CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở văn hóa xã hội
2.1.4. Các tác phẩm dịch và sáng tác có ảnh hưởng đến du lịch
Theo lý thuyết liên văn bản thì bất cứ một sáng tác nào cũng chịu ảnh hưởng của sáng tác đã có trước đó. Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX về phương diện này cũng không phải là ngoại lệ.
Hoạt động dịch thuật văn học đóng góp một phần hết sức quan trọng đối với sự hình thành văn học Việt Nam hiện đại. Vấn đề này đã có nhiều nghiên cứu, ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến mảng dịch thuật văn du ký mà theo chúng tôi, cũng có phần ảnh hưởng đến viết văn du ký nói chung.
Trong tác phẩm du ký Chơi Phú Quốc, nữ sỹ Mộng Tuyết khi đó là một nữ sinh trung học đã kể về ngọn nguồn ảnh hưởng của các áng văn du ký đã được đọc đối với hứng thú phiêu lưu của mình. “Thuyền chúng tôi đi đây là thuyền buôn, chở nước mắm đi Rạch giá ghé qua Hà tiên, tiện đường chúng tôi đi theo để nếm qua cho biết cái thú đi biển bằng thuyền buồm. Cái tính hiếu kỳ và “mạo hiểm” ấy đã nuôi sẵn trong lòng mỗi khi đọc truyện Télémaque phiêu lưu, chuyện Quả dưa đỏ 9
hay những bài du ký của Alain Gerbault10” [Nam phong s. 199]. Lời tâm sự của Mộng Tuyết hé lộ cho chúng ta biết về ý nghĩa của các tác phẩm dịch hay sáng tác đã được đăng trên báo chí đầu thế kỷ, hoặc được đọc qua Pháp văn, đối với hứng thú du lịch, một hành động khởi đầu cho sự viết văn du ký.
Trong luận văn nghiên cứu về Nam phong, chương III Trào lưu dung hòa:
tản văn, Phạm Thị Ngoạn viết: “Tạp chí Nam phong cũng góp phần đẩy mạnh đà
tiến của nhiều loại văn khác: bài ký, văn du ký, bút ký, tùy bút…Chúng tôi đã ghi trên đây bài du ký của Lãn Ông, do Nguyễn Trọng Thuật dịch từ Hán văn. Bài này ra mắt đã khuyến khích loại văn [du ký ] được phát triển”11. Ý bà muốn nói bản dịch
Thượng kinh ký sự được đăng trên Nam phong đã tạo cú hích cho văn du ký phát triển. Về điểm này, Phạm Thị Ngoạn đã không hoàn toàn chính xác vì trước Thượng
9Quả dưa đỏ, tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Thuật, phóng tác theo chuyện An Tiêm trong Lĩnh nam chích quái (thế kỷ XIV).
10
Alain Gerbault (1893-1941), người đã một mình bơi thuyền vòng quanh trái đất, cuối cùng lên sống các hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương, viết một số cuốn sách về lối sống của cư dân các đảo này (Theo Wikipedia). Có lẽ Mộng Tuyết đã đọc qua tiếng Pháp các sách của ông.
11 Phạm Thị Ngoạn (1993), Tìm hiểu tạp chí Nam phong (1917-1934), kỷ yếu Hội nghiên cứu các vấn đề Đông Dương, Ý Việt. Phạm Trọng Nhân dịch ra tiếng Việt. Công bố trong CD Nam Phong, tr. 205.
kinh ký sự thì văn du ký trung đại đã được giới thiệu. Còn sở dĩ bà đặt tên trào lưu
dung hòa: tản văn là vì các tác phẩm ký sự “bắt nguồn cả từ hiện đại lẫn quá khứ”,
nghĩa là văn du ký có thể tiếp nhận ảnh hưởng của cả du ký truyền thống cũng như văn du ký hiện đại, nhất là của Phương Tây.
Tê lê mạc phiêu lưu ký 12được dịch lần đầu tiên bởi Trương Minh Ký năm
1887 và đến 1927 có bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh. Không rõ Mộng Tuyết đọc qua bản dịch nào hay trực tiếp đọc từ bản Pháp văn?
Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật được gọi là tiểu thuyết phiêu lưu, giải
thưởng của Hội Khai Trí Tiến đức năm 1925 và ngay trong 12 số của năm 1926 và 1 số đầu năm 1927, Nam phong đã đăng trọn vẹn.
Nhưng nói đến kiểu truyện phiêu lưu thì không phải chỉ có chừng ấy. Chẳng hạn, trên Nam phong có thể đọc thấy Nguyễn Bá Học có đoản thiên tiểu thuyết Dư
lịch sinh hiểm ký (số 35, năm 1923) kể cuộc đời phiêu lưu của nhân vật “tôi” hành
trình từ Bắc vào Nam.
Các trường hợp được Mộng Tuyết nhắc đến đều thuộc loại tiểu thuyết phiêu lưu, đầy chất lãng mạn, có liên quan đến vượt biển. Tuy nhiên, để cho đầy đủ, phải nói rằng một số tác phẩm du ký của văn học trung đại cũng đã được dịch trên báo chí nửa đầu thế kỷ.
Thực ra, trên Nam phong từ năm 1919, dưới đề mục Tồn cổ lục, Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến đã dịch các bài du ký trung đại trong Tang thương ngẫu lục (của Phạm Đình Hổ-Nguyễn Án) như Núi Dục thúy [s.23, tháng 6-1919], kể về chuyến đi thăm núi Dục thúy ở Ninh Bình; Bài ký chơi núi Phật tích [số 24 tháng 7-1919] kể về chuyến thăm chùa Thày, Sài Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây. Trong năm 1923 và 1924, Nam phong mới công bố trọn vẹn bản dịch của Nguyễn Trọng Thuật dịch
Thượng kinh ký sự, một áng văn du ký tiêu biểu của thế kỷ XVIII. Năm 1927-1928,
Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến công bố bản dịch Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ trong đó có một số áng văn du ký như Cảnh chùa Sơn Tây, Xứ Hải Dương.
12Les Adventures de Télémaque -tiểu thuyết của nhà văn Pháp Francois de Fénelon, in lần đầu tiên năm 1699.
Tiểu thuyết kể về cuộc phiêu lưu của Telemaque đi tìm cha là Ulysse, được xây dựng theo moyip hành trình qua nhiều quốc gia kỳ lạ có chế độ chính trị khác nhau nhưng cuối cùng nhân vật thích chế độ quân chủ chuyên chế khai sáng nhất.
Có thể nói, lý thuyết liên văn bản có thể giúp chúng ta hiểu được các nguồn văn bản ảnh hưởng, tác động đến văn du ký. Nếu như điều kiện báo chí xuất bản thuận lợi, nếu như giao thông phát triển kích thích sự đi của người viết văn du ký thì việc dịch các tác phẩm văn du ký hay tiểu thuyết phiêu lưu cũng tác động đến cả hành vi đi du lịch và viết văn du ký.