Sự biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 177)

2.3. Một số yếu tố tác động đến sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện

2.3.5. Sự biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình

Sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay trước hết và chủ yếu là do sự tác động của các yếu tố khách quan, bên cạnh đó, còn là do sự tác động của chính

những yếu tố bên trong gia đình. Thực tế cho thấy, gia đình hiện nay chủ yếu là gia đình hạt nhân nên quy mô gia đình có xu hướng ngày càng thu nhỏ lại. Xu hướng giảm quy mô gia đình do sự tác động của nhiều nguyên nhân như giảm số con trung bình của các cặp vợ chồng, giảm sự chung sống của nhiều thế hệ trong cùng một gia đình, sự gia tăng của hiện tượng ly hôn, sống độc thân, sinh con ngoài giá thú, v.v.. Cùng với đó, cấu trúc gia đình thay đổi làm biến đổi các mối quan hệ bên trong gia đình. Nếu như trong GĐTT, mối quan hệ theo chiều dọc được nhấn mạnh thì trong gia đình Việt Nam hiện nay sự chú ý đã chuyển sang mối quan hệ theo chiều ngang. Cả người vợ và người chồng cùng chia sẻ trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm, đều tham gia các công việc xã hội và mềm dẻo trong việc phân chia trách nhiệm trong các công việc gia đình. Các quyết định quan trọng được đưa ra trên cơ sở bàn bạc bình đẳng. Khi đã kết hôn, người vợ hoặc người chồng không tìm thấy hạnh phúc đích thực, đặc biệt khi bị bạo lực, bị cản trở phát triển cá nhân thì họ sẽ chọn cách giải quyết tối ưu là ly thân, ly hôn. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích cho hiện tượng ly thân, ly hôn gia tăng ở Việt Nam những năm vừa qua.

Với những điều kiện của xã hội mới, đặc biệt đời sống vật chất và tinh thần của gia đình được nâng cao, trẻ em cũng được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt hơn, có khả năng thành đạt trong nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và độc lập về tài chính, lý do để duy trì mối liên hệ với cha mẹ đơn thuần chỉ là quan hệ huyết thống, tình cảm chứ không mang nhiều ý nghĩa kinh tế, thừa kế tài sản. Đó là cơ sở để con cái tự do lựa chọn bạn đời và quyết định tiến tới kết hôn trên cở sở tình yêu và sự hòa hợp. Việc đề cao tự do cá nhân cũng làm cho gia đình mất dần chức năng kiểm soát tình dục. Tỷ lệ quan hệ tình dục, phá thai trước hôn nhân gia tăng. Sự phản ứng của dư luận xã hội đối với các hiện tượng như quan hệ tình dục trước hôn nhân, chung sống không kết hôn, quan hệ đồng tính luyến ái, v.v. cũng giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh đó, chính sự biến đổi của quy mô, cấu trúc gia đình dẫn đến sự biến đổi và phân hóa trong chức năng của gia đình. Giữa gia đình và xã hội hiện nay có sự chuyển giao, chia sẻ một số chức năng. Phần lớn các gia đình đã mất đi chức năng là một đơn vị sản xuất và trở thành một đơn vị tiêu dùng. Các thành viên không còn bị ràng buộc với nhau bởi những mối liên hệ mang tính kinh tế.

Mỗi thành viên của gia đình đều tự nguyện hoặc bắt buộc tham gia vào các quá trình sản xuất xã hội. Trong điều kiện như vậy, các chức năng của gia đình có những biến đổi căn bản – chuyển trọng tâm từ chức năng sản xuất sang chức năng tâm lý, tình cảm. Trong gia đình truyền thống, không có sự tách rời giữa chức năng sinh sản với sự thỏa mãn tình dục của vợ chồng thì hiện nay sự hòa hợp về tình dục lại là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững của mối quan hệ vợ chồng. Việc sinh con không phải để đáp ứng nhu cầu của xã hội với tư cách là lực lượng lao động và tài sản kinh tế mà để đáp ứng yêu cầu của chính các thành viên trong gia đình, là nguồn tình cảm, hạnh phúc của gia đình. Chức năng giáo dục của gia đình cũng có sự biến đổi. Mục tiêu của giáo dục trẻ em là xây dựng, củng cố nhân cách cá nhân một cách toàn diện chứ không phải để phục vụ, phục tùng như trong GĐTT. Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe trong gia đình hiện nay đã được chia sẻ rất nhiều bởi các dịch vụ y tế, tuy nhiên, chức năng này vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống gia đình.

Có thể thấy do sự biến đổi về quy mô, cấu trúc và chức năng của gia đình nên tất yếu kéo theo sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản trong gia đình. Bởi thực tiễn cho thấy, giá trị, chuẩn mực văn hóa luôn mang tính lịch sử, nó được sáng tạo , tích lũy và duy trì trong một giai đoạn lịch sử nhất định và khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì sớm hay muộn các giá trị, chuẩn mực văn hóa cũng phải biến đổi theo. Đánh giá một cách khách quan, toàn diện về VHGĐ Việt Nam truyền thống, chúng ta dễ dàng nhận thấy , sự tồn tại lâu dài các giá trị , chuẩn mực văn hóa của GĐTT , một mặt, góp phần tạo ra những “kháng thể” để GĐVN ngăn cản , miễn nhiễm với sự xâm lăng của văn hóa ngoại lai, của những yếu tố khách quan tác động, thẩm thấu vào gia đình , mặt khác, chính những giá trị , chuẩn mực cũ , lạc hậu của GĐTT cũng là những rào cản lớn kìm hãm VHGĐ Việt Nam phát triển theo xu hướng tiến bộ. Thực tiễn đã kiểm nghiệm, nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT chứa đựng nhiều nội dung đến nay không còn phù hợp , song nó là thành tố của ý thức xã hội nên nó mang tính ổn định tương đối. Chính những tàn dư của văn hóa cũ nói chung, VHGĐ nói riêng đã ngăn cản sự biến đổi hợp quy luật, theo xu hướng tiến bộ của VHGĐ.

Như vậy, việc phân tích các yếu tố tác động đến sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay cho thấy, mỗi yếu tố đều có vị trí, vai trò của nó trong sự biến đổi. Bản thân mỗi yếu tố đều có hai mặt tác động đến sự biến đổi, bao gồm cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực. Ngoài những yếu tố khách quan tác động thì chính sự biến đổi của quy mô, cấu trúc và chức năng của gia đình cũng dẫn đến sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay. Cần khẳng định rằng, sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực VHGĐ Viê ̣t Nam hiê ̣n nay là t ất yếu, song với tư cách là chủ thể trong quá trình phát triển , Đảng và Nhà nước c ần phải dự báo đúng được xu hướng biến đổi, phải kịp thời đề ra và thực hiện các chính sách ngay trong quá trình vận động, biến đổi của VHGĐ, tránh tình trạng để “nước đến chân” mới nhảy, hoă ̣c là buông l ỏng, hoă ̣c là đă ̣t ra những rào cản , biến văn hóa gia đình Viê ̣t Nam trở thành mô ̣t “ốc đảo” , lạc lõng trong dòng chảy của văn hóa nhân loa ̣i.

Tiểu kết chƣơng 2

VHGĐ Việt Nam hiện nay là sự kết tinh các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT và sự tiếp biến các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình ở các quốc gia, dân tộc khác, tạo cho GĐVN mang bản sắc riêng trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc thành tựu của các nghiên cứu đi trước, tác giả đã làm rõ các khái niệm “văn hóa”, “VHGĐ” và sự “biến đổi của VHGĐ”. Tác giả đã phân tích sự biến đổi của VHGĐ được biểu hiện ở 4 nội dung cơ bản: sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái, ông bà với các cháu; anh chị em với nhau; gia đình với dòng họ, cộng đồng. Trong xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay, cần l ọc bỏ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu c ủa VHGĐ truyền thống, tuy nhiên , không chấp nhâ ̣n sự phủ định sạch trơn toàn bộ văn hóa của GĐTT hoặc là sự “sao chép” máy móc toàn bộ các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình phương Tây. Những quan niệm và cách làm đó đều rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, phải trả giá đắt bằng sự đứt đoạn với văn hóa truyền thống hoặc là sự lắp ghép cơ học, kệch cỡm, giản đơn các giá trị, chuẩn mực văn hóa xa lạ không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

Sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay đang chịu sự tác động của nhiều yếu tố như toàn cầu hóa văn hóa; công nghiệp hóa, đô thị hóa; kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, v.v.. Mỗi yếu tố đều có vị trí, vai trò riêng trong sự vận động, biến đổi, đồng thời, mỗi yếu tố đều có sự tác động hai mặt đến sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay. Nhận thức đúng đắn sự tác động của các yếu tố đó để có biện pháp ứng xử kịp thời, định hướng đúng đắn cho sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam, tránh bị lệch lạc, mất phương hướng, “hòa nhập” nhưng không “hòa tan”, giúp cho GĐVN trong quá trình phát triển vẫn tạo ra được bản sắc, cốt cách riêng, vẫn là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

Chƣơng 3

SƢ̣ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY - THƢ̣C TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay

3.1.1. Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng

Trong thời kỳ trước đổi mới, các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng của GĐTT thường bị phê phán, thậm chí có thời điểm còn bị coi là cổ hủ, lạc hậu, là tàn tích của chế độ phong kiến cần phải xóa bỏ trong xây dựng đời sống văn hóa mới. Thực tế đã chứng minh, thái độ và hành động phủ định sạch trơn các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng của GĐTT đều dẫn đến sai lầm. Đánh giá một cách khách quan, các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong GĐTT bên cạnh những hạn chế do điều kiện kinh tế, xã hội đã sản sinh ra, thì nó cũng có những hạt nhân hợp lý mà trong xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay tất yếu phải kế thừa để tạo ra bản sắc riêng trong VHGĐ của người Việt.

Mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, của đời sống vật chất và tinh thần trong gia đình. Để điều chỉnh mối quan hệ này có nhiều giá trị, chuẩn mực văn hóa, trong đó có những giá trị, chuẩn mực là sự kế thừa GĐTT, tuy nhiên, nó có sự biến đổi về nội dung để phù hợp với điều kiện mới, đồng thời, có giá trị, chuẩn mực văn hóa mới được tiếp thu trong quá trình xây dựng gia đình mới. Giá trị, chuẩn mực bao trùm và chi phối gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng hiện nay đó là giá trị, chuẩn mực bình đẳng, dân chủ, hòa thuận, tình nghĩa, thủy chung.

* Thứ nhất, giá trị, chuẩn mực bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng ngày càng được đề cao, bắt nguồn từ sự thay đổi địa vị, vai trò kinh tế của người vợ trong gia đình và là sự đòi hỏi của nền văn hóa, đạo đức, pháp luật mới

Chuẩn mực bình đẳng trong ứng xử giữa vợ và chồng hiện nay là điều kiện quan trọng để củng cố độ bền vững, êm ấm, hòa thuận trong gia đình và nó cũng là cơ sở nền tảng để cha mẹ có thể giáo dục con cái. Nó được biểu hiện rõ qua quan

niệm về người chủ gia đình và sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình Việt Nam hiện nay đã có nhiều biến đổi so với GĐTT.

- Quan niệm về người chủ trong gia đình Việt Nam hiện nay đa dạng hơn so với GĐTT

Trong GĐTT, do tư tưởng gia trưởng và truyền thống trọng lão chi phối nên người chủ gia đình thường đồng nhất với người đàn ông lớn tuổi, là người đứng tên chủ hộ, sở hữu các tài sản có giá trị trong gia đình. Thực tế, quan niệm này vẫn là phổ biến trong GĐVN hiện nay, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng đã xuất hiện hiện tượng có một số người vợ giữ vai trò là người chủ gia đình. Điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 đã chỉ ra rằng, quan niệm của người dân về các đặc điểm, phẩm chất, năng lực của người chủ gia đình hiện nay không trùng khớp giữa người đứng tên là chủ hộ gia đình với người thực sự là chủ gia đình trên thực tế.

Phẩm chất quan trọng nhất trong quan niệm của người dân ở cả hai nhóm tuổi 18 - 60 tuổi và 61 tuổi trở lên về người chủ gia đình là phải “gương mẫu, có trách nhiệm” với các tỷ lệ phần trăm tương ứng là 89,1% và 88,6%. Trong khi đó, tiêu chí “người lớn tuổi nhất trong gia đình” là người chủ gia đình chỉ có 9,6% người từ 18 - 60 tuổi và 16,4% người từ 61 tuổi trở lên lựa chọn [12, tr. 69]. Điều này cho thấy, truyền thống người cao tuổi nắm giữ quyền làm chủ gia đình đã có sự biến đổi lớn trong GĐVN hiện nay. Đặc biệt, có trên 90% người có trình độ phổ thông trung học, đại học trở lên cho rằng, người chủ gia đình phải là người có khả năng đưa ra quyết định quan trọng quán xuyến công việc gia đình, ngược lại, đối với người mù chữ chỉ có 72,3% đưa ra quan điểm như vậy. Phân chia theo dân tộc cho thấy cũng có sự khác biệt, cụ thể, có 100% ý kiến của dân tộc Êđê cho rằng, người chủ gia đình phải là người gương mẫu và có trách nhiệm đối với gia đình, dân tộc Kinh có 89,9%, dân tộc Hoa có 89,3%, Khơme 96%, v.v.. [12, tr. 70].

Phẩm chấp thứ hai đối với người chủ gia đình được nhiều người quan tâm, đó là “có khả năng đưa ra các quyết định” có 78,5% những người từ 18-60 tuổi và 68,1% những người từ 61 tuổi trở lên lựa chọn, v.v.. [12, tr. 69]. Đây được xem là một trong những phẩm chất, năng lực rất quan trọng của người chủ gia đình hiện nay. Việc coi trọng phẩm chất này của người chủ gia đình bắt nguồn từ sự tác động của KTTT, gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập, người chủ gia đình đồng thời là người tổ chức, lãnh đạo công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình và là người

có khả năng đưa ra các quyết định quan trọng khác đem lại khả năng phát triển cho gia đình.

Theo kết quả điều tra của Dự án nghiên cứu liên ngành về Gia đình nông thôn Việt Nam trong chuyển đổi 2004 - 2009 cho thấy, đặc điểm “chủ hộ là người đưa ra các quyết định quan trọng trong hộ gia đình” có tỷ lệ tán thành cao nhất, chiếm 63% ý kiến người trả lời; “chủ hộ là người đăng ký, là chủ hộ trong sổ hộ tịch” có 46% ý kiến trả lời; các đặc điểm khác như “chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong giao dịch với người ngoài” chiếm 31%; “chủ hộ là người đàn ông lớn tuổi nhất”, chiếm 27%; “chủ hộ là người có thu nhập nhiều hơn người khác trong hộ gia đình” chỉ chiếm 20%; “chủ hộ là người được kính trọng nhất trong hộ gia đình”, chiếm 18%; “chủ hộ là người cao tuổi nhất cho dù đó là nam hay nữ”, chiếm 8% và chỉ có 2% ý kiến cho rằng chủ hộ “là người phụ nữ lớn tuổi nhất” [69, tr. 36-37]. Như vậy, chủ hộ xét theo sổ hộ khẩu không hoàn toàn đồng nhất với người chủ gia đình xét về mặt văn hóa hay là người có quyền quyết định trong gia đình. Sự biến đổi quan niệm về người chủ gia đình hiện nay khá đa dạng, song có thể khái quát ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 71 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)