Đặc điểm của quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh CamRanh của Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 128)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4.1. Đặc điểm của quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh CamRanh của Việt

Việt Nam từ 2002 đến nay

Như đã nói, Cam Ranh là một vịnh biển quan trọng, có giá trị chiến lược đối với an ninh và sự ổn định ở khu vực. Chính vì thế, q trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại đây dù vẫn tuân theo đường lối đối ngoại của Việt Nam nhưng vẫn có nhiều đặc điểm khác biệt. Những đặc điểm này thể hiện ở cả mặt chính sách và mặt hợp tác của Việt Nam trong việc phát huy giá trị tiềm năng của Cam Ranh.

Thứ nhất, có thể khẳng định, q trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh cam

Ranh của Việt Nam có sự thúc đẩy thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tính thống nhất ở đây thể hiện ở hai mặt. Trước tiên là tính thống nhất về quan điểm trước sau không đổi đối với vấn đề Cam Ranh. Việt Nam đã định hướng khai thác tiềm năng kinh tế của Cam Ranh cho phát triển đất nước và đã thực sự đi theo con đường này ngay khi Nga rời khỏi. Việc nâng cấp cơ sở hạ tầng về đường hàng không (mở rộng sân bay Cam Ranh), cảng thương mại, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ hiện đại, đặc biệt là việc thành lập cảng dịch vụ hậu cần quốc tế tại vịnh Cam Ranh là những bước đi thể hiện cho quan điểm này. Bên cạnh đó, tính thống nhất quan điểm của Việt Nam còn được nhìn thấy rõ ở việc tuân thủ chính sách “ba khơng” và phương hướng đa dạng hóa, đa phương hóa trong hợp tác quốc tế tại Cam Ranh. Dù có những thời điểm, an ninh biển đảo của Việt Nam dường như bị xâm phạm nghiêm trọng, sự khuyến khích để liên minh với một cường quốc mạnh mẽ nào đó (ví dụ như Mỹ) nhằm đối kháng lại sự đe dọa trở thành một áp lực vô cùng lớn. Tuy nhiên, bằng sự linh hoạt, Việt Nam vẫn duy trì được nguyên tắc độc lập của mình, đồng thời thúc đẩy hợp tác đa phương với đa lĩnh vực, ngành nghề để tận dụng được tối đa tiềm năng Cam Ranh.

Mặt thống nhất còn lại thể hiện ở q trình thực hiện chủ trương, có sự nhất quán ở các cấp ngành. Ngay từ thời điểm tuyên bố “sẽ không ký kết bất kỳ hiệp định nào về lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh” vào năm 2001, Việt Nam đã đồng

loạt chuẩn bị cho quy trình kinh tế hóa vùng vịnh nổi tiếng, tiên phong là xây dựng Đề án quy hoạch tổng thể phát triển khu vực vịnh Cam Ranh đến năm 2010 mà đã được Chính phủ phê duyệt vào năm 2003 bằng Quyết định 101/2003/QĐ-TTg. Trên cơ sở này, tỉnh Khánh Hịa nói chung và thị xã Cam Ranh nói riêng đã tích cực triển khai.

Đặc điểm thứ hai của chính sách và thực tiễn hợp tác tại vịnh Cam Ranh là sự phù hợp của nó với đường lối phát triển nói chung và đường lối đối ngoại nói riêng của Việt Nam. Có thể thấy, chủ trương kinh tế hóa Cam Ranh ln đi theo đường lối đổi mới đã được “khai sinh” từ Đại hội VI (1986), và được hình thành từ Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) với châm ngơn “Thêm bạn bớt thù”. Ở ngay trung tâm của sự xung đột, tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc theo lẽ thường rất dễ biến Cam Ranh trở thành chiến tuyến chống lại tham vọng bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế của người láng giềng khổng lồ. Trong nhận thức của nhiều quốc gia, Cam Ranh là con bài chiến lược của Việt Nam nhằm đối phó Trung Quốc. Tuy nhiên, với tinh thần vừa đấu tranh vừa hợp tác, Việt Nam luôn cố gắng bớt “phần thù”, gia tăng “phần bạn” với Trung Quốc trong vấn đề xung đột. Việc tàu Trung Quốc ghé cảng Cam Ranh vào năm 2016 đã chứng minh xu hướng này của Việt Nam.

Bên cạnh đó, chính sách Cam Ranh ln thể hiện phương châm “độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế” trong tinh thần đối ngoại nói chung của Việt Nam. Tính độc lập, tự chủ ấy thể hiện ở sự kiên quyết nói “ba khơng” trong hợp tác quốc tế về Cam Ranh. Rằng Việt Nam sẽ không để một quốc gia nào thiết lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, không tham gia liên minh quân sự, không đứng về nước này để chống nước kia. Tuyên chỉ về Cam Ranh của Việt Nam là hợp tác với tất cả vì hịa bình, độc lập và phát triển. Bất kỳ quốc gia nào, dù có mâu thuẫn hay xung đột, nếu có tinh thần này thì Việt Nam đều hợp tác. Trong khơng gian hợp tác đó, tất nhiên, Cam Ranh vẫn là tài sản của Việt Nam, và chỉ của Việt Nam. Ý thức về sự “độc lập” là thứ mà Việt Nam đã phải mất xương máu của cả dân tộc để giành được. Cái bẫy “nhất biên đảo” cũng khiến Việt Nam trả giá tương tự để thoát ra. Thế cho nên, đường lối với Cam Ranh không đi chệch lại sự định hướng này.

Một khía cạnh nữa thể hiện chính sách Cam Ranh ln đi theo tinh thần của đường lối đối ngoại, đó là sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng - an ninh. Trong thời kỳ hội nhập, kinh tế là động lực cho sự vững mạnh về quốc phòng – an ninh; ngược lại, quốc phòng – an ninh tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển. Tinh thần ấy cũng được tiếp thu trong những chủ trương về Cam Ranh, có điều, vì tính chiến lược của vùng vịnh, hiệu quả mang lại từ sự kết hợp này cao hơn bình thường, tính gắn kết giữa hai khía cạnh kinh tế và an ninh – chính trị tại đây cũng chặt chẽ hơn. Địa kinh tế tại Cam Ranh thực sự là một hình thức khác của địa chính trị và địa chiến lược, cũng là một hình thức dễ chấp nhận hơn trong bối cảnh căng thẳng của an ninh khu vực.

Đặc điểm thứ ba, việc thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam, trước tiên và chủ yếu, là thúc đẩy về kinh tế. Như đã phân tích, với giá trị nổi bật về vị trí địa lý và đặc điểm địa hình, Cam Ranh có tiềm năng lớn cho phát triển dịch vụ hàng hải, du lịch. Trong nhiều năm bị chi phối bởi yếu tố an ninh quân sự, Cam Ranh như một nguồn “tài sản bị bỏ qn”, chính vì thế, việc mở cửa cho thúc đẩy hợp tác kinh tế tại đây cũng là việc đáp ứng mong mỏi của người dân cũng như đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hồ nói riêng và tồn quốc gia Việt Nam nói chung. Và, thúc đẩy hợp tác kinh tế tại Cam Ranh phải là hợp tác kinh tế quốc tế mới phát huy hết giá trị chiến lược của vịnh biển chiến lược. Các lĩnh vực mà Việt Nam khai thác cho tới thời điểm này là dịch vụ hàng hải tại cảng dịch vụ hậu cần quốc tế, một phần cảng thương mại Cam Ranh (cảng Ba Ngịi) và lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, một điểm có thể nhận thấy là, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam ln được đặt trong sự “có điều kiện” về an ninh – chính trị. Đặc điểm “có điều kiện” này thể hiện ngay trong các tuyên bố ban đầu của Việt Nam về phát triển Cam Ranh, đó là Việt Nam sẽ tiếp đón tàu của tất cả các quốc gia có nhu cầu, nhưng “với điều kiện phải xin phép Việt Nam và làm hợp đồng kinh tế với Việt Nam” [Cầm Văn Kình, 2010]. Có nghĩa là, quốc gia nào muốn trở thành đối tác của Cam Ranh phải tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với vùng vịnh, tôn trọng những nguyên tắc về bảo đảm an ninh – chính trị cho Việt Nam. Chủ trương này và quá trình triển khai hợp tác cũng cho thấy rằng, Cam Ranh là biểu hiện của chính sách cân bằng quan hệ (BOR) của Việt

Nam, phù hợp với định hướng đa phương, đa dạng trong quan hệ đối ngoại.

Đặc điểm thứ tƣ là, mặc dù tuân thủ mục tiêu, nguyên tắc chung của chính sách đối ngoại Việt Nam, nhưng chính sách về Cam Ranh vẫn có những đặc thù riêng. Đặc thù ấy thể hiện rõ nhất ở sự thận trọng về đối tác thúc đẩy. Dù Việt Nam vẫn lấy đường lối đối ngoại nói chung làm sợi chỉ nam cho những chủ trương về Cam Ranh, tuy nhiên, có thể thấy, “đa phương hố, đa dạng hố” khơng thể áp dụng tuyệt đối ở Cam Ranh được. Lý do nằm ở giá trị chiến lược của vùng vịnh này. Như đã nói, trong những năm qua, đối tác mà Việt Nam hướng tới chủ yếu là các cường quốc, đặc biệt là các cường quốc có lợi ích thiết yếu tại biển Đơng và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đối với một địa điểm có tiềm lực lớn thì việc thúc đẩy hợp tác với các quốc gia lớn sẽ tối đa hóa được giá trị. Ngược lại, gần như cũng chỉ những cường quốc này mới có tham vọng đối với Cam Ranh. Vị trí địa lý đắc địa đối với các vùng biển quan trọng; địa hình hồn hảo cho các thiết kế về an ninh và phát triển thương mại hàng hải là những điểm thu hút các nước lớn hướng về đây. Bên cạnh đó, việc chủ động giới hạn đối tác của Việt Nam cũng nằm trong một chiến lược lớn, đó chiến lược cân bằng quyền lực. Hợp tác với Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản sẽ giúp thăng bằng trở lại quyền lực phô trương của Trung Quốc tại khu vực. Đây là điều cần thiết để duy trì sự ổn định, an toàn hàng hải và an ninh nói chung. Khơng những thế, tuy bề ngoài vẫn thể hiện việc “Cam Ranh sẵn sàng phục vụ mọi đối tác”, kể cả Trung Quốc. Tuy nhiên, hình ảnh Trung Quốc tại vùng vịnh vẫn rất giới hạn. Vì khúc mắc về chủ quyền biển đảo trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, vì vị trí địa chiến lược của Cam Ranh đối với những khu vực tranh chấp giữa hai quốc gia; hình ảnh Trung Quốc tại Cam Ranh gần như rất hạn chế. Đây khơng cịn là vấn đề của đường lối, mà là trách nhiệm dân tộc. Cho nên, có thể khẳng định, đa phương hóa, đa dạng hóa ở Cam Ranh là có, nhưng cũng có giới hạn.

Như vậy, chính sách về Cam Ranh của Việt Nam không chỉ phù hợp với đường lối đối ngoại nói chung, mà cịn có những đặc thù riêng. Chính đặc điểm của Cam Ranh đã tạo nên tính đặc thù này, buộc Việt Nam khi ra chính sách phải lưu ý đến những đặc điểm đó. Trong bối cảnh chính trị phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, giá trị của Cam Ranh cần thiết phải có một chính sách riêng biệt, khơng

đặt chung với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Được như thế, Cam Ranh sẽ là điểm tạo nên sự khác biệt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

4.2. Tác động của quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam từ 2002 đến nay

Do tầm quan trọng của vịnh Cam Ranh đối với an ninh khu vực nói chung, những chính sách của Việt Nam liên quan đến vịnh biển này cũng có tác động nhất định đến quan hệ quốc tế. Những tác động ấy, đầu tiên thể hiện trong khả năng giải quyết vấn đề biển Đơng. Việc Cam Ranh mở cửa, sẵn sàng tiếp đón tàu (kể cả tàu quân sự, tàu sân bay) của tất cả các nước đã mở ra cơ hội cho những quốc gia hiện diện tại một trong những “điểm nóng” nổi bật của khu vực, qua đó khẳng định quyền tự do hàng hải là bất khả cưỡng chế tại vùng biển chiến lược này. Một khi tần suất xuất hiện tại Cam Ranh càng nhiều, đặc biệt là sự xuất hiện của Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản,…, Trung Quốc sẽ càng ít có cơ hội triển khai những hành động vi phạm luật pháp quốc tế. Đây là khía cạnh tác động tích cực đối với an ninh, phát triển của Việt Nam cũng như đối với hịa bình và sự ổn định ở khu vực.

Tác động thứ hai của chính sách Cam Ranh thể hiện trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Ở chiều thuận, tức là đối với những quốc gia đang trong mối quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, chính sách về Cam Ranh có những tác động tích cực, thúc đẩy mối quan hệ lên tầm cao mới, đặc biệt hơn, nếu đó là những cường quốc, thì ý nghĩa thúc đẩy lại càng lớn. Trong trường hợp này, cùng với sự giới hạn về đối tác của Cam Ranh như đã nói thì Nhật Bản, Ấn Độ chắc chắn là những quốc gia như vậy. Cả Ấn Độ và Nhật Bản đều là những cường quốc ở khu vực, có quan hệ tốt đẹp về mọi mặt với Việt Nam và có lợi ích chiến lược ở biển Đông, nghĩa là cùng có mối quan tâm về an ninh biển đảo như Việt Nam. Sợi dây giữa Việt Nam và Nhật Bản cịn chặt chẽ hơn khi có cùng một đối tượng lo lắng là Trung Quốc. Chính sách Cam Ranh vì thế càng tạo động lực để Nhật Bản về gần Việt Nam hơn.

Bên cạnh đó, với sự tích cực trong những năm gần đây, quan hệ Việt - Mỹ cũng là một trường hợp khác của sự thuận chiều và là đối tượng của sự tác động tích cực từ chính sách Cam Ranh. Mỹ có động lực để quan tâm nhiều tới Việt Nam trong chính sách xoay trục về châu Á – Thái Bình Dương, sự thay đổi trong chính trường Mỹ gần đây cũng không làm gián đoạn mối quan tâm này. Chừng nào Trung

Quốc vẫn còn là một mối đe dọa cho vị trí số một tồn cầu của Mỹ thì Mỹ vẫn cịn phải hướng về biển Đơng, nơi Trung Quốc đang khơng ngừng hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bị của mình. Trong khơng gian đó, định hướng đa dạng hóa, đa phương hóa của Cam Ranh sẽ là yếu tố thúc đẩy quan trọng để Việt – Mỹ nâng cấp quan hệ. Riêng với Nga, tuy hiện tại Nga chưa có những hành động mạnh mẽ thể hiện sự tiếp tục của chính sách hướng Đơng. Thế nhưng, như đã phân tích, sự thắt chặt quan hệ với Trung Quốc của Nga chỉ là chiến thuật tạm thời, Nga có lợi ích chiến lược khi duy trì và thúc đẩy mối quan hệ với Việt Nam. Cho nên, về lâu dài, quan hệ Việt – Nga vẫn sẽ phát triển theo chiều thuận và chính sách Cam Ranh sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên mối quan hệ này.

Ngoài các cường quốc, phạm vi tác động từ những chủ trương đối với Cam Ranh còn mở rộng tới những nước khác trong khu vực như Australia, Hàn Quốc, Philippines. Đây đều là những quốc gia có lợi ích ở biển Đơng và có quan hệ khá tốt với Việt Nam. Đặc biệt, Philippines là quốc gia “đồng cảnh ngộ” với Việt Nam khi cùng có tranh chấp trực tiếp về biển đảo với Trung Quốc. Có điều, sự khó đốn định trong chính sách của chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte có lẽ sẽ là một lực cản cho những hành động mạnh mẽ hơn mà Việt Nam sẽ thực hiện để thúc đẩy quan hệ với Philippines.

Trái ngược với những quốc gia đang có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, ảnh hưởng của chính sách Cam Ranh có thể mang ý nghĩa tiêu cực trong quan hệ với những nước đang ở chiều nghịch của mối giao hảo. Tất nhiên, chiều nghịch ở đây khơng có nghĩa là sự đối đầu tồn diện, nó có thể chỉ đơn giản là có sự trái ngược lợi ích ở một hoặc một số lĩnh vực nào đó. Trung Quốc chính là một ví dụ điển hình của trường hợp này. Việt Nam và Trung Quốc trái ngược lợi ích ở đâu thì đã quá rõ ràng. Vì tính áp đảo chiến lược của Cam Ranh đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – hai điểm tranh chấp chính của quan hệ Việt – Trung; và dù Trung Quốc đang chiếm đóng Hồng Sa, một số đảo Trường Sa một cách bất hợp pháp, nhưng bất kỳ hành động hợp tác quốc tế nào của Việt Nam tại Cam Ranh cũng khiến Trung Quốc phản ứng. Rất nhiều trường hợp cho thấy truyền thông Trung Quốc đã cố tình diễn giải sai thơng điệp về các chuyến thăm của tàu Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản,… đến Cam Ranh, kiểu như Việt Nam đang “lôi kéo” các nước nhằm

“bao vây” Trung Quốc. Trung Quốc vì thế sẽ có những hành động mang tính đáp trả hay “đe dọa trước”, như ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trái phép, kéo giàn khoan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) vịnh cam ranh trong quan hệ đối ngoại của việt nam từ 2002 đến nay (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)