ranh. Đầu tiên, có thể thấy, Cam Ranh đã trở thành một địa điểm ứng dụng thành công của chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng – an ninh của Việt Nam mà minh chứng rõ nhất là trường hợp của cảng dịch vụ hậu cần quốc tế Cam Ranh. Việt Nam tuyên bố sẽ trở thành trung tâm cung cấp dịch vụ hàng hải quốc tế, cung cấp nước ngọt cho tàu thuyền ở khu vực và cảng quốc tế Cam Ranh kể từ khi khai trương đã thực hiện được mục tiêu này.

thay đổi tích cực, trong đó hạ tầng cơ sở được đầu tư, nâng cấp, tạo động lực phát triển cho khơng chỉ Khánh Hịa mà cả khu vực Nam Trung Bộ. Đặc biệt, nhờ được thúc đẩy bởi chính sách kinh tế hóa vùng vịnh nổi tiếng, cơ cấu kinh tế tại Cam Ranh đã chuyển dịch sang hướng hướng tăng tỷ lệ công nghiệp, thương mại – dịch vụ; giảm tỷ lệ nông nghiệp (Bảng 3.1 và Biểu đồ 3.1), phù hợp với hướng phát triển tập trung vào dịch vụ hàng hải của Việt Nam. Những chuyển biến tích cực này tại Cam Ranh có thể tạo ra hiệu ứng phát triển cho các khu vực có cảng biển khác trên tồn lãnh thổ, đóng góp vào chiến lược biển nói chung của Việt Nam.

Thứ ba, quá trình thực hiện và triển khai chính sách về vịnh biển nổi tiếng đã giúp hình thành và từng bước phát triển có quy hoạch vùng kinh tế Cam Ranh – một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa cùng với Vân Phong và thành phố Nha Trang. Cam Ranh sẽ là vùng kinh tế có sự gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế biển, trên cơ sở kết hợp vững chắc giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh – quốc phòng. Hàng loạt dự án đã được thực hiện tại Cam Ranh, đặc biệt là tại khu du lịch Bắc bán đảo. Hệ thống giao thông, từ hàng không, hàng hải đến đường bộ được hoàn thiện và nối kết hoàn hảo. Cùng với địa lợi của vùng đất chiến lược, khu vực vịnh Cam Ranh đã và đang thu hút ngày một nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là tại khu du lịch Bãi Dài nói riêng, Bắc bán đảo Cam Ranh nói chung và các khu công nghiệp Nam Cam Ranh, Suối Dầu. (Xem Phụ lục 1).

Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng số (tính theo GTSX) 100 100 100 100 100

- Công nghiệp - Xây dựng 40,3 49,1 59,2 53 46,1 - Thương mại - Dịch vụ 24,4 30,51 28,8 27,7 30,3

- Nông lâm thủy sản 35,3 20,4 12 19,3 23,6

*Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND thành

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế tại Cam Ranh 0 10 20 30 40 50 60 2005 2010 2015 2016 Công nghiệp - Xây dựng Thương mại - Dịch vụ

Nông lâm thủy sản

*Nguồn: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND thành phố Cam Ranh về kinh tế - xã hội các năm 2005, 2010, 2015, 2016

Tất cả những thành quả này sẽ là tiền đề cho một triển vọng tươi sáng về hợp tác kinh tế quốc tế tại Cam Ranh nói riêng và cả Việt Nam nói chung. Hiện nay, với quan hệ chính trị - an ninh tốt đẹp giữa Việt Nam với nhiều nước lớn, các cơ hội kinh tế càng trở nên rộng mở. Sự nồng ấm về chính trị ln mở đường cho quan hệ kinh tế phát triển, nhất là khi, sự nồng ấm này được thúc đẩy bởi tính chiến lược của Cam Ranh.

Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan với những gì đạt được, có thể thấy, thành quả kinh tế của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của Cam Ranh. Dù có định hướng phát triển kinh tế và người dân địa phương cũng hết sức mong mỏi được phát triển kinh tế, tuy nhiên, vì nhiều yếu tố khách quan, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được những giá trị địa kinh tế của Cam Ranh. Do yếu tố nhạy cảm chính trị, cảng dịch vụ quốc tế Cam Ranh vẫn chưa mạnh dạn trong tiếp đón tàu qn sự các nước. Cũng vì có yếu tố chính trị - quân sự quá lớn, những giá trị

kinh tế của Cam Ranh được khai thác một cách rất hạn chế. Việc khai thác du lịch tại đảo Bình Ba hiện nay là một trong những minh chứng cho việc này.

Cam Ranh đáng lẽ có thể được sử dụng như một “con bài” trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam, thể hiện tất cả các giá trị địa kinh tế, địa chính trị, địa chiến lược của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị chiến lược của Cam Ranh lại cũng như con dao hai lưỡi mà nếu được sử dụng khéo léo, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu về an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế, tuy nhiên, nếu một bước sai lầm, lại có thể gây chia rẽ, xung đột giữa các nước lớn và giữa Việt Nam với các nước lớn, đặc biệt là một nước lớn nằm ngay cạnh biên giới như Trung Quốc. Đây chính là lý do cho sự thận trọng của Việt Nam và cũng vì điều này, các đối tác nước ngồi, nếu chỉ trên tinh thần của lợi nhuận kinh tế, sẽ có khuynh hướng chọn một khu vực có giá trị tương đương như vịnh Vân Phong để hợp tác hơn là Cam Ranh. Chính vì thế, thành quả kinh tế của Việt Nam mới hạn chế như vậy.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua quá trình xây dựng và triển khai chính sách Cam Ranh, có thể thấy rằng, Cam Ranh có một vị trí đáng kể trong tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 2002 đến nay, đặc biệt là trong quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc. Trong xu hướng mà an ninh hàng hải ngày càng được quan tâm, vịnh Cam Ranh là địa điểm tạo nên “sức mạnh biển” của Việt Nam, cũng là địa điểm góp phần nâng cao giá trị “vùng đất trái tim” của Việt Nam11 trong không gian chiến lược của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được định hình. Chính vì lý do này, các cường quốc như Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản đều tăng cường quan hệ với Việt Nam. Điều đó cho thấy, Cam Ranh đã góp phần củng cố và tăng cường vị thế của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của các nước lớn. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhận thức rất rõ tiềm năng của Cam Ranh cũng như sự quan tâm của các cường quốc đối với vịnh biển trong bối cảnh hiện nay, chính vì thế, Việt Nam “mở cửa” vùng vịnh với tất cả các nước theo hướng công bằng, đa phương, đa dạng. Nội dung chính sách thúc đẩy

11

Trong phần mở đầu bài phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói Việt Nam là “trái tim của Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Xem The Whitehouse (2017), “Remarks by President Trump at APEC CEO Summit, Da Nang, Vietnam”, The Whitehouse, https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-president-trump-apec-ceo- summit-da-nang-vietnam/.

hợp tác quốc tế tại Cam Ranh của Việt Nam và cách thức triển khai chính sách này đã cho thấy, Cam Ranh như một “đòn bẩy” chiến lược giúp Việt Nam tăng cường quan hệ với các nước lớn.

Tuy nhiên, có một điều đáng tiếc là trong giai đoạn mở cửa Cam Ranh, cũng là lúc thế giới có nhiều biến động về kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 đã kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đó. Giai đoạn từ 2008 đến 2012 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới. Tình trạng lạm phát, suy thối đã có nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam; đặc biệt là giai đoạn từ giữa năm 2008 đến năm 2010, giá dầu biến động phức tạp, ảnh hưởng mạnh tới hoạt động xuất khẩu và đầu tư; qua đó tác động khơng nhỏ đến việc kêu gọi đầu tư vào Cam Ranh, làm số lượng đầu tư vào đây khơng nhiều như kỳ vọng. Một số dự án có sự thay đổi chủ nhiều lần gây xáo trộn, khó khăn trong thực hiện.

Nhưng chung quy lại, vẫn phải thừa nhận rằng, q trình thực hiện chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế tại Cam Ranh thời điểm trước năm 2010 chưa thật hiệu quả, dẫn đến hạn chế khá nhiều vai trò của vịnh Cam Ranh trong việc thúc đẩy hợp tác an ninh – chính trị và kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trên thực tế, dù định hướng phải thương mại hóa Cam Ranh, Việt Nam vẫn có một khoảng lặng khá lâu kể từ khi kết thúc hợp đồng với Nga. Đây là sự cẩn trọng của Việt Nam khi ý nghĩa an ninh – quân sự tại Cam Ranh quá lớn. Ý nghĩa an ninh – quân sự này của Cam Ranh còn gây ra mặt tiêu cực đối với cả các đối tác nước ngồi, vì tính chiến lược của vùng vịnh, nhiều quốc gia chỉ quan tâm tới an ninh – chính trị mà “bỏ quên” các giá trị kinh tế của Cam Ranh. Tất cả những điều này làm cho q trình thực hiện chính sách hợp tác kinh tế quốc tế tại Cam Ranh chưa có được những thành tựu xứng tầm.

CHƢƠNG 4: HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TẠI VỊNH CAM RANH: ĐẶC ĐIỂM, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 123 - 128)