Về chính trị an ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 119 - 123)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.3. Kết quả đạt được

3.3.1. Về chính trị an ninh

Quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Việc mở cửa Cam Ranh được đặt trong chủ trương đa dạng hoá, đa phương hố về hợp tác quốc tế và hồn tồn phù hợp với chiến lược biển cũng như chính sách “ba khơng” về an ninh – quốc phòng của Việt Nam. Tại Cam Ranh, yếu tố kinh tế được gắn kết chặt chẽ với an ninh – quốc phòng, trở thành động lực chủ

chốt của hợp tác quốc tế. Sự hình thành và vận hành của cảng dịch vụ hậu cần quốc tế Cam Ranh đã cho thấy rõ điều này. Tại đây, tất cả các quốc gia có nhu cầu đều có thể sử dụng, đều được Việt Nam tiếp đón theo tinh thần bình đẳng. Ngay cả Trung Quốc, một đối tượng vẫn luôn được ngầm hiểu là “mục tiêu” đối phó của Cam Ranh chiến lược, cũng đã ghé cảng vào tháng 10/2016 [Thanh Trúc, Linh Đan, 2016]. Điều này cho thấy sự nhất quán về chủ trương cũng như quá trình thực hiện của Việt Nam đối với tiến trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại Cam Ranh.

Nhờ sự nhất quán này và những tích cực, chủ động trong hơn 10 năm triển khai, đến nay, mối quan hệ về an ninh – chính trị giữa Việt Nam với các cường quốc đã có nhiều bước tiến tốt đẹp. Quan hệ Việt – Mỹ có thể xem là đã hồn tồn “bình thường” khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào năm 2016. Hiện nay, dù chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump có nhiều xáo trộn, những thuật ngữ “xoay trục”, “tái cân bằng” gần như khơng cịn được nhắc tới; tuy nhiên, có thể khẳng định, mối quan tâm của Mỹ tới châu Á – Thái Bình Dương, tới tự do hàng hải là khơng hề thay đổi. Việc tàu chiến Mỹ vẫn tiếp tục tuần tra trên biển Đông, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam trở thành lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên thăm Mỹ và việc Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mà Tổng thống Donald Trump đến thăm ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ10

là những dẫn chứng thiết thực nhất cho lời khẳng định này. Bên cạnh đó, Mỹ cũng trở thành “khách hàng” thường xuyên của cảng dịch vụ quốc tế Cam Ranh kể từ khi cảng này bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2016. Động thái này là minh chứng rõ nét cho sự quan tâm của siêu cường thế giới với vịnh biển chiến lược, đồng thời cũng cho thấy rằng, việc thắt chặt quan hệ Việt - Mỹ được cả hai quốc gia coi trọng và không ngừng thúc đẩy.

Không chỉ với Mỹ, quan hệ an ninh – chính trị giữa Việt Nam với Nga, Nhật Bản, Ấn Độ cũng được thúc đẩy nhờ Cam Ranh. Với Nga, như đã đề cập, dù đã rời khỏi Cam Ranh từ năm 2002, nhưng vùng vịnh nổi tiếng này vẫn là cầu nối của quan hệ Việt – Nga. Nhờ Cam Ranh, thương mại quốc phòng giữa hai nước

10 Tổng thống Donald Trump đã có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam vào ngày 11/11/2017 sau khi tham dự Hội nghị Cấp cao APEC tại Đà Nẵng (10/11/2017)

luôn được thúc đẩy, Việt Nam là một trong những đối tác lớn nhất của Nga ở lĩnh vực này; Nga cũng vẫn là nhà cung cấp hàng đầu của Việt Nam, cho dù hiện tại, khi Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương và Việt Nam đã có nhiều lựa chọn hơn trước. Trong những năm gần đây, sự kiện “sáp nhập Crimea” đẩy Nga chao đảo, khiến Nga hướng về Trung Quốc nhiều hơn nhằm đối phó những lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây. Điều này phần nào ảnh hưởng đến chính sách “hướng Đông” của Nga cũng như ảnh hưởng đến quan hệ Việt – Nga. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mối quan hệ truyền thống này khơng dễ gì lung lay. Nga hiện đang cần Trung Quốc, nhưng có thể khẳng định đó là cái cần của chiến thuật, khơng phải chiến lược. Bản chất quan hệ Nga – Trung cũng có nhiều khúc mắc, cho nên, việc Nga hợp tác với Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Nga sẽ ủng hộ Trung Quốc trong xung đột với Việt Nam tại biển Đông. Cuộc tập trận quân sự quy mơ lớn chưa từng có của Nga vào tháng 9/2018 (Vostok- 2018) với sự tham gia của Trung Quốc, tưởng chừng như là dấu mốc đặc biệt của quan hệ hợp tác Nga – Trung, tuy nhiên, với địa điểm thao diễn là vùng biên giới gần Trung Quốc, cùng sự hiện diện của Mông Cổ, sự kiện này lại như một lời nhắc nhở của Nga tới Trung Quốc đối với an ninh vùng Viễn Đơng của mình. Thậm chí, về bản chất, có thể xem cuộc tập trận là nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với Trung Quốc của Nga [Sebastien Roblin, 2018]. Với những dấu hiệu này, có thể khẳng định, Nga dù có hướng về Trung Quốc cũng ln có sự đề phịng, cảnh giác; và Nga sẽ khơng vì Trung Quốc mà “hi sinh” quan hệ truyền thống với Việt Nam. Việc Việt – Nga vẫn duy trì những tiếp xúc tốt đẹp về an ninh quốc phịng cũng như sự kiện đồn tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga ghé thăm Cam Ranh vào tháng 6/2018 là những minh chứng thiết thực nhất cho lời khẳng định này.

Với Ấn Độ, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ở thời điểm hiện tại, không chỉ là sự

tiếp nối quá khứ vàng son mà còn được thúc đẩy bởi địa thế của vịnh Cam Ranh. Ấn Độ có lợi ích lớn để quan tâm tới tình hình biển Đơng, chính vì thế, tăng cường hợp tác với Việt Nam – quốc gia có vịnh Cam Ranh chiến lược có thể kiểm sốt các điểm nóng trên biển Đơng là điều cần thiết. Trên cơ sở đó, quan hệ Việt - Ấn ngày càng nồng ấm. Những hành động thiết thực của Ấn Độ cho thấy sự ủng hộ bền bỉ và

nhất quán của quốc gia này đối với Việt Nam. Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam vẫn tăng cường hợp tác khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên biển Đông. Trước chiêu bài lôi kéo của Trung Quốc trong thời gian diễn ra vụ kiện với Philippines, Ấn Độ cũng ngay lập tức lên tiếng, rằng “quyền tự do hàng hải ở Biển Đông phải được duy trì và gìn giữ bất kể chuyện gì xảy ra” [Yonhap News Agency, 2016]. Có thể thấy, quan hệ Việt - Ấn đã ở mức “lòng tin chiến lược”, khơng dễ gì bị tác động, lung lay.

Với Nhật Bản, quan hệ với Nhật Bản của Việt Nam cũng ngày càng được thắt chặt, các chuyến thăm cấp cao liên tục được thực hiện giữa hai quốc gia. Trong đó, chuyến thăm Việt Nam vào năm 2013 của Thủ tướng Shinzo Abe mang nhiều ý nghĩa, vì đây là chuyến cơng du nước ngồi đầu tiên khi ơng Abe trở lại cương vị Thủ tướng Nhật Bản lần thứ hai. Việc chọn Việt Nam chứ không phải đồng minh Mỹ hay bất kỳ một nước phát triển nào khác cho thấy vị trí và tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách đối ngoại Nhật Bản thời kỳ mới, mở ra một giai đoạn phát triển tốt đẹp cho quan hệ Việt - Nhật. Nhưng đặc biệt nhất phải kể đến chuyến thăm của Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko vào tháng 2-3/2017. Là nhà lãnh đạo tinh thần, biểu tượng cao quý của đất nước và con người Nhật Bản, chuyến thăm của Nhà vua và Hoàng hậu thực sự là một dấu mốc lịch sử trong gần 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Sự kiện này cũng thể hiện sự quan tâm mang tính tồn diện của Nhật Bản đối với Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược của hai quốc gia ngày càng phát triển cả vào chiều sâu, chiều rộng.

Như vậy, với quan hệ an ninh – chính trị ngày càng được tăng cường với cả Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản; có thể nói, chính sách Cam Ranh đang phát huy được vai trò của vịnh biển chiến lược trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Cho tới thời điểm hiện tại, tất cả các nước lớn kể trên đều đã hiện diện tại cảng dịch vụ hậu cần quốc tế Cam Ranh. Với chỉ hơn 2 năm hoạt động, đây có thể xem là một thành cơng đáng kể, chứng tỏ tầm quan trọng của vịnh biển nổi tiếng trong việc thu hút các nước lớn hiện diện tại khu vực.

Điểm đặc biệt trong việc thúc đẩy quan hệ an ninh – chính trị với các cường quốc về vấn đề Cam Ranh của Việt Nam là, Việt Nam đã khéo léo sử dụng lợi điểm

Cam Ranh theo hướng tiếp cận kinh tế và đối xử công bằng với tất cả các quốc gia. Điều này giúp Việt Nam có thể cùng lúc tăng cường quan hệ với tất cả các nước, bất chấp việc cạnh tranh, xung đột lẫn nhau giữa các cường quốc đó. Ngay cả trong việc xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cũng có thể tách biệt yếu tố kinh tế ra khỏi những tranh đấu về an ninh – quốc phịng để có thể vừa hợp tác vừa đấu tranh. Sự kiện Việt Nam tiếp đón tàu chiến Trung Quốc tại cảng quốc tế Cam Ranh vào ngày 19/10/2016, thời điểm chỉ sau chuyến thăm đầu tiên của tàu chiến Mỹ ít ngày, đã gửi đi thơng điệp nhất qn của Việt Nam, đó là tính “cơng bằng” trong sử dụng cảng dịch vụ chiến lược. Quan trọng hơn, hành động tưởng như “mạo hiểm” này của Việt Nam còn giúp loại bỏ những “cái cớ” có thể có cho những phản ứng thái quá của Trung Quốc trong tương lai về các chuyến thăm hải quân của các cường quốc tại Cam Ranh. Đây rõ ràng là một bước đi chiến lược và là một thành cơng về an ninh – chính trị của Việt Nam.

Sự hiện diện của các nước lớn, kể cả Trung Quốc, tại Cam Ranh đã và đang góp phần giải bài tốn về an ninh biển đảo cho Việt Nam. Việc Trung Quốc có phần dịu lại, hoặc khơng cơng khai thực hiện những hành động mang tính “gây hấn” với Việt Nam trên biển Đông kể từ thời điểm giàn khoan HD 981, có thể xem là nhờ những tác động của chính sách thúc đẩy hợp tác quốc tế tại Cam Ranh. Nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng hải tại Cam Ranh địi hỏi việc duy trì sự tự do thơng thương trên biển cũng như sự ổn định tại khu vực, và Trung Quốc không thể mạo hiểm đối đầu với gần như tất cả các cường quốc thế giới như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 119 - 123)