Chínhsách trên cáclĩnhvực khoa họccơngnghệ, vănhóa, giáodục, du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 (Trang 107 - 117)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNHHÌNH NGHIÊNCỨU

3.5. Chínhsách trên cáclĩnhvực khoa họccơngnghệ, vănhóa, giáodục, du lịch

Nhìn chung, chính sách của Nga đối với ASEAN trên lĩnh vực khoa học cơng nghệ, văn hóa giáo dục, du lịch đang được thực hiện đồng bộ trên mọi cấp độ, từ nhà nước đến các tổ chức thuộc giới trí thức, doanh nhân để thúc đẩy trao đổi kết nối giữa hai bên và đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.

3.5.1. Chính sách về khoa học cơng nghệ

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, Nga đã xác định hợp tác trong khoa học công nghệ là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên của Nga đối với ASEAN. Được sự ủng hộ từ phía ASEAN, hai bên đã tích cực tổ chức nhiều cuộc họp cấp cao với các bộ trưởng các bộ, ban ngành để cùng nhau trao đổi thông tin, kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực khoa học cơng nghệ, đồng thời tìm hướng giải quyết đối với các khó khăn cịn tồn tại. Hơn nữa, Nga lại là quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này trong khi các nước ASEAN hiện nay đang có nhu cầu rất lớn về hiện đại hóa đất nước. Chính vì thế, hai bên đều tìm thấy lợi ích chung trong mối quan hệ hợp tác này.

Nga tuân thủ chính sách hợp tác, chủ động trao đổi thông tin và kinh nghiệm về lĩnh vực khoa học công nghệvới các quốc gia ASEAN để hai bên có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt các cơ hội hợp tác và thâm nhập thị trường của nhau. Trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai bên, hợp tác trên lĩnh vực khoa học công nghệ rất được coi trọng. Trong lĩnh vực này, hai bên tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến máy móc, trang thiết bị như máy khai thác mỏ, máy công cụ, máy làm đường, máy cơng nghiệp và các thiết bị điện. Đồng thời, chính sách của Nga cũng chú trọng đến hoạt động nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng các máy móc, cơng cụ hiện đại trong khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, Nga mong muốn được trao đổi các bí quyết, kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng với các nước ASEAN, bao gồm: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, gió, hydro, sinh học,… nhằm phát triển nguồn năng lượng xanh.

Trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ nhất diễn ra tại Kuala Lumpur (Malaysia) năm 2005, người phát ngôn Bộ ngoại giao đã tuyên bố: đối với Nga, hợp tác trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật là một trong những ưu tiên hàng đầu với ASEAN. Nga thúc đẩy hoạt động của Nhóm cơng tác chung về hợp tác khoa học kỹ thuật giữa hai bên [126]. Để thực hiện được thông điệp này, Nga đã tổ chức triển lãm thành tựu khoa học nhằm mục đíchquảng bá thương hiệu , đồng thời đưa ra mức giá cả cạnh tranh để thu hút các doanh nghiệp, cá nhân của ASEAN. Chính Tổng thư ký ASEAN Ong Keng Yong cũng đã nhấn mạnh tại Hội thảo “Nga – khu vực châu Á – Thái Bình Dương: hướng tới quan hệ chiến lược và kinh tế đối thoại giữa các nền văn minh” được tổ chức tại Moscow năm 2006: trao đổi nghiên cứu khoa học là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng giữa Nga và ASEAN.

Trước đó, tháng 7/2004, tại Hội nghị các bộ trưởng ngoại giao ASEAN + 1, phiên họp với Nga được tổ chức tại Indonesia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan nhận định tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ là tiềm năng hợp tác quan trọng và lớn thứ hai (sau năng lượng) giữa Nga và ASEAN để phục vụ các mục tiêu kinh tế. Ngoài ra, ASEAN muốn được học hỏi và tận dụng cơ hội hợp tác với Nga trong lĩnh vực này, trong đó chú trọng đến công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và cơng nghệ vũ trụ. Nga hồn tồn ủng hộ ý kiến này và chính sách của Nga trong thời gian đầu là tập trung vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực với ASEAN. Trước mắt, hai bên sẽ tổ chức các cuộc hội thảo, lập kế hoạch cho các khóa đào tạo và xây dựng các chương trình trao đổi cán bộ nghiên cứu khoa học.

Bên cạnh đó, Nga cịn có thế mạnh về khoa học vũ trụ và đã ký thỏa thuận hợp tác với nhiều nước thuộc ASEAN. Chẳng hạn, năm 2007 tên lửa Zenit của Nga đã đưa vệ tinh liên lạc của Malaysia lên quỹ đạo thành công. Nga và Indonesia cũng đã hiện thực hóa đề án hàng khơng vũ trụ mang tên “Xuất phát trên

không”tại Baik, tỉnh Iris-Jaya. Theo nhận định khi được phỏng vấn của TS. Mai

Nguyễn Tuyết Hoa – Trưởng phịng Khoa học cơng nghệ và Hợp tác phát triển, Khoa Quốc tế, ĐHQG Hà Nội, cần thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ giữa các nước thành viên ASEAN và Nga để chia sẻ các thông tin về khoa học và công nghệ. Đây là cơ hội để hai bên khai thác hết những lĩnh vực có tiềm năng cao như phát triển các vật liệu tiên tiến và khoa học đời sống để phát triển có hiệu quả các sản phẩm giá trị gia tăng. Để hoạt động này có hiệu quả hơn, cần tổ chức các cuộc họp thường kỳ của Nhóm cơng tác về khoa học và cơng nghệ ASEAN-Nga đồng thời thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN-Nga về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới để tăng cường mối liên kết giữa hai bên về khoa học và cơng nghệ theo hướng cùng có lợi.

3.5.2. Chính sách về giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, Nga và ASEAN đã tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy giao lưu giữa các trường đại học và sinh viên của hai bên vì đây là lực lượng đóng vai trị quan trọng ảnh hưởng đến tương lai của một đất nước. Chính vì thế, tạo điều kiện để giới trẻ ASEAN và Nga tìm hiểu về nền văn hóa, giáo dục của 2 quốc gia là điều cần thiết, cho phép họ nâng cao hiểu biết về thế giới cũng như những mối quan hệ hợp tác của đất nước mình. Nền giáo dục của Nga khá hiện đại vì vậy du học Nga là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ châu Á. Trong những năm gần đây, được sự đề nghị của ASEAN, Nga đã tăng thêm nhiều gói học bổng có giá trị của nhiều ngành học khác nhau để đáp ứng nhu cầu du học ngày càng cao của sinh viên châu Á.

Các chính sách hợp tác giáo dục giữa Nga và ASEAN hiện nay được thực hiện theo hai cơ chế là APEC và ASEAN + 1(ASEAN + Nga). Tháng 10/2000, rất nhiều các thành viên thuộc chính phủ, các nhà khoa học cũng như thương nhân Nga đã tham gia Hội thảo “Quan hệ đối thoại Nga – ASEAN” để bàn luận vấn đề hợp tác hàn lâm ASEAN – Nga. Tại hội thảo này, rất nhiều trường đại học, học viện, viện nghiên cứu Nga đã bày tỏ mong muốn được góp mặt vào các hoạt động của AUN (Hiệp hội các trường đại học Đơng Nam Á). Sau đó, một buổi họp giữa các nhà lãnh đạo của các trường đại học AUN và Nga đã được tổ chức để hai bên có cơ hội tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về hệ thống giáo dục đại học của nhau cũng như khai thác cơ hội hợp tác trên lĩnh vực khoa học và giáo dục.

Năm 2000 – 2001, quỹ APEC về giáo dục đã cung cấp kinh phí cho các nước thành viên ASEAN để phục vụ cho hợp tác giáo dục, nghiên cứu và trao đổi học giả với các nước bên ngoài khu vực. Năm 2006, Nga và ASEAN đã cùng tham gia vào các chương trình giáo dục tại các vùng xa xôi hẻo lãnh trong khuôn khổ của quỹ này. Nga là một trong những quốc gia nổi tiếng toàn thế giới về chất lượng đào tạo cũng như mức học phí hợp lý nên hiện nay nước này đang trở thành thị trường giáo dục đầy hấp dẫn với các nước ASEAN. Đặc biệt là Việt Nam, ngay từ thời Liên Xơ, đã có hàng chục ngàn sinh viên theo học và tính đến 2006 đang có hơn 4000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga (trong đó có hơn 1200 sinh viên đi theo diện học bổng của chính phủ Nga cấp) [120]. Còn theo số liệu từ Đại sứ quán Nga tại Malaysia, trong năm 2006 có khoảng 2000 sinh viên nước này đang theo học các chương trình đại học và sau đại học tại Nga.

Một số quốc gia khác thuộc ASEAN như Thái Lan và Indonesia cũng rất quan tâm đến củng cố hợp tác giáo dục với Nga. Do Nga có nhiều chính sách khuyến khích học tập thơng qua hình thức học bổng tồn phần các nước này đang đề nghị tăng số lượng học bổng cho các sinh viên có nhu cầu theo học. Bên cạnh đó, Nga cịn có nhiều chính sách thu hút nhân tài từ nước ngồi như hỗ trợ học phí, điều kiện sinh hoạt, nhất là đối với các sinh viên du học theo chế độ tự túc. Với những hỗ trợ này, cộng với sự quan tâm hợp tác về đào tạo của chính phủ Nga và các nước ASEAN, số lượng sinh viên từ các nước ASEAN sang Nga du học sẽ ngày càng đông đảo. Lực lượng trẻ và tri thức cao này sẽ là cầu nối quan trọng để tiếp cận những thành tựu khoa học tiên tiến của Nga. Đây đồng thời cũng là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nga và ASEAN, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp này mở rộng quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Chính vì thế, TS. Xocolop Anatoly – dịch giả, nhà Việt Nam học, trong các cuộc phỏng vấn của tác giả, rất ủng hộ các chương trình trao đổi và liên kết, đào tạo cán bộ và tổ chức các hội thảo chuyên đề trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, kể cả những đối tượng có lợi ích thương mại khi được hai bên nhất trí. Ơng cũng nhấn mạnh hai bên cần phải tăng cường sự hợp tác giữa các tổ chức văn hóa lớn, bao gồm thư viện và viện bảo tàng, các doanh nghiệp văn hóa và các ngành cơng nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích học ngơn ngữ Nga tại các quốc gia thành viên ASEAN thông qua việc mở rộng các chi nhánh, mạng lưới của các Trung tâm văn hóa Nga tại các quốc gia này. Quan trọng hơn cả, theo TS Anatoly, đó là tăng cường hoạt động nhận thức và ý thức gìn giữ truyền thống, di sản văn hóa của Nga và ASEAN thông qua hoạt động được tổ chức tại các quốc gia ASEAN và Nga như giao lưu văn hóa, triển lãm nghệ thuật, chương trình liên hoan phim và các sự kiện văn hóa khác. Ngồi ra các chuyên gia văn

hóa của mỗi bên cần có cơ hội gặp gỡ, trao đổi tại các cuộc hội đàm về văn hóa nhằm phát triển và thực hiện các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hóa giữa Nga và ASEAN.

Theo TS. Nguyễn Thị Thu Đạt – Phó Giám đốc Phân viện tiếng Nga Puskin trong cuộc phỏng vấn của người viết, Nga và ASEAN cần tập trung vào hợp tác nhiều hơn nữa trong trao đổi giáo dục và chia sẻ kiến thức giữa thanh niên và sinh viên. Thông qua mối liên kết hợp tác của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và trao đổi học giả, giáo viên và giảng viên cũng như sinh viên trong các tổ chức giáo dục đại học, hai bên cần phối hợp với mạng lưới các trường đại học trong nước để thực hiện các hoạt động trao đổi giáo dục và con người, đặc biệt là giới trẻ để họ có cơ hội học tập, tìm hiểu đất nước và con người mỗi bên. Bà Thu Đạt thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến thế hệ trẻ của các quốc gia vì theo bà đây là những người có trí tuệ, tinh thần cởi mở, hiện đại và cầu tiến. Đây cũng là lớp người dám tiên phong trong nhiều phong trào hoạt động nên các hoạt động giáo dục, giao lưu văn hóa nên tập trung vào đối tượng này sẽ thu được hiệu quả cao nhất.

Chính vì vậy, bà Thu Đạt cho rằng để tăng cường quan hệ hợp tác giáo dục, văn hóa giữa Nga và ASEAN, hai bên cần khuyến khích các hoạt động kết nối, chẳng hạn như tổ chức các chuyến thăm ASEAN và Nga cho các sinh viên, thanh niên, giới học giả, nhà nghiên cứu và các nhà ngoại giao nhằm làm sâu sắc thêm mối thân tình giữa hai bên ở cấp độ tồn nhân dân. Hoặc hai bên cũng có thể đa dạng hóa các hoạt động văn hóa thơng qua tổ chức các cuộc họp của thanh niên, giới thiệu văn hóa, liên hoan phim, trại hè và các hình thức kết nối khác phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên. Về phía Nga, bà Thu Đạt cho rằng Nga cần tăng thêm các gói học bổng cho sinh viên ASEAN để họ có cơ hội tiếp cận và theo đuổi nền giáo dục đại học ở Nga. Có như thế, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và ASEAN mới đi sâu vào thực chất và có được những hiệu quả tích cực đến mối quan hệ hợp tác chiến lực của hai bên.

Bên cạnh đó, tn theo chính sách hợp tác phát triển văn hóa của mỗi bên, Nga và ASEAN đã tái khởi động những mối quan hệ đã có trước đây nhưng đã bị mai một trong thời kỳ chiến tranh lạnh ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI. Kết quả là, quan hệ hợp tác văn hóa giữa Nga với toàn bộ các quốc gia thành viên ASEAN đang không ngừng phát triển. Rất nhiều trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nga (Viện Puskin) đã được thành lập tại các quốc gia ASEAN như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,… Các trung tâm này thu hút rất đơng những người u thích và muốn khám phá văn hóa và ngơn ngữ Nga. Ngồi ra, Bộ Văn hóa Nga kết hợp với các quốc gia Đơng Nam Á thường xuyên tổ chức Ngày văn hóa

Nga để giới thiệu những nét văn hóa truyền thống và đặc sắc của Nga. Những hoạt động này góp phần củng cố tình hữu nghị giữa hai bên, làm sâu sắc và đa dạng hơn mối quan hệ giữa Nga và ASEAN trong tương lai và nhất là tăng cường hình ảnh của Nga tại ASEAN.

3.5.3. Chính sách về văn hóa

Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Nga cũng chủ trương đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của văn hóa Nga tại Hiệp hội thông qua việc thành lập Trung tâm ASEAN tại Đại học Quốc gia Quan hệ Quốc tế Moscow vào năm 2010 và một loạt Trung tâm văn hóa Nga đã lần lượt có mặt tại các quốc gia Đơng Nam Á. Điều này chứng tỏ hai bên đã đặt quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa là ưu tiên hàng đầu, vì chỉ có hiểu biết về văn hóa của nhau mới có thể tạo được niềm tin trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác.

Năm 2010, Trung tâm ASEAN được thành lập tại Đại học Quốc gia Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) đã thúc đẩy sự phát triển của các mối liên kết kinh tế, trao đổi văn hóa, khoa học và giáo dục giữa Nga và ASEAN. Bên cạnh đó, theo Đài tiếng nói nước Nga tháng 5/2013, Diễn đàn Thanh niên Nga – ASEAN được tổ chức lần thứ nhất tại Moscow, thu hút rất nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là sinh viên và nghiên cứu sinh đến từ các trường Đại học tại Nga và các quốc gia ASEAN. Thông qua diễn đàn này, Nga và ASEAN muốn giới thiệu về ý nghĩa và mục tiêu của tổ chức này, khuyến khích giới trẻ Nga đóng góp ý kiến về các vấn đề trong khu vực, đưa mối quan hệ Nga-ASEAN lên một bước phát triển mới. Cụ thể, tham gia dự kiện này, các bạn trẻ đã thảo luận về các chủ đề chính như ý nghĩa và vai trị của ASEAN đối với Nga và ngược lại, triển vọng mối quan hệ của hai bên trong tương lai.

Dễ nhận thấy sự quan tâm thực sự của thanh niên Nga thông qua Diễn dàn Thanh niên Nga – ASEAN thông qua các ý tưởng thiết thực, sáng tạo. Không những thế, nhiều kiến thức bổ ích về các quốc gia khu vực Đơng Nam Á cũng được họ tiếp thu và học hỏi. Trong khi đó, các bạn trẻ ở các quốc gia ASEANnhận thấy Nga là nhân tố góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, hạt nhân và quân sự trong Hiệp hội ASEAN. Họ cũng khẳng định rằng Nga là đối tác quan trọngtrong ngành cơng nghiệp dầu khí, và hàng khơng vũ trụ. Do đó, thanh niên Nga và cả các nước ASEAN muốn có quan hệ gần gũi hơn với nhau để hai bên có thể tăng cường liên kết, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực giao thông vận tải và công nghệ thông tin.

Vào tháng 10/2014, với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2015”, Ngày ASEAN đã được đại sứ 10 quốc gia khu vực Đông Nam Á tại tổ chức nhằm củng cố khối đồn kết Đơng Nam Á. Đây cũng là dịp để các thành viên

trong gia đình ASEAN và bạn bè quốc tế gặp gỡ, hiểu thêm về cộng đồng các quốc gia khu vực này. Đây là một sự kiện hàng năm với thành phần tham gia là đại sứ 10 quốc gia thành viên, cán bộ nhân viên cơ quan đại diện các nước ASEAN tại Liên bang Nga, đại diện Bộ Ngoại giao và nhiều bộ ngành khác của Liên bang Nga. Tại sự kiện “Ngày ASEAN” này, ông Haini Hashim, Đại sứ Brunei, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Liên bang Nga đã khẳng định vai trò to lớn của ASEAN trong xây dựng và phát triển khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, năm 2014 cùng là dịp kỷ niệm 10 năm ngày ASEAN và Liên bang Nga ký Hiệp ước quan hệ đối tác nên sự kiện này càng mang ý nghĩa văn hóa tốt đẹp. Nhất là trong thời gian qua, hai bên đã không ngừng tăng cường, phát triển mối quan hệ hợp tác cùng có lợi trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, khoa học, giáo dục, du lịch,…Ông Haini Hashim cũng khẳng định việc phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai bên không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho Nga, mà bản thân các nước thành viên ASEAN cũng đặc biệt coi trọng mối quan hệ hợp tác này.

3.5.4. Chính sách về du lịch

Trong lĩnh vực du lịch, tỷ lệ người Nga quan tâm đến các điểm đến tại châu Á nói chung và các nước ASEAN ngày càng cao. Hai bên đã tổ chức nhiều sự kiện quảng bá du lịch, phát hành các ấn phẩm giới thiệu về ASEAN và các nước thành viên bằng tiếng Nga, tăng cường đội ngũ hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Nga để phục vụ thị trường đầy tiềm năng này. Các chuyên gia đánh giá tiềm năng du lịch của hai bên còn rất lớn và còn nhiều yếu tố chưa được khai thác hết.

Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, nền kinh tế Nga và ASEAN đang trên đà tăng trưởng, mức sống của người dân Nga cũng như nhiều nước ASEAN được cải thiện, tạo điều kiện phát triển du lịch giữa hai bên. Ngày càng nhiều người dân Nga tìm đến các nước ASEAN và nhận thấy là “một vùng đất đầy kỳ thú” [17]. Theo thống kê từ Bộ Du lịch của Nga, trong những năm gần đây số lượng khách Nga du lịch ra nước ngoài đã tăng lên đáng kể. Năm 2001 có 20,25 triệu người (tăng gấp đơi so với năm 1998) và con số này đạt mức 24,5 triệu người năm 2004. Theo ước tính của Cơ quan Du lịch Liên bang (Bộ Văn hoá Liên bang Nga), trong nửa đầu năm 2013, trên 570.000 khách du lịch Nga đã đến thăm Thái Lan [129]. Thái Lan đã trở thành điểm đến du lịch phổ biến thứ ba ở Nga, và xu hướng phát triển du lịch Nga vào Đông Nam Á vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Nhất là khi hiện nay Nga có chế độ miễn thị thực với Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Lào, Philipines (có thời hạn 15-30 ngày). Tại Indonesia, Myanmar và Campuchia, cơng dân Nga có thể xin thị thực tại biên

giới, góp phần đáng kể cho sự phát triển của sự tiếp xúc giữa người với người giữa các quốc gia.

Nga đang hướng sự quan tâm chú ý về phía Đơng nên chính sách hợp tác trên lĩnh vực du lịch của Nga cũng ủng hộ theo quan điểm này. Nếu như trước đây các văn phòng du lịch ở Nga thiên về quảng cáo các chuyến đi đến châu Âu thì giờ đây đã bổ sung thêm nhiều chương trình du lịch hấp dẫn đến khu vực Đơng Nam Á. Theo nhận xét được tác giả phỏng vấn của GS. TS Buianov Vladimir – Chủ tịch hội Hữu nghị Nga – Việt, nhu cầu du lịch các nước châu Á, trong đó có khu vực Đông Nam Á của Nga ngày càng tăng. Không chỉ ở Moscow mà nhiều thành phố khác, tỷ lệ tour châu Âu – Đông Nam Á là 50 – 50. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Thái Lan là địa chỉ quen thuộc của người Nga. Năm 2002, nước này đón 40.341 lượt khách du lịch, sau hai năm con số này đã tăng lên gấp đôi,

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)