Quá trình thực hiện chính sách hợp tác quốc tế tại vịnh CamRanh của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 99)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.2. Quá trình thực hiện chính sách hợp tác quốc tế tại vịnh CamRanh của Việt

Việt Nam từ 2002 đến nay.

3.2.1. Quá trình thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về an ninh – chính trị tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam từ 2002 đến nay.

Với tính đặc thù và tầm quan trọng của vịnh Cam Ranh, việc thúc đẩy hợp tác an ninh tại đây luôn có những tầng nấc và qua sự chọn lọc. Nếu như các nước

lớn trên thế giới có sự quan tâm đặc biệt đến khu vực này, thì ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng có những ưu tiên nhất định nhằm thúc đẩy quan hệ với các cường quốc. Chính vì thế, quá trình thực hiện chính sách hợp tác quốc tế về an ninh tại Cam Ranh của Việt Nam có thể được nhìn qua bức tranh tổng thể trong quan hệ với Nga, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.

3.2.1.1. Hợp tác với Nga

Nga là nước có lịch sử gắn kết lâu dài với Cam Ranh. Trên thực tế, cuộc “chia tay” vào năm 2002 là cuộc chia tay không đành lòng đối với người Nga, đặc biệt là giới quân sự Nga. Bởi thế, dù đã hoàn toàn rút khỏi vịnh Cam Ranh, mong muốn hiện diện trở lại của Nga là chưa bao giờ tắt. Chính vì vậy, trong suốt những năm sau đó, Nga vẫn giữ quan hệ nồng ấm với Việt Nam, hai bên duy trì mối quan hệ chính trị ngoại giao tốt đẹp và cùng tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ ở các cấp về vấn đề song phương cũng như đa phương. Tất nhiên, ở giai đoạn này, việc duy trì mối quan hệ với Việt Nam của Nga mang nhiều yếu tố thương mại hơn là yếu tố chiến lược, và chủ yếu thông qua những hợp đồng mua bán vũ khí [Nikolas K. Gvosdev, 2014, p.150]. Bản thân Nga thời điểm đó chưa xác định được những lợi ích cụ thể tại châu Á – Thái Bình Dương. Ngay tại biển Đông, nơi vốn đã tồn tại nhiều sóng gió, dính líu đến nhiều cường quốc; nhưng một cựu đại cường như Nga chưa hề có tiếng nói. Đó cũng là lý do mà dù rất muốn Cam Ranh nhưng động lực để trở lại nơi này của Nga vẫn chưa mạnh mẽ.

Cho đến thời của Tổng thống Medvedev (2008-2012), khi “Chiến lược hướng Đông” ra đời. “Bản thiết kế hướng Đông” được xây dựng trên cơ sở nhận thức cần phải hiện đại hóa nước Nga bằng cách tận dụng nguồn nhân lực dồi dào bên ngoài để tiêu thụ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên giàu có của Nga. Quan điểm này đã được thời kỳ Putin II phát triển và hiện thực hóa vào đường lối ưu tiên ngoại giao với phương Đông, đặc biệt là với Trung quốc, Việt Nam và Ấn độ. Dù “chiến lược hướng Đông” có mục đích là tập trung phát triển vùng Viễn Đông Nga [P.Rangsimaporn, 2009, p.50], [Jing Huang, 2014], nhưng về bản chất, có thể xem nó như chính sách “trở lại châu Á” phiên bản Nga. Thời điểm đó, theo nhiều đánh giá, chính những hoạt động hợp tác Nga – Việt mới phản ánh rõ nét nhất xu hướng gia tăng chính sách “hướng Á” của Moscow, chứ không phải hợp tác Nga

– Trung hay Nga - Ấn. Và cái “đích đến” của Nga trong mối quan hệ này luôn được đặt trong sự liên hệ mật thiết với Cam Ranh.

Đối với Nga, việc trở lại Cam Ranh mang nhiều ý nghĩa chiến lược. Chính sách “hướng Đông” suy cho cùng là tìm cách làm cho Nga trở nên hùng cường và có tiếng nói quan trọng như thời kỳ Liên Xô cũ. Dù đang gặp nhiều vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội trong nước nhưng trên bình diện quốc tế, Nga vẫn được coi là một cường quốc. Muốn cái tâm thế “cường quốc” luôn có chỗ đứng trên trường quốc tế, bắt buộc Nga phải “có” và “duy trì” cho được tiếng nói của mình tại những khu vực trọng yếu trên thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương với biển Đông dậy sóng là một trong những khu vực trọng yếu như thế. Và Cam Ranh – căn cứ cũ của Nga, ở trong một vị trí chiến lược nhất để Nga có thể phát đi tiếng nói của mình. Một lý do nữa cho sự “mong muốn trở lại” Cam Ranh của Nga là “giấc mộng” về một cường quốc hàng hải. Trong lịch sử, Nga vốn được mệnh danh là “gã khổng lồ không có buồng phổi” vì địa hình không có cảng thông ra biển ấm, gần như bị cô lập với châu Âu; đó chính là lý do cho những cuộc chinh phạt “thông biển” của Nga trong quá khứ. Có lẽ vì yếu tố khiếm khuyết địa hình này, mà ước nguyện “mạnh trên biển” của Nga gần như trở thành một mệnh lệnh. Trong khi đó, điều kiện địa lý hiện tại của Nga rất không thuận lợi cho sự phát triển sức mạnh trên biển. Phần lớn đường bờ biển thuộc khu vực lạnh giá, trong năm có thời gian đóng băng rất dài, tỷ lệ sử dụng bờ biển tương đối thấp. Khu vực biển Baltic và biển Đen đều có bờ biển ấm áp, có khá nhiều cảng không đóng băng, nhưng độ dài của tuyến đường bờ biển không lớn, khó trở thành căn cứ chủ yếu để phát triển quyền kiểm soát biển. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, Nga cần có sức ảnh hưởng tại những vùng biển mới, có lợi ích hơn. Trong tính toán của mình, nếu thông qua Việt Nam, với Cam Ranh nổi tiếng, Nga có thể đạt được mục đích đó tại biển Đông. Không những thế, dựa vào Việt Nam, dựa vào Cam Ranh, Nga còn có khả năng tăng cường sức ảnh hưởng của mình đối với các nước ASEAN và cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Về phía Việt Nam, yếu tố lịch sử, độ tin cậy và giá cả là những tiền đề để Việt Nam tăng cường hợp tác với hải quân Nga. Nga trong quá khứ là vùng đất của “mặt trời chân lý” đối với Việt Nam, hầu như chưa từng xung đột, xa lãnh thổ và luôn giành ưu đãi về giá cả cho Việt Nam trong những hợp đồng mua bán. Đây là lý do

cho sự tin cậy và những ưu tiên trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Nga của Việt Nam. Và đối với Cam Ranh, có thể nói, Nga là đối tượng ưu tiên hàng đầu. Trước khi thông báo sẽ mở cửa cho tất cả các nước trên thế giới sử dụng cảng dịch vụ tại Cam Ranh vào năm 2010, Nga là đối tượng nước ngoài gần như duy nhất mà Việt Nam thúc đẩy quan hệ. Bước ngoặt là năm 2008, khi Việt Nam đạt được một thỏa thuận nguyên tắc với Nga để mua 6 tàu ngầm Project 636M lớp Kilo. Bản hợp đồng chính thức được ký kết ngay trong năm sau đó với tổng giá trị là 3,2 tỷ USD [Carlyle A.Thayer, 2012]. Liên quan đến bản hợp đồng này, còn có các công tác bổ sung, như việc đào tạo thủy thủ đoàn hay việc xây dựng cơ sở bảo trì trên bờ; tất cả hoạt động đó, hiển nhiên, cũng do Nga thực hiện.

Sự kiện mua 6 tàu ngầm Kilo là bước ngoặt lớn trong hợp tác hải quân giữa Nga và Việt Nam. Với giá trị lên đến 3,2 tỷ USD, đây được coi là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu quốc phòng của Nga [Sadhavi Chauhan, 2013], tính đến thời điểm đó. Tất nhiên, đó là sự trao đổi mang tính qua lại, Việt Nam mua vũ khí Nga, được Nga hỗ trợ kỹ thuật, bù lại, Nga được tiếp cận Cam Ranh thường xuyên, trong hình thức xây dựng trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tàu ngầm. Dẫu vậy, sự kiện này cũng mang nhiều ý nghĩa đối với Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông đang khá căng thẳng. Đặc biệt, trong những năm sau đó, Nga đã có một số hoạt động mang tính “hướng về Việt Nam”. Cụ thể, vào ngày 05/04/2012, tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga tuyên bố vẫn tham gia dự án khai thác khí đốt tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên biển Đông – dự án mà công ty BP của Anh đã phải từ bỏ dưới áp lực của Trung Quốc, cụ thể, Gazprom đã đa ̣t được thỏa thuâ ̣n với PetroVietnam để cùng khai thác khí đốt ta ̣i hai lô 5.2 và 5.3 ngoài khơi Việt Nam [Gazprom, 2012]. Tiếp đó, trong chuyến thăm Cam Ranh vào tháng 3/2013 của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu, Nga đã phát đi thông điệp mạnh mẽ về vấn đề biển Đông, rằng: “Nga sẽ chống lại bất kỳ mối thách thức nào đối với tự do hàng hải, như cái cách mà Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đã làm nhằm thực hiện quyền của Nga được quy định trong luật pháp quốc tế” [Sadhavi Chauhan, 2013]. Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Nga về tranh chấp biển Đông, nhưng là một tuyên bố mang nhiều hàm ý cho Trung Quốc. Tất cả những động thái này phần nào đó tạo nên niềm tin rằng, “Nga ủng hộ Việt Nam”.

Không những thế, Nga còn củng cố niềm tin cho Việt Nam khi tuyên bố: "xây dựng mối quan hệ mật thiết với Việt Nam là một trong những ưu tiên của chính sách đối ngoại Nga"8

[Voice of Russia, 2013]; và đối với Nga , Việt Nam là “một đối tác chiến lược , một người bạn lâu năm và đáng tin cậy ". Ngay sau những phát biểu tốt đẹp đó , Viê ̣t Nam đã thông báo cho phé p Nga thiết lâ ̣p trung tâm hậu cần kỹ thuật quân sự dùng để sửa chữa tàu , tiếp dầu , tiếp nước , tiếp lương thực , thực phẩm cho các tàu đa quốc ti ̣ch ở Cam Ranh.

Như vậy, từ khởi đầu là trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tàu ngầm, vốn được hiểu là “bản phụ lục” của hợp đồng mua tàu Kilo; Nga đã mở rộng phạm vi tới Trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật quốc tế, trở thành “nhà đầu tư” đầu tiên cho cơ sở mang tính quyết định của chiến lược quốc tế hóa Cam Ranh. Cùng với một thoả thuận về việc sử dụng nhân sự Nga và các tàu hỗ trợ nâng cấp trang bị hải quân, lãnh đạo hai nước cũng quyết định thành lập một cơ sở sửa chữa thương mại tại cảng Cam Ranh [Sadhavi Chauhan, 2013]. Cơ sở này sẽ do Hải quân Việt Nam và Vietsopetro – biểu tượng của hợp tác và tình hữu nghị Việt – Nga, cùng thực hiện. Trên đà phát triển, hợp tác quốc phòng Việt – Nga nói chung và hợp tác Việt – Nga tại vịnh Cam Ranh nói riêng vẫn không ngừng được thúc đẩy. Hai nước tiếp tục đàm phán để Nga cung cấp bổ sung cho Việt Nam các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2, hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-300 và các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9; đồng thời, làm việc về đề xuất của Nga trong việc xây dựng khu nghỉ dưỡng 5 sao ở Cam Ranh [Phúc Hậu, 2013]. Không dừng lại ở đó, tháng 11/2014, một thỏa thuận về đơn giản hoá thủ tục cho tàu chiến Nga vào Cam Ranh đã được ký kết [Matthew Sussex, 2015, p.5], theo đó, Việt Nam cho phép tàu chiến Nga chỉ cần thông báo cho nhà cầm quyền ở quân cảng Cam Ranh là có thể cập cảng, không cần thêm thủ tục. Cho tới thời điểm hiện tại, Nga vẫn là nước duy nhất có được sự ưu đãi này.

3.2.1.2. Hợp tác với Mỹ

Mỹ cũng có một giai đoạn gắn bó với Cam Ranh và hiểu rõ giá trị chiến lược của vùng vịnh. Ở thời điểm hiện tại, sự quan tâm của Mỹ đối với Cam Ranh nằm trong chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á – Thái Bình Dương của quốc gia này. Tăng cường hợp tác với Việt Nam, đặc biệt là hợp tác tại vịnh Cam Ranh sẽ giúp

Mỹ khẳng định vị thế ở khu vực, đồng thời góp phần bảo đảm những lợi ích thiết yếu của Mỹ về tự do hàng hải, “trông chừng” Trung Quốc, bảo vệ đồng minh.

Đối với Việt Nam, Mỹ luôn là một phần chiến lược trong chính sách cân bằng nước lớn. Việt Nam đã chủ trương vượt qua sự thù địch do chiến tranh để lại và luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ trên mọi mặt. Tuy nhiên, đối với Cam Ranh, ở những năm đầu sau quyết định kinh tế hóa vùng vịnh, do yếu tố “nhạy cảm chính trị” của tam giác Việt – Mỹ, Việt – Trung và Trung – Mỹ; Việt Nam đã không mạnh dạn trong thúc đẩy hợp tác với Mỹ tại đây. Việc có một căn cứ quân sự của Mỹ tại Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc coi Việt Nam là một mắt xích trong chiến lược “bao vây Trung Quốc” của Mỹ; và quan hệ Việt – Trung từ đó sẽ chịu ảnh hưởng. Đây là một bất lợi trực tiếp mà Việt Nam không hề mong muốn ở thời điểm đó.

Sau đó, diễn tiến khu vực và thế giới có nhiều thay đổi đã khiến Việt Nam điều chỉnh lại chiến lược Cam Ranh, trong đó, kinh tế hóa theo hướng đa phương sẽ là một giải pháp an toàn hơn cả. Giải pháp này cho phép Cam Ranh thu hút tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, và hơn thế, Việt Nam có thể “đường hoàng” hợp tác với Mỹ mà không lo “đụng chạm” Trung Quốc. Trong khi đó, an ninh hàng hải của Việt Nam lại được tăng cường. Sự hiện diện của Mỹ và nhiều cường quốc khác trên thế giới ít nhiều sẽ có giá trị đối với Việt Nam trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông. Chính vì vậy, Việt Nam chủ động thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ.

Tại cuộc họp kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN vào tháng 10 năm 2010, khi Việt Nam thông báo sẽ mở cửa vịnh Cam Ranh cho tàu Hải quân nước ngoài dừng chân neo đậu; tuy không nói cụ thể Hải quân nước nào sẽ được chào đón ghé thăm vịnh, nhưng thông báo này được rất nhiều học giả diễn giải như một “lời mời” dành cho Mỹ [James Bellacqua, 2012, p.6]. Kể từ đó, quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ đã có những bước phát triển tích cực. Năm 2010, cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Robert Gates, thăm Việt Nam; hai bên tổ chức đối thoại quốc phòng cấp thứ trưởng lần đầu tiên. Trên cơ sở đó, Việt – Mỹ cùng phối hợp trong nhiều hành động như việc tìm kiếm lính Mỹ mất tích (MIA), rà soát bom mìn, tẩy độc dioxin.

Đối với Cam Ranh, trước bối cảnh mới, Mỹ đã có sự điều chỉnh mối quan tâm của mình trong một kiểu hình mới, theo đó, Mỹ muốn quay lại sử dụng vịnh

Cam Ranh, như một phần của chiến dịch “địa điểm chứ không phải căn cứ” [Ian Storey, 2011]. Hình thái sử dụng này cho phép tàu chiến Mỹ vẫn có thể thường xuyên ghé thăm cảng để tiếp tế nhiên liệu và sửa chữa, mà khỏi phải cần đến các quyền sử dụng như mở căn cứ quân sự, vốn vừa tốn kém lại nhạy cảm về chính trị. Cách tiếp cận Cam Ranh mới này cũng thuận chiều với chiến lược đa phương hóa của Việt Nam. Vì vậy mà mối quan hệ Việt – Mỹ cũng được cộng hưởng, ngày một phát triển.

Ngày 3/6/2012, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã ghé thăm cảng Cam Ranh, đánh dấu một loạt các bước tiến mới trong quan hệ với Việt Nam. Đây là lần đầu tiên, kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Việt Nam [Murray Hiebert, 2014a, p.6]. Leon Panetta đã nhấn mạnh đến mối quan hệ tốt đẹp Việt - Mỹ trước các tướng lĩnh trên tàu hậu cần của Hải quân Mỹ khi đó đang neo đậu tại vịnh Cam Ranh. Sự kiện này vì thế đã khơi mào cho một cuộc bùng nổ truyền thông về tam giác quan hệ Mỹ - Việt – Trung với chất xúc tác là Cam Ranh. Sự lưỡng nan của Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ một lần nữa lại được đem ra mổ xẻ. Nhiều nhận định cho rằng, Trung Quốc chính là nhân tố thúc đẩy hai nước cựu thù xích lại gần nhau hơn. Và thực tế đúng là như vậy.

Quan hệ Việt – Mỹ trong những năm gần đây đã phát triển nhanh đến không ngờ. Một loạt chuyến thăm cấp cao đã diễn ra, trong đó phải kể đến chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xác lập Quan hệ Đối tác Toàn diện Việt - Mỹ (2013), chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2015) và chuyến thăm Việt Nam mang đầy dấn ấn của Tổng thống Barrack Obama (5/2016). Đi cùng sự tốt đẹp về mặt ngoại giao, quan hệ chính trị, quốc phòng cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Năm 2014, Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)