Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Gia đình là tế bào của xã hội. Xã hội luôn vận động, phát triển nên sự biến đổi của VHGĐ là quy luật. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về VHGĐ, đặc biệt về sự biến đổi của VHGĐ chưa nhiều. Chúng ta chủ yếu tìm thấy các công trình nghiên cứu về sự biến đổi của VHGĐ được đề cập xen kẽ trong các nghiên cứu về gia đình. Hơn nữa, do cách tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau nên quan niệm về VHGĐ và sự biến đổi của VHGĐ cũng tương đối đa dạng. Qua khảo sát

các công trình nghiên cứu liên quan đến sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay cho

thấy, vấn đề này đã được nghiên cứu ở các khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về VHGĐ còn tương đối tản mạn và chưa hệ thống. Cách hiểu của các nhà nghiên cứu về VHGĐ còn khá khác nhau, như xem VHGĐ là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần của gia đình; là gia phong được biểu hiện qua nếp nhà, lối sống của các thành viên gia đình; là giáo dục trong gia đình; là cách ứng xử có văn hóa giữa các thành viên trong gia đình; hoặc VHGĐ bao gồm văn hóa bảo tồn và phát triển nòi giống; hoặc VHGĐ gồm tri thức khoa học, y học, giáo dục học, v.v. được ứng dụng vào việc tổ chức cuộc sống gia đình sao cho đúng, tốt, đẹp; hay VHGĐ còn thể hiện ở sự giao tiếp có văn hóa giữa gia đình với xóm giềng, bạn bè. Sự khác biệt đó là do đối tượng, phạm vi và cách tiếp cận của các tác giả về VHGĐ có sự khác nhau.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu về biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay đều khẳng định, VHGĐ Việt Nam hiện nay đang biến đổi từ truyền thống sang hiện đại. Nguyên nhân biến đổi của VHGĐ Việt Nam là do điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến và do quá trình hội nhập quốc tế mang lại. Các tác giả đều khẳng

định, trong giai đoạn hiện nay, GĐVN có điều kiện thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, tự chủ về kinh tế, đời sống tinh thần ngày càng phong phú, cá nhân có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, GĐVN hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, dẫn đến những biến đổi tiêu cực do mặt trái của KTTT, của hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa mang lại và nếu không có những giải pháp kịp thời thì VHGĐ Việt Nam sẽ ngày càng xa dần với các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về VHGĐ và sự biến đổi của VHGĐ ở Việt Nam được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, song chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ xã hội học, văn hóa học, v.v.. Phạm vi nghiên cứu hẹp, chủ yếu ở phạm vi địa phương. Nhìn chung, các công trình này bước đầu đã chỉ ra những biểu hiện và những nhân tố tác động đến VHGĐ hiện nay. Thực trạng biến đổi của VHGĐ chủ yếu được xem xét ở hai góc độ, đó là sự biến đổi về chức năng của gia đình như chức năng kinh tế, chức năng sinh sản và chức năng xã hội hóa. Sự biến đổi về cấu trúc được đề cập đến ở sự biến đổi của các quan hệ như hôn nhân, ứng xử, giáo dục, tang ma và nghi lễ tôn giáo trong gia đình, v.v.. Ở một khía cạnh khác, một số tác giả đề cập đến sự biến đổi của VHGĐ dưới những lát cắt nhỏ của đời sống gia đình như sự biến đổi trong quan niệm về tình nghĩa vợ chồng; bình đẳng giới, hoặc chỉ đề cập đến một nội dung là biến đổi của văn hóa ứng xử trong gia đình, v.v.. Với cách tiếp cận và việc phân chia sự biến đổi của VHGĐ thành những lát cắt như vậy sẽ gây khó khăn cho người đọc trong việc định hình nội dung biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay.

Thứ tư, cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu về sự biến đổi của

VHGĐ Việt Nam hiện nay chưa nhiều. Vì vậy, với luận án Sự biến đổi của VHGĐ

Việt Nam hiện nay dưới cách tiếp cận triết học, tác giả xuất phát từ quan điểm coi gia đình là “tế bào của xã hội”, là một “thiết chế xã hội đặc thù”, do đó, để hình thành nên gia đình, tác giả bắt đầu xuất phát từ mối quan hệ giữa vợ và chồng; cha mẹ với con cái, ông bà với các cháu; anh chị em với nhau, v.v.. đi cùng với nó là các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ đó. Đặc biệt, tác giả xem xét các giá trị, chuẩn mực văn hóa điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình và giữa gia đình với dòng họ, cộng đồng hiện nay đang biến đổi như thế nào? Sự biến

đổi nào là tích cực, sự biến đổi nào là tiêu cực? Để làm rõ các vấn đề đó, luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu:

1. Làm rõ một số vấn đề lí luận về VHGĐ và sự biến đổi của văn hóa gia đình. 2. Làm rõ thực trạng biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó phân tích những vấn đề đặt ra từ sự biến đổi của VHGĐ Việt Nam hiện nay.

3. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của VHGĐ Việt Nam hiện nay.

Chƣơng 2

VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)