Mạng lưới giao thông điều kiện đầu tiên cho người viết văn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học luận án TS văn học 62 22 34 04 (Trang 54 - 61)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở văn hóa xã hội

2.1.2. Mạng lưới giao thông điều kiện đầu tiên cho người viết văn

nửa đầu thế kỷ XX

Du lịch theo nghĩa thông thường nhất là dịch chuyển trong không gian từ điểm này đến một điểm khác. Để có văn du ký, trước hết phải có người đi du lịch hay du hành. Việc đi du lịch phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó, nhân tố quan trọng hàng đầu là phương tiện giao thông đi lại.

Thời trung đại, sự hạn chế của giao thông khiến cho tốc độ chậm chạp, không gian trở nên dài rộng. Các chuyến đi du lãm thường hạn chế trong phạm vi

hẹp, bán kính vài chục cây số. Từ Thăng Long, các nhà nho có thể vãn cảnh chùa Thày (Quốc Oai, Sơn Tây), chùa Hương, mà cũng tiêu mất đôi ba ngày. Những chuyến đi xa hàng ngàn dặm thường thực hiện các chuyến công cán do triều đình sai phái, cắt cử như đi sứ sang Trung Quốc thường mất khoảng một năm rưỡi cả đi về. Chuyến đi của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từ Hà Tĩnh ra Thăng Long mất mười ngày là do chúa Trịnh Sâm yêu cầu ông ra kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tốc độ chậm chạp, sự kiện vì thế mà cũng thưa thớt hơn, thời gian rảnh rỗi trên đường nhiều, cảm xúc chuyển thành thơ. Thượng kinh ký sự có vài chục bài thơ cũng tương tự như các sứ thần Việt Nam đi Bắc sứ vốn rất nhiều thơ.

Từ cuối thế kỷ XIX, trong các hoạt động chuẩn bị cho việc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã chú trọng trước tiên đến mở mang giao thông cả đường sắt, đường bộ và đường thủy ở Việt Nam. Một vài số liệu để hình dung sự hiện đại hóa giao thông nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX: 1) đường sắt: tuyến đường sắt đầu tiên do Pháp xây dựng năm 1881 nối Sài Gòn-Mỹ Tho dài 71 km; năm 1895 tuyến Phủ Lạng Thương -Lạng Sơn mở; năm 1892, tuyến Gia Lâm-Hải Phòng mở; năm 1902, Pháp làm xong đường sắt Hà Nội -Hải Phòng, đường sắt Hà Nội-Đồng Đăng; năm 1905 tuyến Hà Nội -Vinh mở; năm 1906 làm xong các tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai, Lào Cai-Côn Minh Trung Quốc; năm 1906-tuyến Huế -Đà Nẵng mở; năm 1908: xong tuyến Huế-Đông Hà; năm 1910; năm 1911 mở các tuyến Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội -Vinh, Đà Nẵng-Huế-Quảng Trị;, …đến năm 1931, trên cả nước đã có 2389 km đường sắt. 2) Đường bộ: tuyến đường bộ đầu tiên ở nước ta do người Pháp làm chạy từ Sài Gòn đi Mỹ Tho, khởi công từ năm 1866 đến năm 1880 hoàn thành; người Pháp tiến hành nâng cấp đường thiên lý Bắc- Nam dưới thời Nguyễn, đến năm 1913 thì có từng đoạn xe kéo và ô tô đi được. Trên đường thiên lý Bắc- Nam này, các tuyến đường bộ và cầu thường được làm song song với đường sắt. Tính đến năm 1930, Pháp đã làm được 15 000 km đường bộ, trong đó khoảng 2000 km rải nhựa. 3) Đường thủy: Các tuyến giao thông đường sông theo truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng, tất nhiên, các phương tiện vận tải bằng máy móc đã hiện diện mà tiêu biểu phải kể đến đội tàu vận tải của Bạch Thái Bưởi cuối những năm 1920 lên đến 40 chiếc. Người Pháp chú ý mở các cảng biển: năm 1862

mở cửa biển Đà Nẵng, Cam Ranh, năm 1876 xây cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn được xây dựng năm 1884. 4) Đường không: Pháp xây dựng sân bay Bạch Mai năm 1919, sân bay Tân Sơn Nhất năm 1930; sân bay Gia Lâm năm 1936. Chuyến bay quốc tế đầu tiên từ Sài Gòn đến Paris xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày vì phải dừng lại ở nhiều điểm (các thông tin trên được lấy từ Wikipedia tiếng Anh).

Việc mở các tuyến đường giao thông của người Pháp là để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa. Tuy nhiên, một tác động khách quan của việc làm này là thay đổi hành vi ĐI của người Việt, một tiền đề không thể thiếu cho sự ra đời của văn du ký kiểu mới so với văn du ký trung đại. Về vai trò của giao thông đường sắt thế kỷ XIX đối với du lịch ở Phương Tây, Tim Youngs viết “Không đơn giản là vấn đề di chuyển thuận lợi. Đường sắt không chỉ giúp cho đi lại thuận lợi-và cho sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản và đế quốc-mà nó còn làm thay đổi quan hệ của con người với thế giới và sự tiếp nhận thế giới” [278, 7].

Trong văn du ký tất cả các thời đại đều có nói đến phương tiện giao thông. Văn du ký trung đại cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng thời trung đại, đi bộ có ngựa và võng cáng, đi thủy có thuyền. Người làm quan đi lại có võng cáng nên có thể ở một ông quan có lương tâm, nảy sinh nỗi áy náy vì người phu cáng vất vả (Nguyễn Khuyến có bài thơ viết về người phu cáng). Đi thuyền thì phụ thuộc vào tự nhiên nhiều hơn. Trong Bắc sứ thông lục Lê Quí Đôn kể hành trình trên thuyền của sứ đoàn ông thường phụ thuộc vào gió, khi nào có gió thuận cho buồm mới hành trình. Khi nào ngược gió thì nghỉ chờ đợi. Qua những dòng sông sâu, rộng nguy hiểm phải làm lễ tế thần sông8. Với phương tiện đi lại truyền thống thì sứ đoàn Lê Quý Đôn vẫn hiện ra như những con người thuộc mẫu hình Phương Đông xưa cũ với niềm tin tâm linh ngự trị. Không chỉ người thời trung đại, ở thời hiện đại, những vùng núi non hiểm trở mà giao thông cho đến những năm 1950 vẫn kém phát triển thì cảm xúc về đường đi vẫn như cũ. Nếu Trung Quốc có Thục đạo nan của Lý Bạch thì Việt Nam thời hiện đại vẫn có Lên miền Tây (năm 1958) của Bùi Minh

8 Ví dụ trong chuyến đi Bắc sứ, sứ bộ của Lê Quí Đôn thường phải tế thần sông khi đi qua các dòng sông bên Trung Quốc. Năm Càn Long thứ 26, tháng 7, khi qua huyện thành Vu Hồ, ngày 13 tế thần sông; ngày 14 tế thủy thần sông Đại Giang thuộc tỉnh Giang Nam (xem 88, 5).

Quốc: Xe chạy nghiêng nghiêng đèo dốc núi/Lên Điện Biên vời vợi nghìn trùng.

Năm 1970, khu du lịch Sapa nổi tiếng ngày nay vẫn là một vùng heo hút, nên Nguyễn Thành Long đã viết Lặng lẽ Sapa như để nói lên tiếng nói tri âm với thế hệ những người thanh niên hy sinh tuổi thanh xuân làm việc trên một vùng sơn cước xa xôi, vắng vẻ. Tất nhiên, ngày nay, tình hình đã đổi khác. Sapa không còn lặng lẽ nữa. Đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai chỉ chiếm mất khoảng 5 tiếng xe chạy đã góp phần biến Sapa thành một điểm du lịch thu hút khách.

Tốc độ thay đổi, sự tin cậy của phương tiện giao thông tăng lên, con người cảm nhận được sức mạnh của bản thân-vấn đề tự nhận thức- đồng thời hiểu được thế giới rộng lớn quanh mình. Nếu thời xưa, đi bộ là bắt buộc, là một việc thường nhật tầm thường thì nay, việc những khách du thời hiện đại đã đi từ Hà Nội đến Nam Định bằng xe lửa muốn đi bộ từ nhà ga đến Tức Mặc mà từ chối xe tay, đã thành một cử chỉ đầy lãng mạn: “Con tàu đi Nam đưa chúng tôi đến nơi chóng quá. Chúng tôi tiếc không bắt chước được người xưa, với chiếc áo ấy, chiếc gậy ấy, đi bộ, vừa đi vừa đọc kinh. Từ Nam Định chúng tôi có thể đi xe tay đến tận nơi, nhưng những xe cao su tân thời quá, đi như vậy còn gì là màu sắc của cuộc hành hương trong dự tưởng của chúng tôi, Chúng tôi đã phí một quãng đường Nam Định-Hà Nội rồi. Chúng tôi đi đường bộ đến Thượng Lỗi để đi đò” [194].

Phương tiện giao thông hiện đại cấp cho khách du lịch điểm nhìn mới đối với thế giới. Về máy bay, từ những năm 1910 máy bay đã xuất hiện trên vùng trời Nam Kỳ nhưng người Việt chỉ được xem phi công Tây biểu diễn chứ chưa đi máy bay. Khi đó đã có những bài vè về máy bay, tàu bay của Đặng Lễ Nghi, Lê Hoằng Mưu, Hồ Văn Lang được in thành loại sách cỡ nhỏ tại Sài Gòn [207, 590]. Tác giả Vũ Nhật đã gửi cảm hứng về một thời đại mới mẻ qua cách đặt tên bài văn du ký

Nội-Vientian trong hai giờ. Đi máy bay, hành khách có được một điểm nhìn cảnh

quan thiên nhiên từ trên không mà thời trước, các bậc ông cha đi bộ không thể có được: “Mọi người đều chăm chú nhìn qua cửa kính để ngắm phong cảnh. Ánh nắng buổi sáng của mặt trời lòe chiếu lên cảnh vật. Nhìn vũ trụ, ta cảm thấy như nhuộm một màu tươi sáng. Dưới đất, những ruộng nước trông vừa to bằng chiếc chiếu, liên tiếp nhau, ta có thể tưởng tượng cái cánh đồng bát ngát của miền hạ lưu xứ Bắc kỳ

là một cái sân gạch khổng lồ. Thỉnh thoảng một con đường hay một con sông ngòng ngoèo chạy qua trông chỉ như những vết rạn vỡ hay nứt nẻ của mặt đất. Đó đây một vài làng xóm ẩn hiện dưới ngọn tre xanh, nhô lên giữa cánh đồng nước, trông như những cù lao ngoài bể” [139].

Trong thiên du ký Sau tám năm trở lại thăm Laokay in trên Tri tân, Nhật Nham tả cảnh nhìn được khi đi xe lửa từ Hà Nội qua Việt Trì, đi Lao Kay. Xe lửa và đường sắt cấp cho lữ khách một điểm nhìn mới lạ mà các du ký trung đại không có được: “Từ Hà Nội lên tới Việt Trì, vẫn cảnh đồng bằng, hai bên ruộng lúa xanh rì. Rồi dần dần qua các đồi chè núi cọ, bao la bát ngát. Khoảng đường từ Yên Báy đi Lao Kay, tầu khi quanh co, khi leo dốc, như rồng uốn khúc, như rắn lượn bò, núi cao rừng rậm một dòng sông Thao nước đục, hai bên lau lách rậm rì. Thỉnh thoảng vài ba chú Thổ kiếm củi trên sườn non, xa xa hiện năm bảy túp lều gianh trong rừng rậm, cảnh chiều hôm như giục người lữ khách ôn lại chuyện xưa” [125].

Xe đạp cũng là một phương tiện đi lại hiện đại, là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau. Một đoàn du lịch khoảng 200 xe đạp từ Hà Nội thăm làng Bối Khê, một thế hệ thanh niên mạnh khỏe, đi xe đạp như một phương tiện tập thể thao, họ có cái nhìn tráng kiện về tuổi trẻ và quê hương đất nước khác hẳn các nhà nho ung dung, lững thững dạo bước dưới trăng.

Hầu như tất cả các áng văn du ký nửa đầu thế kỷ XX, khi kể về các chuyến đi, đều nhắc đến phương tiện giao thông hiện đại được người du hành sử dụng. Khi tốc độ tăng lên, sự kiện diễn ra nhiều hơn, những suy nghĩ, nhận thức về các sự kiện diễn ra choán nhiều chỗ của cảm hứng thơ. Không phải là văn du ký nhưng bài thơ

Chơi Huế (1932) của Tản Đà cũng là một dạng du ký bằng thơ, kể lịch trình đi Huế

bằng các phương tiện giao thông hiện đại khác nhau: từ Hà Nội, du khách đi xe hơi

Xe hơi đã tới Đèo Ngang/Ấy qua Hà Tĩnh đường sang Quảng Bình. Từ Quảng Trị

đến Huế đi bằng xe lửa: Giời Tây ngả bóng tà dương/ Ô tô lại đổi lên đường hỏa

xa/ Ấy từ Quảng Trị Đông Hà/Đi năm ga nữa vừa là tới kinh. Nhưng nhà thơ lãng

tử của chúng ta hình như quên mất tên gọi bài thơ, đã không dừng lại ở Huế, ông đi tiếp theo đường xe lửa vào phía Nam Đế kinh đã gội mưa nhuần/ Tiện theo đường

Ngay như cảm hứng Chơi cho biết mặt sơn hà/Cho sơn hà biết ai là mặt chơi cũng phảng phất sự ra Bắc vào Nam dễ dàng nhờ giao thông hiện đại. Một niềm tự hào kiêu ngạo của một nhà nho tài tử mà làm nên nó không thể thiếu sự đóng góp của giao thông hiện đại. Nhân tiện cũng nói góp thêm, Tản Đà có nhiều thơ viết về giao thông. Có lúc ông ngồi nhớ cây cầu Hàm Rồng, một cây cầu then chốt trên đường Nam-Bắc và ông dặn Sơn Tinh Hà Bá hay cùng/ Giữ nguyên phong cảnh Hàm Rồng

đợi ta/Có ngày xe lửa đi qua/Trong xe lại có Tản Đà đứng trông (bài thơ in năm

1932). Những cảm xúc của một nhà thơ hiện đại không thể thiếu hình tượng những con đường, những cây cầu.

Giao thông hiện đại còn giúp thay đổi quan niệm về sự ĐI của người Việt ở một khía cạnh khác. Chúng ta vẫn nhớ trước đây, nhà nho được Khổng Phu Tử nhắc nhở: “Phụ mẫu tại bất viễn du, du tất hữu phương” (Luận ngữ, Lý nhân-Cha mẹ còn, người con không được đi chơi xa, nếu đi xa phải cho biết rõ nơi mình định đến). Người con theo đạo hiếu cần ở bên cha mẹ để phụng dưỡng, thăm hỏi hàn ôn hàng ngày. Nếu đi xa thì tất không thực hiện được đạo hiếu. Nhưng điều huấn thị này còn phản ánh hoàn cảnh giao thông của xã hội nông nghiệp, khi mà tốc độ còn rất hạn chế thì khoảng cách không gian địa lý đặt ra thách thức. Vượt qua một vài trăm cây số với sự hỗ trợ của đường xá, cầu phà tốt, xe máy, tàu hỏa, máy bay là câu chuyện đơn giản của thời hiện đại. Nhưng đối với người xưa, đi bộ hay đi theo đường sông, tốc độ hạn chế thì khoảng cách luôn phải được tính đến. Nếu cha già mẹ héo, có chuyện gì xẩy ra, người con không có mặt kịp thời thì ân hận suốt đời. Những cuộc ly biệt của con người trong Truyện Kiều thường được Nguyễn Du diễn tả bằng những thành ngữ đất khách quê người, chân trời góc bể và những biểu tượng sông, núi, quan ải ông sử dụng đã phản ánh tâm thức tiếp nhận không gian của người xưa trong nền văn minh nông nghiệp [207, 338].

Như vậy, giao thông hiện đại đã làm thay đổi quan niệm sống và đi. Những người con vẫn giữ được đạo hiếu đồng thời vẫn có thể thực hiện những chuyến đi xa nhờ có phương tiện giao thông hiện đại giúp vượt qua không gian. Sau chuyến bay từ Hà Nội sang Vientian chỉ có hai giờ, tác giả không nén nổi chút tự hào của một khách du được hưởng những thành quả kỹ thuật hiện đại: “Hà Nội-Vientian

trong hai giờ! Sự tiến bộ của khoa học đã làm mất nghĩa của hai câu thơ của nhà bất hủ Nguyễn Du: “Đường xa chớ ngại Ngô Lào”. Hoặc giả thi sĩ là một nhà tiên tri, câu thơ ấy chỉ có nghĩa “Ngô Lào ta chớ ngại đường xa” [139]. Không cần nói đến vài trăm năm, mà chỉ cần lùi về trước khoảng 100 năm, một chuyến theo đường bộ từ Bắc vào Nam phải vượt qua biết bao sông núi, đèo dốc hẳn là rất khó khăn, không khác gì thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh.

Một điểm nữa cần đề cập là phương tiện giao thông hiện đại đã góp phần lấp nhiều khoảng trống trên bản đồ nhận thức thế giới của người Việt, thay đổi những định kiến rất ấu trĩ về thế giới bên ngoài khi mà người Việt chưa xuất ngoại. Về mặt này, Nguyễn Thị Chân Quỳnh viết “Những người chưa từng bước chân ra khỏi nước rất dễ có những ngộ nhận: tác giả Ðại Nam Việt Quấc triều Sử ký tả cảnh nước Pháp có "cửa son chói lói, lầu vàng oai nghi", và Bá-đa-lộc vào bệ kiến quốc trưởng Pháp thì "quỳ lạy"! Trong cuộc chiến chống Pháp, người ta còn đồn rằng "Tây không có đầu gối, cứ rải ổi xanh ra đường nó dẫm phải trượt chân ngã, bắt dễ như chơi" (có lẽ vì thấy Tây đi ủng cao che lấp đầu gối?) [xem 156]. Nhưng khi người Việt đã đứng giữa Paris thì xã hội Phương Tây đã có thể sờ mó được, hít hở được, các đoàn du khách Việt Nam bắt đầu tìm hiểu đặc điểm của xã hội đó, sức mạnh và nhược điểm của nó. Theo Nguyễn Thị Chân Quỳnh, sau chuyến đi Pháp trở về, Phạm Phú Thứ đã có nhiều hoạt động hướng đến cải cách, đổi mới như gửi thư cho

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học luận án TS văn học 62 22 34 04 (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)