Toàn cầu hóa văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 66)

2.3. Một số yếu tố tác động đến sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện

2.3.1. Toàn cầu hóa văn hóa

Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra như một xu thế tất yếu và trở thành vấn đề thời sự trên toàn thế giới , thì thế giới hiện nay còn nhận ra một

trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó làtoàn cầu

hóa văn hóa. Với tính đặc thù và tính độc lập tương đối, toàn cầu hoá văn hoá diễn ra gần như song song với toàn cầu hoá nói chung, và toàn cầu hoá về kinh tế nói

riêng. Trên cơ sở sự tăng cường mạnh mẽ của toàn cầu hoá kinh tế ; sự phát triển

mạnh mẽ của các thành tựu khoa học và công nghệ; sự tăng cường giao lưu ảnh hưởng và xích lại gần nhau giữa các dân tộc , các quốc gia, dẫn đến nền văn hoá của mỗi dân tộc có nhiều cơ hội để giao lưu, học hỏi, chia sẻ với nhau. Trong quá trình đó, một mặt, văn hoá của mỗi dân tộc có điều kiê ̣n để bổ sung , làm phong phú , đa dạng hơn bản sắc của mình, mặt khác, chính sự giao lưu văn hóa đó cũng không loại trừ khả năng l àm phai nha ̣t văn hoá của mỗi dân tô ̣c khác, đă ̣c biê ̣t là đối với các

dân tô ̣c nhỏ, trình độ phát triển thấp hơn.

Trong quá trình toàn cầu hóa, thông qua con đường đầu tư, hợp tác về kinh tế, các nước phát triển đã dùng nhiều thủ đoạn để truyền bá văn hóa phương Tây , đă ̣c biê ̣t cổ x úy và tìm mọi phương thức để thôn tính , đồng hóa văn hóa ở các quốc gia khác. Hiện nay, dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin, lối sống, văn hóa Mỹ, v.v. đang được truyền bá rộng khắp thế giới dẫn đến một số người coi toàn cầu hóa là "Mỹ hóa toàn cầu ", là sự đồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa , làm hạn chế năng lực sáng tạo, đa dạng của các nền văn hóa khác trên thế giới.

Trong quá trình toàn cầu hoá , xét về hiện tượng, các nền văn hoá đều bình đẳng với nhau. Bởi vì, mỗi nền văn hóa đều có những điểm “mạnh” , điểm “yếu”, đều có “quyền” tự do nhìn nhận, lựa chọn, thử nghiệm để tiếp nhận từ “kẻ khác” những gì mà họ muốn tiếp nhận. Tuy nhiên, xét về bản chất, không phải mọi quốc gia khi tham gia vào toàn cầu hoá đều được bình đẳng . Bởi vì, các nước phát triển thường có nhiều lợi thế hơn , các nước đang phát triển thường phải chấp nhận thiệt thòi, phải đứng trước nhiều nguy cơ , thách thức. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, khách quan, bởi vậy, nếu một quốc gia nào đó quay lưng, đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá thì sẽ đi ngược lại sự phát triển, phải trả giá bằng sự nghèo nàn, lạc hậu của chính dân tộc đó.

Thực tế những năm qua cho thấy, do sự tác động của toàn cầu hóa văn hóa, đi cùng với nó là sự du nhập của văn hóa và lối sống phương Tây đã làm cho các giá trị, chuẩn mực văn hóa c ủa gia đình Việt Nam biến đổi, trong đó nổi bâ ̣t nhất là quyền tự do cá nhân đươ ̣c đề cao . Tự do cá nhân phát triển đã làm cho thiết chế gia đình biến đổi có tính chất bước ngoặt , “từ chỗ nhằm vào cưỡng chế hay hạn định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cá nhân đã dần chuyển thành tạo điều kiện và thúc đẩy tự do cá nhân, từ một cơ chế mang tính điều tiết là chủ yếu chuyển thành thiết chế phi điều tiết là chủ yếu” [140, tr. 132]. Do đó, thách thức lớn nhất đối với VHGĐ Việt Nam hiện nay là làm thế nào để cùng với việc tiếp thu những giá trị văn hóa mới trong xu thế hội nhập quốc tế, đồng thời phải giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐVN trong điều kiện mới.

Dưới tác đô ̣ng của toàn cầu hóa văn hóa , hình thành trong giới trẻ quan niệm dễ dãi về quan hệ tình dục không gắn với hôn nhân – “sống thử”, đó là sản phẩm và

là biểu hiện của lối sống phương Tây, nam nữ sống chung với nhau, khi không còn tình yêu thì chia tay, nếu nữ có thai thì đi phá thai, hay có con thì phụ nữ tự nuôi dưỡng, chăm sóc, v.v.. Có thực tế đó vì nhiều thanh niên nam nữ quan niệm rằng, quan hệ tình dục không nhất thiết phải gắn với hôn nhân, với trách nhiệm gia đình, v.v.. Cùng với đó, hôn nhân quốc tế diễn ra dưới nhiều hình thức và màu sắc khác nhau, nó là kết quả tất yếu của quá trình giao lưu quốc tế cả bề rộng lẫn bề sâu , phá vỡ giới hạn cả về không gian và thời gian, vượt qua giới hạn văn hóa, v.v.. Nó giúp cho không gian lựa chọn bạn đời của giới trẻ được mở rộng, nam nữ có nhiều cơ hội để lựa chọn người bạn đời phù hợp với tâm lý, tình cảm, điều kiện, hoàn cảnh, nghề nghiệp, v.v.. Tuy nhiên, hôn nhân quốc tế phát triển cũng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp nảy sinh từ sự khác biệt về lối sống, văn hóa, v.v.. Không ít phụ nữ trẻ ở các vùng nông thôn muốn thông qua hôn nhân quốc tế để thay đổi cuộc sống. Nhu cầu này đã làm xuất hiện các tổ chức môi giới hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp, bên cạnh đó, tệ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới cũng diễn biến phức tạp, trực tiếp tác động và làm mất đi tính ổn đi ̣nh tương đối của GĐVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 64 - 66)