Những công trình nghiên cứu về giải pháp để xây dựng văn hóa gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 36)

đình Việt Nam hiện nay

Cuốn sách Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới (1997) [124]

của Trần Hữu Tòng – Trương Thìn (đồng chủ biên). Trong bài Gia đình Việt Nam

và xây dựng văn hóa gia đình trong công cuộc đổi mới ở nước ta, GS Lê Thi đã đưa ra những định hướng để xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, trong việc “xây dựng VHGĐ hiện nay chúng ta không thể chủ quan nêu ra một hình mẫu duy nhất, dập khuôn cho các gia đình noi theo” [114, tr. 94]. Mỗi gia đình, hướng theo mục tiêu chung mà Đảng và Nhà nước đã nêu ra là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc để phấn đấu tùy hoàn cảnh, điều kiện của riêng mình. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số định hướng cơ bản để xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay: Một là, xây dựng gia đình no ấm, nhưng sự no ấm đó phải do lao động cần mẫn và sáng tạo đem lại, không phải do làm điều phi pháp, vi phạm lợi ích của người khác, của cộng đồng. Hai là, xây dựng hạnh phúc lứa đôi trên cơ sở bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Ba là, xác lập sự hòa thuận giữa vợ và chồng dựa trên tình nghĩa thủy chung, tôn trọng lẫn nhau, v.v.. Tác

giả khẳng định, trong việc xây dựng VHGĐ – bộ phận quan trọng của nền văn hóa dân tộc, việc tiếp thu các giá trị tinh thần mới của gia đình hiện đại không mâu thuẫn với việc gìn giữ, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống và tốt đẹp vốn có của GĐVN. Những định hướng xây dựng VHGĐ do tác giả nêu ra đến nay vẫn có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay, phù hợp với phong trào xây dựng gia đình văn hóa hiện nay. Thực chất, để xây VHGĐ thì trước hết gia đình phải no ấm, đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, trên cơ sở đó mới thiết lập được các mối quan hệ gia đình bền chặt, hài hòa và hạnh phúc.

Cuốn sách Gia đình học (2009) [58] của GS Đặng Cảnh Khanh và GS Lê Thị

Quý, ngoài những nội dung lý luận về gia đình thì các tác giả đã đưa ra nhiều số liệu về GĐVN hiện nay trên cơ sở khảo sát thực tiễn. Đặc biệt, các tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt của VHGĐ Việt Nam bản địa và VHGĐ Nho giáo đó là: Gia đình Việt mang sắc thái xã hội nhiều hơn, nghiêng nhiều về mặt quan hệ tình cảm, tình nghĩa, trong khi đó gia đình Trung Hoa chú trọng nhiều hơn tới mối quan hệ họ tộc, nghiêng nhiều về mặt bổn phận, trách nhiệm, lễ nghĩa, v.v.. Đặc biệt khi tiếp xúc với văn hóa phương Tây, “những điểm bảo thủ, cổ lỗ của GĐVN vốn được che đậy cũng bộc lộ ngày càng rõ nét hơn” [58, tr. 126]. Các tác giả nhấn mạnh, chính VHGĐ phương Tây đã buộc GĐVN phải thức tỉnh. Tuy nhiên, mô hình VHGĐ phương Tây cũng tạo ra những sai lệch trong xử lý các mối quan hệ gia đình và xã hội. Do đó, “sự khủng hoảng của gia đình, sự sai lệch trong định hướng giá trị về gia đình trước sức ép của thị trường hàng hóa và đồng tiền, những vấn đề về tệ nạn xã hội, mại dâm, cờ bạc, v.v. cũng là kết quả của sự tiếp xúc VHGĐ phương Tây” [58, tr. 132]. Trong công trình này, các tác giả cũng đưa ra những giải pháp để nâng cao vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại.

Thứ nhất, củng cố và nâng cao hệ giá trị gia đình. Muốn thực hiện được giải pháp này thì chúng ta phải “giáo dục cho thế hệ trẻ những nguyên tắc tình nghĩa trong việc xử lý những mối quan hệ gia đình” [58, tr. 648]. Đồng thời cần phải có các hình thức biểu dương những tấm gương gia đình tình nghĩa, xây dựng những chuẩn mực VHGĐ mới, đưa những chuẩn mực này lên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bên cạnh đó, cũng cần đưa những nội dung giáo dục gia đình vào hệ thống giáo dục phổ thông. Hiện nay do chịu ảnh hưởng của phương thức giáo

dục phương Tây nên chúng ta chú ý nhiều tới những nội dung giáo dục về sức khỏe sinh sản, về tình dục hơn là giáo dục về tình cảm và đạo lý của tình dục, về những nguyên tắc ứng xử cơ bản trong các mối quan hệ gia đình. Theo các tác giả, chính sự giáo dục “thiên lệch này có thể vô tình làm cho giới trẻ dễ nhầm lẫn, coi tình dục cao hơn tình yêu, đặt nặng những lợi ích của bản thân và xem nhẹ những lợi ích của gia đình” [58, tr. 649]. Có thể nói, nhận định này hết sức sâu sắc và trong thực tế, có lúc, có nơi người ta đã nhầm tưởng rằng nhiệm vụ của giáo dục gia đình là tập trung vào đạo đức, còn nhiệm vụ của giáo dục nhà trường thiên về tri thức khoa học và kiến thức pháp luật.

Thứ hai, đảm bảo những điều kiện vật chất và tinh thần cơ bản cho gia đình. Khi một gia đình không có được những điều kiện vật chất và tinh thần cơ bản cho cuộc sống thì nó cũng không thể duy trì và thực hiện được đầy đủ các chức năng của gia đình. Theo các tác giả, “không có gì là quá đáng khi một nhà xã hội học đã coi nghèo túng là một căn bệnh hiểm nghèo rất khó chữa chạy, có thể hủy hoại gia đình. Nó không chỉ có khả năng phá vỡ các mối quan hệ gia đình, mà còn lây lan và tấn công mạnh mẽ vào xã hội” [58, tr. 649]. Do đó, nâng cao đời sống kinh tế cho mỗi gia đình là tạo điều kiện để vun đắp tình cảm và hạnh phúc gia đình.

Thứ ba, phát huy các giá trị truyền thống để nâng cao vị trí và vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại. Để thực hiện được nó cần có nhiều giải pháp, trong đó phải có chính sách củng cố và phát triển các mối quan hệ gia đình lành mạnh, trong sáng, sự bình đẳng vợ chồng, sự hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, sự gắn kết giữa các thành viên gia đình, v.v. muốn vậy, cần phát huy vai trò của các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT.

Thứ tư, củng cố và xây dựng các chuẩn mực mới về VHGĐ Việt Nam. Theo các tác giả, “các chuẩn mực VHGĐ mới phải có sự kết hợp giữa những giá trị của đạo đức với những quy định của pháp luật. Những quy chuẩn về pháp luật sẽ là cơ sở đảm bảo cho việc phát triển của những quy chuẩn về mặt đạo đức. Ngược lại, những quy chuẩn đạo đức lại là động lực tinh thần, ý thức tự giác cho việc tuân thủ những quy chuẩn pháp luật” [58, tr. 664].

Thứ năm, các giải pháp từ phía chính quyền. Việc nâng cao vai trò của gia đình hiện nay còn tùy thuộc vào hiệu quả của các hoạt động quản lý gia đình. Để tăng cường công tác quản lý gia đình cần phát huy vai trò của Nhà nước, sớm kiện

toàn hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác dân số, gia đình và trẻ em các cấp. Cần có kế hoạch đào tạo chuyên sâu cán bộ làm công tác quản lý gia đình.

Thứ sáu, những giải pháp từ phía các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và từ chính gia đình. Theo các tác giả, cần phải nâng cao hiệu quả của việc phối hợp phân công trách nhiệm giữa các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, cộng đồng vào hoạt động quản lý gia đình. Tạo điều kiện cho mỗi gia đình nâng cao được khả năng tự quản lý của mình. Khuyến khích các gia đình xây dựng những tiêu chuẩn tự quản trong đó phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi, xây dựng không khí hòa thuận, dân chủ để mọi thành viên trong gia đình đều có ý thức trách nhiệm, đóng góp vào việc củng cố sự ổn định của gia đình.

Có thể nói, mặc dù không phải là công trình nghiên cứu chuyên biệt về VHGĐ nhưng có thể nói những giải pháp mà các tác giả nêu ra để phát huy vai trò của gia đình trong xã hội mới có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Để xây dựng gia đình nói chung, VHGĐ nói riêng cần phát huy vai trò và sức mạnh tổng hợp từ Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội đến dòng họ, gia đình, cá nhân, v.v..

Đề tài cấp Bộ Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại hiện nay (2010) [93]

do tác giả Trần Đức Ngôn làm chủ nhiệm. Công trình này đã đưa ra các giải pháp để củng cố, điều chỉnh và xây dựng VHGĐ Việt Nam. Trong đó tác giả đã đưa ra những nhóm giải pháp lớn: Thứ nhất, giải pháp về kinh tế. Trong nhóm giải pháp này, tác giả tập trung vào những giải pháp cụ thể như tiếp tục triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về kinh tế và an sinh xã hội; tập trung các nguồn lực để hỗ trợ kinh tế hộ gia đình; đa dạng các hướng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ; phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình; điều chỉnh các chỉ số kinh tế sao cho đảm bảo phát triển tương đối đồng đều giữa các khu vực, giữa lao động và nghỉ ngơi, giữa mục tiêu phát triển kinh tế với việc dành thời gian rỗi cho gia đình. Thứ hai, giải pháp về văn hóa – xã hội. Trong nhóm giải pháp này, tác giả tập trung vào những giải pháp chủ yếu như đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về các giá trị của VHGĐ truyền thống Việt Nam; xây dựng các tiêu chuẩn giá trị mang tính định hướng dưới các hình thức văn vần, dễ phổ biến; phát triển hệ thống các điểm vui chơi, giải trí mang tính chất gia đình; tổ chức các cuộc thi có sự tham gia của các thế hệ trong gia đình; tăng cường nêu gương các gia đình tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng; đổi mới

quy trình thực hiện cuộc vận động xây dựng GĐVH; tạo điều kiện cho các câu lạc bộ GĐVH, câu lạc bộ gia đình không bạo lực, v.v. ở các địa phương hoạt động hiệu quả; lồng ghép hoạt động tuyên truyền giới thiệu những giá trị truyền thống của VHGĐ Việt Nam trong các chương trình truyền hình; tăng cường các hoạt động văn hóa nghệ thuật về chủ đề gia đình, đề cao gia đình, v.v.. Thứ ba, giải pháp về giáo dục đào tạo. Trong đó tập trung vào các giải pháp như tăng cường giáo dục luật pháp trong gia đình; chú trọng nội dung giáo dục văn hóa ứng xử, bổn phận và trách nhiệm gia đình trong nhà trường; tập huấn kỹ năng ứng xử trong gia đình cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn; tăng cường kiến thức gia đình cho cán bộ cơ sở; đào tạo đội ngũ cán bộ

chuyên trách về công tác gia đình, v.v.. Những nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất

mang tính vĩ mô nhưng khả thi, bởi vì để xây dựng được VHGĐ thì trước hết cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước, trong đó phải tạo điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các nhóm giải pháp đó không tách rời nhau mà nằm trong chỉnh thể thống nhất, cần được thực hiện đồng bộ thì mới phát huy hiệu quả trong việc củng cố, điều chỉnh và xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay.

Cuốn sách Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam (2011) [140] do tác giả

Lê Ngọc Văn làm chủ biên. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra các giải pháp – kiến nghị chủ yếu để xây dựng GĐVN, đó là: Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, tổ chức, quản lý của Nhà nước đối với công tác gia đình. Thứ hai, đẩy mạnh đổi mới và đa dạng hóa công tác truyền thông, giáo dục, vận động, tư vấn xây dựng gia đình phát triển bền vững. Trong đó, tác giả đã nhấn mạnh cần phải biên soạn và phổ biến các tài liệu truyền thông về vai trò của gia đình, chất lượng các mối quan hệ gia đình, mối quan hệ của gia đình với các thiết chế xã hội khác; đưa nội dung giáo dục gia đình vào chương trình giáo dục phổ thông thích hợp với các cấp học; tổ chức các khóa học giáo dục tiền hôn nhân, giúp cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc hiểu biết và thực hiện đúng luật hôn nhân và gia đình, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng kết hôn sớm trước tuổi luật định, v.v.. Thứ ba, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình. Thứ tư, xây dựng các mô hình GĐVN phát triển bền vững theo các loại hình gia

đình, nghề nghiệp và các nhóm xã hội. Thứ năm, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát toàn diện về gia đình, trong đó tập trung vào làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng GĐVN phát triển bền vững; khảo sát, đánh giá thực tiễn GĐVN trong tiến trình CNH và hội nhập; nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cần giữ gìn, phát huy, những giá trị mới, tiên tiến cần tiếp thu, v.v.. Mặc dù những giải pháp mà tác giả đề xuất là để xây dựng GĐVN nói chung nhưng nó cũng có nhiều điểm tích cực có thể kế thừa và vận dụng trong xây dựng VHGĐ Việt Nam hiện nay.

Luận án tiến sỹ Sự biến đổi văn hóa gia đình ở vùng tái định cư huyện Kỳ

Anh, tỉnh Hà Tĩnh (2015) [94] của Nguyễn Thị Nguyệt. Trong nghiên cứu này, tác giả đã mô tả thực trạng VHGĐ sau tái định cư ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Sự biến đổi VHGĐ được biểu hiện trong quan niệm hôn nhân – gia đình; ứng xử gia đình; giáo dục gia đình và biến đổi trong nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự biến đổi VHGĐ ở vùng tái định cư, tác giả đã đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng VHGĐ ở vùng tái định cư huyện Kỳ Anh. Thứ nhất, nhóm giải pháp về kinh tế. Trong đó tác giả đề xuất phải tập trung các nguồn lực hỗ trợ kinh tế hộ gia đình. Việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình nên được chú ý bằng các hoạt động cụ thể như cho vay vốn cải tiến trang thiết bị phục vụ sản xuất ngành, nghề; vay vốn chăn nuôi; vay vốn kinh doanh dịch vụ. Cùng với đó cần đa dạng hóa việc tiếp cận các nguồn vốn vay, theo tác giả, trong các nhóm chính sách chủ yếu để hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình thì chính sách tín dụng được xem là khó thực hiện đối với người dân bởi nhiều nguyên nhân như người dân không được biết đến các nguồn vay và đối tượng được vay; thủ tục tiếp cận nguồn vốn vay; tâm lý không có nguồn để trả; chưa có phương hướng đầu tư cụ thể, v.v.. Thứ hai, nhóm giải pháp về chính sách xã hội của vùng tái định cư. Theo tác giả để thực hiện được nhóm giải pháp này cần phải thực hiện các giải pháp như phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có được thời gian, kiến thức để phát triển gia đình; cần cân bằng thời gian giữa công việc và nghỉ ngơi, giữa gia đình và xã hội để gia đình thực sự là điểm tựa, là nơi bình yên cho mỗi người; thực hiện các chương trình phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới, đây được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng VHGĐ,

nó đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng xã hội; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình, xây dựng gia đình phải dựa trên nền

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)