Quan điểm của một số lý thuyết quan hệ quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 51 - 54)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Quan điểm của một số lý thuyết quan hệ quốc tế

2.1.3.1. Luận điểm về cân bằng quyền lực của Chủ nghĩa Hiện thực

Chủ nghĩa hiện thực là một trong những trường phái lý thuyết lớn của quan hệ quốc tế. Trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật và những sự kiện thực tế, điển hình là các cuộc chiến tranh trong lịch sử, chủ nghĩa hiện thực quan niệm sự đấu tranh khơng ngừng vì quyền lực là xu thế, là q trình chính yếu của quan hệ quốc tế. Dưới môi trường vơ chính phủ, các quốc gia phải tự lực tự cường, gia tăng sức mạnh nhằm bảo đảm an ninh cho mình. Tuy nhiên, bằng việc tăng cường sức mạnh, sự an toàn của một quốc gia lại tạo ra sự mất an toàn cho các quốc gia xung quanh, dẫn đến việc chạy đua vũ trang khơng ngừng nghỉ. Đây chính là tình thế lưỡng nan về an ninh vốn đã trở thành một góc độ phổ biến để các nhà hiện thực chủ nghĩa xem xét các vấn đề của quan hệ quốc tế. Trong tình thế nan giải về an ninh này, nếu xuất hiện một hoặc một nhóm nước có sức mạnh áp đảo thì giải pháp hiệu quả nhất là tập hợp nhau lại để “cân bằng” thế lực áp đảo đó.

Theo chủ nghĩa hiện thực, cân bằng quyền lực là phương tiện quan trọng nhất giúp các quốc gia đạt được mục tiêu về an ninh. Trước nguy cơ đe dọa từ một hoặc một nhóm nước có sức mạnh vượt trội, các quốc gia có thể cân bằng lại bằng cách tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc lập liên minh với một số nước khác. Dưới góc nhìn của nhiều học giả, quan chức và nhà ngoại giao phương Tây,

cân bằng quyền lực là cách phổ biến nhất để gìn giữ hịa bình [Đồn Văn Thắng, 2006, tr.106]. Nước Anh trước Thế chiến 2 từng coi cân bằng lực lượng là “một chân lý lịch sử” và “chính sách mn thuở của Anh là nhằm duy trì sự cân bằng đó bằng cách khi thì ủng hộ phía này, khi thì ủng hộ phía khác nhưng bao giờ cũng đứng về phía chống lại sự độc tài chính trị của một quốc gia hay một nhóm quốc gia mạnh nhất trong một thời điểm nhất định” [Paul R.Viotti, 2001, tr.85].

Hình thái cân bằng quyền lực đã tồn tại trong lịch sử và thực sự chứng minh được tính hiệu quả của nó. Thế cân bằng đa cực tạo ra bởi 5 cường quốc Anh – Pháp – Nga – Áo – Phổ sau Hội nghị Vienna năm 1815 đã giúp mang lại nền hịa bình tương đối cho nhân loại khi khơng có một cuộc chiến tổng lực hay cuộc chiến lớn nào trong suốt một thế kỷ. Thế cân bằng song cực thời Chiến tranh Lạnh cũng là một trường hợp điển hình khác.

Ngày nay, cân bằng lực lượng được các nhà hiện thực xem như một thuộc tính của hệ thống các quốc gia và sẽ xuất hiện bất kể người ta có muốn hay khơng [Paul R.Viotti, 2001, tr.85]. Bởi vì quốc gia là chủ thể duy lý và đơn nhất, sẽ làm mọi khả năng để thực hiện mục tiêu của mình và dẫn đến xu hướng tự cân bằng khi xuất hiện một thế lực đe dọa. Điều này cũng giải thích được sự thay đổi chính sách của một số nước như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản khi xuất hiện một Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại Việt Nam, khái niệm cân bằng lực lượng được chuyển hóa thành cân bằng quan hệ; có nghĩa là làm sao để cân bằng được các mối quan hệ xung quanh mình, tránh khơng “nhất biên đảo”, phát triển tốt đẹp với tất cả các bên để tận dụng tối đa nguồn lực cho phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh. Trong quá khứ, Việt Nam từng thành công với chiến lược này, khi cân bằng được quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đạt được mục tiêu thu hút đối đa nguồn lực cho công cuộc thống nhất đất nước. Hiện nay, xu hướng cân bằng quan hệ, đặc biệt là quan hệ với các nước lớn vẫn được Việt Nam duy trì.

Với những minh chứng sống động bằng thực tiễn như thế, luận điểm cân bằng quyền lực trở thành cơ sở lý luận quan trọng cho luận án trong việc lý giải chính sách hướng về châu Á – Thái Bình Dương của các cường quốc cũng như việc Việt Nam chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa” các quan hệ hợp tác với các

nước lớn trong chính sách về Cam Ranh.

2.1.3.2. Luận điểm về xu hƣớng hợp tác của Chủ nghĩa Tự do

Chủ nghĩa Tự do cũng là một lý thuyết lâu đời trong nghiên cứu quan hệ quốc tế với rất nhiều những luận điểm khác biệt so với chủ nghĩa hiện thực, hoặc là mở rộng phạm vi trong luận điểm của lý thuyết này. Trong đó, nếu chủ nghĩa hiện thực cho đấu tranh là xu thế của quan hệ quốc tế thì chủ nghĩa tự do lại cho rằng hợp tác và tùy thuộc lẫn nhau mới là q trình chính của quan hệ quốc tế. Theo quan điểm của các nhà Tự do chủ nghĩa, quốc gia và con người khơng chỉ quan tâm tới lợi ích an ninh và quyền lực mà cịn theo đuổi nhiều lợi ích quan trọng khác như thịnh vượng, phúc lợi, mơi trường,… Vì thế, lợi ích quốc gia và con người là đa dạng, có cả lợi ích riêng và lợi ích chung. Do vậy, khác với quan điểm quan hệ quốc tế là trò chơi tổng bằng không của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do cho rằng hồn tồn có thể hịa hợp lợi ích giữa các quốc gia, nhất là những lợi ích chung.

Chính vì có khả năng hịa hợp lợi ích, các quốc gia sẽ có xu hướng tăng cường hợp tác trong các vấn đề quốc tế. Hợp tác sẽ ngày càng tăng, ngày càng thay thế dần cho xung đột và trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Các nhu cầu về hịa bình, kinh tế, dân chủ tự do chính là động lực để thúc đẩy xu hướng này, vì đó là lợi ích chung, là thứ mà mọi quốc gia đều chia sẻ. Hơn nữa, thế giới ngày nay là thế giới của tồn cầu hóa, thế giới của hội nhập; trong đó, các quốc gia có sự tương thuộc, lợi ích đan xen, gắn kết với nhau như những mắt xích của một bánh xe khổng lồ. Sự hợp tác vì thế trở thành một lựa chọn bắt buộc để các quốc gia đảm bảo lợi ích dân tộc. Trên thực tế có thể thấy, dù có những bất đồng hay xung đột chiến lược, Mỹ và Trung Quốc chưa bao giờ ngừng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và chính trị - ngoại giao; bất chấp những đối kháng về biên giới, hải đảo, Việt Nam và Trung Quốc vẫn duy trì quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa,...; thúc đẩy việc giải quyết xung đột trên cơ sở hợp tác. Đây cũng là một khía cạnh lý luận giúp luận án làm rõ chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh của quan hệ Việt - Trung, đồng thời, đặt chính sách Cam Ranh trong sự xem xét đến tất cả các khía cạnh của quan hệ nước lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 51 - 54)