CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa như một nét hiện đại của văn học
3.2.2. Văn du ký với cái nhìn lý tưởng hóa cuộc sống thôn dã và
Quay lưng với cuộc sống hiện tại xô bồ, quay về với quá khứ được lý tưởng hóa, với cuộc sống bình dị nơi sơn cùng thủy tận, xa biệt phố thị ồn ào, đó cũng là một nét lãng mạn của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Nguyễn Tuân tìm về một thời vang bóng, Xuân Diệu bảo Chúng ta nay trong cuộc thế ao tù/ Đốt điếu
thuốc chiêu hồn sương quá khứ (Mơ xưa). Chất lãng mạn mang đậm cảm hứng phê
phán thực tại xã hội. Văn du ký có một đóng góp riêng của thể loại này cho cảm hứng lãng mạn như vậy. Cảm hứng lãng mạn quay về quá khứ, lý tưởng hóa cuộc sống thôn dã cũng còn là một nét riêng của văn học lãng mạn Việt Nam trong bối cảnh đất nước bị thực dân ngoại bang thống trị.
Trong thiên du ký Bốn năm trên đảo Các Bà, hứng vị của chuyến du lịch bốn năm bộc lộ khi con thuyền đưa tác giả tiến ra đảo: “ Chầm chậm tiến lên, thuyền dần dần xa bến. Gió bể gieo vào thuyền một thứ không khí khác thường, nhưng rất trong sạch. Không khí này quen với tôi lắm. Chỉ một chút gió phớt qua, một chút lạnh lùng đưa lại, lòng tôi đã gây gấy lên một cơn sốt nhẹ nhàng, nhưng sôi nổi để tha thiết những cái gì cao cả mênh mông của vũ trụ, nhưng cái gì chân thật, vĩnh viễn, không giả dối, không khinh bạc của loài người. Phải chăng là gió với mây, trăng với nước, là bạn chí thân của những tâm hồn ẩn dật?” [37, s. 149].
Đứng từ thuyền ngoài biển nhìn vào, du khách thấy: “Bến Cát Hải đã lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi: một màu cây xanh và mát. Đây là nơi làm nước mắm, thứ nước mắm mà phường Vạn Vân vẫn chở thuyền đi bán khắp nơi. Một doi bể phong phú phồn thịnh, đã phơi ra trước du khách, những nếp nhà ngói kiên cố, những con đường sạch và trắng, chen chúc giữa đám cau và chuối xanh xanh nhưng vụng về như một cô con gái nhà giầu xứ quê, e lệ ra mắt khách lạ. Nghề làm cá ở Cát Hải đã cho một số đông dân ở đây được no đủ, sống đời thái bình và ít phải cạnh tranh. Nếu không cần đem nước mắm đi bán khắp nơi để làm giàu thêm cho các nhà chế tạo nước mắm, Cát Hải có thể sống riêng một cõi an cư lạc nghiệp, như đời xưa không cần đến ai” [37, s.149]. Cái nhìn thông báo về mục đích ra đảo của khách du lãng mạn, người muốn đi tìm một không gian riêng tách biệt với cõi đời trần tục, không gian đô thị ồn ào trong đất liền kia.
Quả thực, Vân Đài nhìn cuộc sống của cư dân trên hòn đảo này qua lăng kính lãng mạn. Trong thiên du ký đăng trên Tri tân số 156, tác giả có phần lý tưởng hóa những thôn làng cô tịch trên đảo Các Bà - làng Tân Châu và Xuân Đám: “Làng Tân châu và Xuân đám là một cõi riêng, gần như một thế giới khác. Người ở đây sống biệt lập, và vẫn giữ được căn bản người Việt Nam. Đến đấy, ta có cảm tưởng như sống trong một thế hệ cũ vì người và cảnh vẫn có một vẻ mộc mạc thời xưa. Mười năm về trước, trong lúc các nơi đã bỏ nghề nuôi tằm dệt lụa, ở đây cũng vẫn có những bãi dâu, những khung cửi, những cô gái mặc váy đũi, yếm cổ xẻ và những ông già bạc đầu chống gậy trúc, mặc áo lụa mộc, chiều chiều đi ngắm cảnh dưới tà dương… “Khỏe mạnh” và “mộc mạc”, hai tiếng ấy có thể nói về tất cả đờn ông, đờn bà ở hai làng này. Họ có một thân thể rất đều đặn và màu da rất hồng hào. Họ không hề biết qua sự bão lụt, sự đói kém ở các nơi. Họ không bao giờ trông thấy người gầy còm vì đói, vì rét. Họ không giầu nhưng đầy đủ…Hỏi đến Hà Nội, Hải Phòng, họ tưởng là một thế giới nào ở đâu xa lạ. Thậm chí tỉnh Quảng Yên là một tỉnh mà hai làng ấy thuộc dưới quyền quản trị, cũng còn có người cả đời chưa đi tới. Mà họ cần đi tới để làm gì?... Cả hai làng có ai đi học, may ra được có người biết ít chữ quốc ngữ, biết cũng không làm gì! Nơi cả năm không một tờ báo lạc tới và cả đời không ai gửi một lá thư thăm ai!” [37, s. 156]. Khác với nhiều thiên phóng sự của các nhà văn hiện thực phê phán thường phanh phui cái cảnh bùn lầy nước đọng, những hủ tục bên trong lũy tre làng, nêu yêu cầu “cải lương hương chính”, các thiên du ký thường ca ngợi vẻ đẹp nguyên chất, trong trắng, thuần phác của con người nơi thôn dã.
Bài du ký của Nhật Nham Sau tám năm trở lại thăm Laokay in trên Tri tân
năm 1942 cũng lý tưởng hóa cuộc sống nơi biên viễn. Những suy tư lãng mạn về ý nghĩa của cuộc sống khi quan sát về cuộc sống người miền núi: “Dân vùng này cũng đã được hưởng văn minh của Tàu nhiều lắm. Có văn hóa, có võ công, có lễ nghi, có trật tự, biết sinh nhai một cách êm đềm, biết chế tạo những khí mãnh và các thức ăn mặc, thích thú đoàn viên, không ham danh lợi, ngày tháng chỉ bạn cùng non nước. Thực là một dân tộc tự ta cho là trong cảnh Đào nguyên vậy” [125, s. 47].
Vẫn Nhật Nham, người ham đi du lịch các vùng núi phía Bắc, ghi lại cảm xúc khi dự bữa cơm tại đất Bắc Cạn: “Khi ăn tôi thấy nhiều món là gia sản của chủ nhà, chẳng hạn thịt gà thịt vịt luộc và rán, chấm với muối mỡ, canh măng nứa chua và món lòng xào mộc nhĩ. Tôi nhân tự nghĩ: nhân sinh mấy vật cần dùng, dân miền sơn cước không hề thiếu thốn. Cứ hiện trạng dân miền xuôi giờ gáo nước thanh củi chưa phải đã dồi dào! Thế mà người thổ trước, củi rừng, nước suối thừa thãi đã đành, lại thóc chất đầy gác, gà lợn đầy gầm, vải dệt, áo may, măng rừng, củ núi, họa chăng có thiếu chỉ thiếu dầu, muối, sắt, đồng phải mua của người. Mỗi khi mưa rét, công việc đồng, việc rừng nhàn nhã, đốt bếp giữa nhà, thổi nấu, vợ chồng con cái quây quần, vừa sửa vừa dạy con cháu may vá, thêu thùa, vừa khuyên con gái lấy đạo làm người, hưởng cảnh no ấm, êm đềm. Cái lạc thú gia đình của họ có phần cực điểm” [126, s. 69].
Ông bình luận thêm: “Cuộc đời đương buổi cạnh tranh, hơn được kém thua, lệ thường thiên diễn, mà riêng người thổ trước được yên hưởng một cuộc đời êm đềm, đầy đủ và vô tư lự, thực cũng là hạnh phúc của hóa công dành cho người sơn cước! Dù có phải hy sinh về phần vật chất, nhưng so với dân trung châu ta, họ vẫn còn nhiều phần vui sướng về tinh thần. Đối với người thổ trước, nhân thế phải chăng là nơi khổ hải?” [126, s. 69].
Tất nhiên, nhà văn đã không lưu ý độc giả rằng cuộc sống có vẻ sung túc đó là cuộc sống ở nhà viên lý trưởng xã Nhu Viễn- người thuộc tầng lớp trên- chứ không phải là tại nhà một người nông dân cùng khổ. Điều mà tác giả muốn nhắm tới là lý tưởng hóa cuộc sống nơi sơn dã so với cuộc sống thị thành chứ vị tất là sự thực phổ biến.
Đối lập với cuộc đời bình lặng, tự cấp tự túc của vùng sơn dã, hải đảo được ca ngợi là cảnh nhố nhăng giữa chốn phồn hoa đô hội, nơi nhà văn du ký chỉ nhìn thấy phong hóa đạo đức suy đồi một cách đáng buồn. Đêm tháng sáu chơi hồ Hoàn
Gươm của Hội Nhân là một tiếng thở dài chán ngán về cảnh đạo đức suy đồi xuống
cấp của thành phố Âu hóa. “Ôi! Đến chỗ kia là chỗ chi chi, mà đôi trai gái cặp cùng nhau trơ trẽn ra vào, cười tiền, hôn bạc, yêu dối, tình vờ; làm cho tinh thần trác táng, thân thể hao mòn, gây nên bệnh hoạn, gia đình bởi đó mà hỏng, phong hóa bởi đó
mà suy, quốc gia bởi đó mà không còn nguyên khí! Thương thay! Cho cái lòng dục của con người ta vốn sẵn có từ trời cũng như con vật, thế mà không lấy cái đạo đức để hạn chế nó lại, thời người ta với thú có khác gì? -Đây là sở Phó Toàn quyền, đây là nhà thư viện mấy năm nay sách xếp đó mục ra mà người mình thưa thớt kẻ vào xem, đôi khi đến trông rêu bám nhện chằng, thương cho người mình lười biếng hư thân! -Trên một tí là Đền vua Lê Thái Tổ, tượng đồng cột đá cũng uy nghi. Tiếc thay! Một chốn linh thiêng đáng sùng bái mà ít người đi lại bằng các nơi các cậu, các cô cùng bà mẹ, ông lớn, thoải phủ, lục cung”… [31, 266-267].
Không chỉ tìm về không gian cô tịch, xa xôi trên rừng núi, hải đảo, các cuộc du lịch được gọi là hành hương, đưa khách du thoát khỏi thời gian hiện tại mà trở về với thời gian quá khứ cũng có một ý vị lãng mạn riêng. Mảng đề tài này về phương diện nào đó có thể được xem là nối tiếp dòng văn học yêu nước của nhà nho cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX trong điều kiện xã hội hiện đại, kết hợp với cảm hứng lãng mạn đi tìm những không gian và thời gian thoát tục, sự chán ghét cuộc sống phố phường hiện đại. Mảng đề tài này khá phổ biến trong văn du ký nửa đầu thế kỷ XX có lẽ vì nó đã có một dòng chảy tiếp tục từ văn học trung đại, nhưng có những điểm mới mẻ, hiện đại.
Nhà nho Tùng Vân (Nguyễn Đôn Phục) đi chơi Sài Sơn với tâm thế của nhà nho truyền thống, trước hết tìm thấy ý nghĩa phong thủy của địa điểm đến thăm viếng. Sài Sơn là một ngọn núi đứng cao nhất trong quần thể 18 ngọn núi đá, bên cạnh dòng sông Hát. Địa linh nhân kiệt, vùng này sản sinh nhiều người tài, gắn với nhiều công trạng, thi ca, lịch sử [245]. Nhưng mặt khác, ông cảm nhận được thời gian xưa cũ như đọng lại nơi đây qua việc phục sức của phụ nữ vùng Sơn Tây: “Xem ra thì nhân vật miền Sơn Tây phần nhiều còn là nhân vật chất phác, theo lối cổ phong”. Vì sao? Tùng Vân cho hay, phần nhiều các cô gái Sơn Tây hồi này vẫn mặc áo vá đi xem hội. Hỏi chuyện một bà cụ thì được biết, đó là phong cách cần kiệm từ ngàn xưa; vả lại, con gái phải giỏi khâu vá, người ta có thể nhìn vào đường kim mũi chỉ mà đánh giá con người. “Nghe nói mà lấy làm kính thay” [33, 130]. Một thế giới cách biệt với thành phố Hà Nội hào nhoáng. Đó là một phát hiện cũng mang màu sắc lãng mạn vì nhà văn du ký dẫn người đọc vào thế giới của thời gian “muôn năm cũ”, nói như Hoài Thanh, ở đây thời gian như ngừng trôi.
Cũng có khi một nhà khảo cứu như Hoa Bằng lại chỉ đến viếng thăm đền Hai Bà Trưng với tâm thế của một sử học gia. Kết thúc cuộc dâng hương miếu Hát, ông viết: “ra khỏi miếu Hát, tôi được một thỏa mãn là đã làm đạt mục đích trong một cuộc du lịch nhỏ thuộc địa hạt lịch sử, chứ chẳng có những “cảm tưởng thi vị” về cuộc tang thương hưng phế hay “xúc cảm bâng khuâng” về nỗi thấy nay nhớ xưa gì cả” [13, 14]. Nhưng cũng có người đi viếng thăm một di tích, danh thắng để có được cảm xúc về lẽ hưng phế xưa nay. Khái Sinh đi thăm Hoa Lư, cố đô nhà Đinh, nhìn hai con nghê đá tương truyền thu được từ những trận chiến với Chiêm Thành nay đã sứt mẻ, có cảm khái về cuộc đời biến đổi: “Trước sân có cái sập đá vuông, trên chạm rồng coi cũng cổ kính. Hai con nghê chầu hai bên đã thấy sứt sẹo nhiều chỗ. Có lẽ chúng thấy nước Chiêm Thành nay đã diệt vong mà ngậm ngùi không thiết gì đến tấm thân nữa chăng”. Cảm xúc về cạnh tranh sinh tồn, mạnh sống yếu chết được nói từ Phan Bội Châu, qua những du ký về Chàm trên
Tri tân khá rõ nét.
Lê Thanh và Trúc Khê thực hiện Một cuộc hành hương (Đi thăm Tức Mặc quê cũ nhà Trần) [Tri tân s. 19/1941]. Hai ông chờ đợi một cảm xúc về cơ bản không có gì mới so với du ký trung đại mà Hoa Bằng có nói đến, cảm xúc về hưng vong, trị loạn, kim cổ. Ví dụ hai nhà du lịch viết: “Tôi đứng ở trước “Chinh nam môn”, trong lòng lúc này bỗng cảm động bồi hồi vô hạn. Nhìn từng một ngọn cây, một bờ cỏ, một đợt sóng ở trên ao nước, cái gì tôi cũng tưởng tượng như nó đã từng được thân thấy những lúc võng giá rộn ràng, xiêm đai lộng lẫy của các đế hậu, các vương công. Cái gì hằn trên mặt đường kia, phải chăng là dấu vết của bánh xe loan? Cái gì loang loáng trên gương nước kia, phải chăng là phấn vãi hương thừa của các bà tần phi còn lại? Ngây nhìn một lúc, tôi bất giác phải thở dài một tiếng. Nghĩ lại cái phồn hoa của một nơi vương phủ, cái oanh liệt của một triều đế vương thời xưa ở đây, tới nay còn tìm đâu thấy nữa? Nay người qua viếng, chỉ còn đấy mấy gian đền mốc, tiêu điều giữa chốn đồng hoang cỏ rậm, lá rụng trong sương sớm, quạ kêu dưới bóng chiều! Công hầu đế bá trăm năm trắng/ Phú quí công danh một giấc
vàng. Đứng trước cảnh ấy, lại nghĩ đến hai câu thơ này, niềm xúc cảm của tôi tới
du ký trung đại là chất lãng mạn của con người hiện đại. Họ đi từ Hà Nội đến Nam Định bằng tàu lửa nhưng chọn cách đi bộ và đi đò để vào Tức Mặc cho cuộc hành hương có màu sắc. “Con tàu đi Nam đưa chúng tôi đến nơi chóng quá. Chúng tôi tiếc không bắt chước được người xưa, với chiếc áo ấy, chiếc gậy ấy, đi bộ, vừa đi vừa đọc kinh. Từ Nam Định chúng tôi có thể đi xe tay đến tận nơi, nhưng những xe cao su tân thời quá, đi như vậy còn gì là màu sắc của cuộc hành hương trong dự tưởng của chúng tôi, Chúng tôi đã phí một quãng đường Nam Định-Hà Nội rồi. Chúng tôi đi đường bộ đến Thượng Lỗi để đi đò” [194, 5]. Và trong nỗi cảm khái về cuộc đời hưng vong, có chút tình yêu nước kín đáo gửi trong đó.
Đúng như tinh thần bài báo Gương vĩ nhân mà Tri tân mở đầu cho số chuyên khảo về Đinh Tiên Hoàng, viết về vĩ nhân trong quá khứ lịch sử là để khơi dậy niềm tin của mỗi người Việt Nam vào bản thân mình giữa lúc tinh thần yêu nước đang ở tình trạng “héo lả”: “Chúng tôi muốn đem cái gương vĩ nhân ra lau làn bụi thời gian đã phủ lên, ai nấy đều có thể đến trước tự soi để biết rằng nguyên mình là người không đến nỗi hèn kém lắm, họa may có làm sống được cái tinh thần quốc gia héo lả ấy được một phần nào không?” [Gương vĩ nhân, Tri tân, s.41/1942, tr. 2].
Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây chính là nét lãng mạn nhất định của các cuộc hành hương về các di tích, danh thắng như là đi tìm không gian và thời gian bên ngoài không gian và thời gian hiện thực đang sống.