Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 69)

2.3. Một số yếu tố tác động đến sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện

2.3.3. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bắt đầu vào thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vâ ̣n hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN . Đó là mô ̣t chủ trương đúng đắn góp ph ần quyết định đưa nước ta thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng trầm trọng về kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, phát triển nền kinh tế thị trường, ngoài những tác động tích cực là cơ bản thì nó cũng bộc lộ nhiều h ạn chế, tiêu cực, cản trở sự phát triển của gia đình, xã hội theo hướng công bằng, bình đẳng, tiến bô ̣.

KTTT là yếu tố trực tiếp tác động làm biến đổi đời sống gia đình và trên cơ sở đó trực tiếp làm biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐTT để hình thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới của gia đình. Đời sống vật chất và tinh thần của nhiều gia đình ở Việt Nam ngày càng đươ ̣c nâng cao. Tuy nhiên, do sự tác động của KTTT dẫn đến GĐVN đứng trước nguy cơ bị mai một và suy giảm bản sắc văn hóa riêng. Đặc biệt là quan hệ hôn nhân phát triển theo xu hướng thực dụng, lấy yếu tố kinh tế, tiền bạc làm tiêu chuẩn để kết hôn, thâ ̣m chí, coi hôn nhân là “món lợi”, là sự đánh đổi được - mất. Độ bền vững của quan hệ hôn nhân bi ̣ suy gi ảm. Bạo lực gia đình diễn ra ở nhiều nơi, ở mọi đối tượng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng làm suy yếu các mối quan hệ trong gia đình. Chuẩn mực chung thủy trong mối quan hệ giữa vơ ̣ và chồng đang bi ̣ “tấn công” , hiê ̣n tượng ngo ại tình gia tăng và tinh vi

hơn, không những nam giới mà còn cả nữ giới, không những người trẻ mà còn cả người già, v.v.. Đó là nhữ ng bằng chứng thuyết phu ̣c nhất cho thấy mối liên kết giữa vơ ̣ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình ngày càng lỏng lẻo , do đó , không ít nhà nghiên cứu đã có lý khi cho rằng , gia đình Viê ̣t Nam hi ện nay đang đứng trước s ự khủng hoảng về giá trị , chuẩn mực . Do đó, thách thức lớn đối với GĐVN hiện nay là làm thế nào để vừa phát triển kinh tế , nâng cao đời sống gia đình, tiếp thu các giá tri ̣, chuẩn mực văn hóa của gia đình ở các quốc gia, dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp tục kế thừa , phát huy được các giá tr ị, chuẩn mực văn hóa của gia đình truyền thống . Thực tế cho thấy, với nhịp độ vận động nhanh của kinh tế thi ̣ trường , với áp lực của lối sống công nghiệp nên khó có thể duy trì lối sống, thói quen của các thành viên gia đình như trong xã hội truyền thống. Do đó, chúng ta không thể hoài cổ để níu kéo và tái l ập toàn bộ lối sống, văn hóa của gia đình truyền thống, dù muốn tái lập cũng không thể được, bởi vì đời sống của mỗi gia đình cũng như toàn xã hội hiê ̣n nay b ị tác động của nhiều nhân tố trong m ột thế giới đầy biến động. Song, cho dù thế nào thì chức năng và việc thực hiện chức năng của gia đình vẫn tồn tại. Chỉ có điều, mỗi cá nhân, gia đình phải biết thích ứng với hoàn cảnh mới, phải thay đổi cách nghĩ, lối sống để phù hợp với điều kiê ̣n kinh tế – xã hội mới , phù hợp với từng gia đình, mang lại hạnh phúc cho mỗi thành viên.

Như vậy, KTTT đã tác động và làm biến đổi sâu sắc các giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐVN. Trong đó có sự biến đổi theo hướng tích cực nhưng cũng có sự biến đổi theo hướng tiêu cực, bởi vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách phù hợp để giúp gia đình Việt Nam t ận dụng thời cơ và vượt qua thách thức nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị, chuẩn mực văn hóa của GĐVN truyền thống, đồng thời tiếp thu các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình mới để xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Sự biến đổi của văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay (Trang 68 - 69)