Nga không coi trọng chínhsách với ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 (Trang 137)

4.2.2.1 .Nga đềcao chínhsách với ASEAN 1

4.2.2.3. Nga không coi trọng chínhsách với ASEAN

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra kịch bản chính sách cho rằng trong tương lai Nga sẽ coi nhẹ chính sách đối ngoại dành cho ASEAN và mối quan hệ hợp tác giữa Nga và ASEAN sẽ theo chiều hướng xấu đi. Điều này có nghĩa là Nga không đủ tầm và lực để duy trì mối quan hệ với ASEAN do vấp phải sự cạnh tranh từ rất nhiều cường quốc lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Kết quả là, quan hệ hợp tác giữa Nga và ASEAN trong lĩnh vực kinh tế sẽ bị thụt lùi, thể hiện ở các số liệu xuất nhập khẩu giảm; lĩnh vực chính trị sẽ nguội lạnh, các chuyến viếng thăm giữa lãnh đạo hai bên sẽ thưa dần hoặc sẽ không đưa đến kết quả khả quan; lĩnh vực văn hóa giáo dục sẽ ít dần những sự kiện giao lưu văn hóa nhân dân,… Dần dần, Nga sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, nhường lại cho các quốc gia khác tiếp tục hợp tác và đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.

Cơ sở để đưa ra dự báo này:

Trong những năm gần đây, mặc dù quá trình thực thi chính sách đối ngoại Nga dành cho ASEAN đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, chẳng hạn như:

Nền chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động phức tạp và khó lường đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thiết lập và thực hiện những đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của ASEAN và Nga. Thêm vào đó, trật tự quốc tế hiện nay đang theo xu hướng “đa cực hóa” và thế mạnh đang nghiêng về phía một số cường quốc như như Mỹ, Trung Quốc, EU,…. Những cường quốc này thường dựa vào sức mạnh về mặt chính trị và quân sự để áp đặt trong quan hệ với các quốc gia khác. Ngoài ra, thế giới hiện nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như tranh chấp về lãnh thổ, quyền lực, biển đảo, tài nguyên giữa các quốc gia,.... Có thể thấy, các quốc gia và tổ chức trên thế giới thường có lợi ích đan xem nhau rất phức tạp. Trong khi đó, Nga vẫn đang là mục tiêu kiềm chế của Mỹ và các nước phương Tây. Còn ASEAN thường trở thành đích nhắm của nhiều thế lực lớn để toan tính các chiến lược lâu dài của họ ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á Thái Bình Dương nói chung. Nhân tố này rất dễ ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cũng như chính sách ngoại giao của Nga và ASEAN.

Hiện nay, nhiều đảng phải chính trị tại Nga cùng tham gia vào đời sống chính trị trong nước. Mặc dù Đảng nước Nga thống nhất đã được thành lập vào năm 2001, sau sự sát nhập của “Đảng Tổ quốc – Toàn Nga” và “Đảng thống nhất của Nga” tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn nhiều tổ chức chính trị tồn tại song song với chính đảng này. Do đó, trong tương lai, nếu một đảng phái chính trị theo đường lối khác chi phối thì quan hệ giữa Nga và ASEAN sẽ là đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi những thay đổi này. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường lối chính sách và những toan tính chiến lược của Nga dành cho ASEAN và ngược lại.

Một yếu tố nữa có thể tác động đến chính sách và mối quan hệ giữa Nga và ASEAN, đó là tình huống Nga thay đổi mô hình phát triển đất nước. Đặt giả thiết rằng, nếu trong tương lai nước Nga không phát triển theo mô hình chủ nghĩa dân tộc như hiện nay mà chuyển sang mô hình thị trường tự do như các nước tư bản phương tây thì quan hệ giữa Nga và ASEAN sẽ có những bước thay đổi đáng kể. Trong bối cảnh đó sẽ có hai trường hợp: (1) nước Nga có thể xảy ra “cách mạng sắc màu” (color revolution) hay còn gọi là cách mạng hoa (flower revolution). Đây là cuộc đảo chính phi vũ trang thường xảy ra ở các nước theo chế độ tư bản những không chịu sự chỉ huy của Mỹ và các nước phương Tây.

(2) nước Nga sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi làn sóng cách mạnh do các nước phương Tây phát động, làm thay đổi tình hình chính trị Nga. Chắc chắn khi đó mối quan hệ giữa Nga và ASEAN sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Có thể nói trong bối cảnh tình hình chính trị cũng như kinh tế của thế giới thay đổi hàng ngày như hiện nay, mỗi động thái hay thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga có ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ với ASEAN. ASEAN là Hiệp hội bao gồm nhiều quốc gia với những thể chế chính trị, tôn giáo và sắc tộc khác nhau luôn mong muốn nền chính trị nước Nga trong trạng thái ổn định, cho dù ai hoặc đảng phái chính trị nào lên cầm quyền đi chăng nữa. Một nước Nga ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa Nga và ASEAN, còn không sẽ khiến mối quan hệ này phát triển theo chiều hướng xấu trong tương lai.

Liên bang Nga vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá là nền kinh tế lớn trên thế giới nhưng bên trong vẫn còn tồn tại hai khó khăn thách thức chính, đó là: (1) nền kinh tế Nga dựa nhiều vào xuất khẩu và năng lượng (theo con số từ cục Thống kê Liên bang quốc gia Nga, dầu mỏ và khí đốt chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này); (2) cơ cấu kinh tế của Nga còn thiếu đa dạng nên hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nga còn chưa hiệu quả. Với một nền kinh tế phát triển thiếu cân đối như vậy, các chính sách mà Nga có thể đưa ra áp dụng với ASEAN cũng khó đạt được hiệu quả và tính bền vững như hai bên mong muốn. Hiện nay, hai bên đang coi nhau là đối tác kinh tế quan trọng và chiến lược nên mỗi bên cần có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại trong mối quan hệ này.

Việc nước Nga có thể cân bằng lại nền kinh tế, lấy lại vị thế cường quốc được hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ giữa Nga với các tổ chức và quốc gia trên thế giới, trong đó có ASEAN. Bởi một nước Nga hùng mạnh sẽ tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để ASEAN có thêm tiềm năng để phát triển hiệp hội, từ đó làm thịnh vượng thêm khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ngược lại, một nước Nga yếu kém sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ không chỉ với ASEAN mà với nhiều tổ chức và quốc gia khác trong tương lai.

Cả Nga và ASEAN đều đặt việc phát triển quan hệ với các quốc gia và tổ chức có nền kinh tế phát triển năng động lên hàng đầu. Trong bối cảnh kinh tế mới, quan hệ giữa hai bên một khi được tăng cường sẽ kéo theo sự phát triển kinh tế của mỗi bên, đồng thời củng cố vị thế của hai bên không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới. Tóm lại, chính sách đối ngoại mà Nga áp dụng đối với ASEAN trong tương lai sẽ được điều chỉnh theo hướng cân đối hơn giữa các lĩnh vực thực chất, không chỉ mở rộng lĩnh vực mà còn phát triển theo chiều sâu thực chất để đáp ứng lợi ích lâu dài của mỗi bên.

Nhận định của nghiên cứu sinh:

Trong ba kịch bản được nêu ra trên đây, kịch bản “Nga đề cao chính sách với ASEAN” có nhiều khả năng hiện thực nhất bởi những lý do đã được nêu rõ trong phần cơ sở dự báo. Đó là: thứ nhất, Nga và ASEAN đã có mối quan hệ hợp tác tương đối tốt đẹp trong suốt gần 20 năm qua và mối quan hệ này ngày càng được khẳng định và phát triển trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, giáo dục thể hiện qua những con số tăng trưởng về kinh tế, các cuộc viếng thăm của nguyên thủ mỗi bên cũng như các sự kiện giao lưu văn hóa, trao đổi nhân lực giữa Nga và các nước ASEAN được tổ chức ngày càng nhiều. Thứ hai, Nga và ASEAN ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nhau trong phát triển bền vững đất nước và ổn định an ninh khu vực. Cụ thể, đề cao chính sách với ASEAN giúp Nga củng cố vị thế của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ đó từng bước nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế. Đối với ASEAN, thiết lập và nâng tầm mối quan hệ với Nga giúp tổ chức này tận dụng được nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế, quốc phòng, qua đó mở rộng mối quan hệ với nhiều nước trên thế giới.Thứ ba,cả Nga và ASEAN đã chính thức thừa nhận mỗi bên là đối tác quan trọng của nhau thông qua các bài phát biểu tại các hội nghị trong khu vực. Nga coi ASEAN là nhân tố quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương còn ASEAN khẳng định Nga là một cường quốc có tầm ảnh hưởng nhất định trên thế giới nên cần sự hậu thuẫn của quốc gia này trong các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Thứ tư, Nga và ASEAN ngày càng tìm thấy nhiều điểm chung trong việc giải quyết các vấn đề trong khu vực và quốc tế, đó là theo hướng hòa bình, hạn chế vũ lực, tôn trọng luật pháp quốc tế và đặc biệt không sử dụng vũ khí hạt nhân. Chính điều này làm cho mối quan hệ giữa hai bên thêm phần tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.

Thực tế đã chứng minh điều này khi sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nga diễn ra tại Sochi năm 2016 đã mở ra một bước phát triển mới trong mối quan hệ giữa hai bên, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của ASEAN trong chính sách hướng Đông mà Nga đang theo đuổi. Tại Hội nghị này, lãnh đạo mỗi bên đã đưa ra thỏa thuận về việc nâng tầm mối quan hệ Nga – ASEAN lên mức quan hệ đối tác chiến lược. Để đạt được mục tiêu này, Putin đã tiến hành một loạt các cuộc đối thoại song phương với 10 quốc gia ASEAN để tăng cường sự hiện diện của Nga tại khu vực này. Cụ thể, lần lượt các nguyên thủ quốc gia của Philippines, Thái Lan,… đã đến thăm chính thức Nga để thắt chặt mối quan hệ, đưa ra các đề nghị hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, nông nghiệp, du lịch và quốc phòng. Đến cuối năm 2018, các nhà lãnh đạo Nga và các quốc gia Đông Nam Á trong Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN lần thứ 3 đã nâng mối

quan hệ Nga – ASEAN từ Đối tác đối thoại lên tầm Đối tác chiến lược. Điều này khẳng định Nga ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực an ninh chính trị tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tạo cán cân thăng bằng chiến lược giữa các cường quốc đang có tầm ảnh hưởng lớn trong cạnh tranh khu vực.

Bắt đầu từ năm 2016, Nga và ASEAN đã bắt đầu triển khai Kế hoạch hành động toàn diện ASEAN-Nga trong 5 năm (2016-2020) và đã có 79/139 dòng hành động được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực để giúp hai bên thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường các mối liên kết. Không dừng lại ở đó, Nga và ASEAN cũng triển khai một loạt các kế hoạch khác như Kế hoạch hợp tác về năng lượng ASEAN – Nga giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch hợp tác về Nông nghiệp và An ninh lương thực giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch hành động về Khoa học – Công nghệ - Sáng tạo giai đoạn 2016-2025,… Nhờ thế, năm 2017, thương mại hai chiều giữa Nga và ASEAN đã đạt 17,79 tỷ USD và mức đầu tư trực tiếp từ Nga vào các quốc gia Đông Nam Á đạt 47,72 triệu USD. Trong những năm tiếp theo, hai bên sẽ tiếp tục các hoạt động hợp tác chung như thành lập “Đối tác đối thoại ASEAN-Nga về Xây dựng Năng lực phòng chống dịch bệnh”, ký Biên bản ghi nhớ về Hợp tác trong lĩnh vực quản lý thiên tai, tổ chức Cuộc họp cấp cao giữa Nga – ASEAN về khoa học công nghệ, tổ chức Diễn đàn Giáo dục ASEAN-Nga, tổ chức Chương trình Văn hóa và Hợp xướng thanh niên ASEAN-Nga,…[141].

Riêng đối với Việt Nam – đối tác truyền thống của Nga và một thành viên tích cực của ASEAN, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU đã mang đến nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, khi FTA này đi vào hiệu lực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước Nga và Việt nam đã tăng từ 3,7 tỷ USD (2015) lên 5,3 tỷ USD (2017). Việt Nam đã có thêm nhiều dự án đầu tư tại Nga, trong đó không thể không kể đến dự án nhà máy sản xuất sữa TH True Milk tại Kaluga và Viễn Đông. Nhờ có Hiệp định thương mại tự do này, Nga có thể dần tiến tới thiết lập các Hiệp định thương mại tự do với từng quốc gia thuốc ASEAN, từ đó thành lập Khu vực mậu dịch tự do giữa Nga và ASEAN, hoặc cấp độ rộng lớn hơn là EAEU-ASEAN.

Tháng 6/2019, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia ASEAN và Nga tại Bangkok (Thái Lan), các bên đã cùng thống nhất kế hoạch hành động hợp tác ASEAN – Nga và ký vào Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa ASEAN và Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU). Tháng 8/2019, “ngày ASEAN” đã được tổ chức tại Liên bang Nga. Tại sự kiện này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga là Igor Morgulov đã khẳng định Nga ngày càng coi trọng ASEAN trong chính sách đối ngoại của mình khi trong suốt hơn hai thập kỷ qua, Hiệp hội này đã trở thành đối

tác tin cậy, tích cực trong các vấn đề mang tính toàn cầu, góp phần không nhỏ trong đảm bảo hòa bình, phát triển bền vững trong cả khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

4.3. Tác động của chính sách tới Việt Nam

4.3.1. Vị trí của Việt Nam trong chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN

Có thể khẳng định rằng, trong 10 quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam là thành viên duy nhất có quan hệ lâu đời, truyền thống hữu nghị với Nga từ thời Liên Xô cho tới nay. Nếu như trong thế kỷ 20, nhất là những năm tháng chiến tranh, mối quan hệ giữa hai nước chủ yếu là quan hệ một chiều: Nga xuất khẩu sang Việt Nam các thiết bị quân sự, trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất,… thì từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, mối quan hệ giữa hai nước đã dần trở lại thế cân bằng và ghi nhận nhiều tín hiệu chủ động tích cực từ phía Việt Nam. Việt Nam coi Nga và các nước SNG là thị trường lớn thứ tư (sau Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản). Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu vào Nga của Việt Nam mới chỉ đạt trên 200 triệu USD, năm 2009 đã đạt mức 693,46 triệu USD và đến năm 2013 con số này là 2,06 tỷ USD. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2009, tăng 14,34% so với năm 2012. Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Nga 10 tháng năm 2014 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.7: Thống kê kim ngạch và tỷ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nga 10 tháng năm 2014

ST T Tênhàng Trịg iá (triệ u US D) So sánhcùn gkỳ (%) Tỷtrọng (%) Trongtổngkim ngạch XK sang Nga Trongtổngkimngạ chmặt hàng đó XK của VN 1 Điệnthoạicácloạivàli nhkiện 555 -18,2 38,6 2,8 2 Hàngdệt, may 116 4,3 8,1 0,7 3 Càphê 107 42,9 7,5 3,5 4 Hàngthủysản 86 14,3 6,0 1,3 5 Máy vi tính, sảnphẩmđiệntử vàlinhkiện 79 -52,6 5,5 0,9

6 Giàydépcácloại 72 -7,8 5,0 0,9 7 Hạtđiều 48 -6,8 3,3 2,8 8 Hàngrauquả 31 25,0 2,2 2,5 9 Hạttiêu 27 10,8 1,9 2,4 10 Hànghóakhác 317 -1,9 22,1 0,6 Tổngcộng 143 7 -10,6 100,0 1,2 Nguồn: TổngcụcHảiquan

Đặcbiệt, từ đầu thế kỷ XXI đến nay, Việt Namvừalà thành viên của ASEAN vừalà láng giềng với hai cường quốc là Trung Quốc và Ấn Độ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Việt Nam sở hữu nhiều hải cảng nước sâu, các đảo nổi với nhiều mỏ dầu khí lớn và ở vị tri đắc địa là các trục giao thông huyết mạch của khu vực cũng nhưquốc tế. Trong lịch sử, nhiều cường quốc đã coi Việt Nam là “bàn đạp” trong các cuộc đua tranh về ảnh hưởng và quyền lực trong khu vực. Việt Nam có thể trở thành đầu mối, điều phối viên tích cực cho các nỗ lực và hợp tác kinh tế không chỉ trong khu vực mà còntrên thế giới. Bởi quốc gia này chính là cửa ngõ ra biển cho vùng phía Tây Nam của Trung Quốc, cho Lào, Campuchia, Bắc Thái Lan. Không những thế, Việt Nam còn là ngã ba trung chuyển trên cả đất liền, biển và trên không giữa vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Hơn nữa, sau hơn 2 thập kỷ đổi mới, thế và lực của Việt Nam ngày càng mạnh hơn. Tính đến tháng 12/2014, Việt Nam đã có 90,5 triệu người, tốc độ phát triển kinh tế năm 2014 đạt 5,9%, cao hơn năm 2013 (5,42%), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP cao thứ hai trên thế giới (sau Trung Quốc) [120]. Việt Nam còn là quốc gia có nền chính trị - xã hội ổn định, thị trường sôi động hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Với những lợi thế này, Việt Nam đang chiếm được nhiều cảm tình của bạn bè quốc tế khi là một quốc gia đáng tin cậy, năng động và có trách nhiệm không chỉ trong ASEAN mà còn trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và rộng hơn là cả thế giới. Nhờvị thế địa chiến lược và có nền kinh tế đang trên đà tăng trường, với nhiều chủ trương thu hút nhà đầu tư, hội nhập sâu rộng quốc tế, Việt Nam là đối tác được Nga quan tâm trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa của nước nàyđối với khu vực, trước hết là các quốc gia thuộc bán đảo Trung - Ấn.

Nga cũng đã nhận thức được những lợi thế và tiềm năng của Việt Nam và thấy rằng cần phải đổi mới cơ chế hợp tác với quốc gia này để phù hợp với cơ chế của khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Thông qua quan hệ hợp tác với Việt Nam, Nga có thể gia tăng ảnh hưởng đối với ASEAN. Mặt khác, trong mục tiêu phát

triển quan hệ với khu vực Đông Nam Á, Nga luôn xem trọng vai trò “cầu nối”, “điều phối viên” của Việt Nam. Ngay trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên (từ 28/2 – 2/3/2001), trước khi ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược, Tổng thống Nga Putin đã khẳng định: “Việc phát triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong những hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của LB Nga ở Châu Á”. Trong chuyến thăm thứ hai của Putin đến Việt Nam vào năm 2006, Nga và Việt Nam đã ra Tuyên bố chung, trong đó khẳng định: “Hai bên nhất trí đẩy mạnh quan hệ Nga – Việt trên cơ sở phát huy thế mạnh và khả năng mỗi nước…không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác…tìm phương thức giải quyết hiệu quả nhất cho vấn đề còn tồn tại”[14].

Rõ ràng từ năm 2010 trở lại đây, Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả vào các hoạt động của khu vực thông qua các tổ chức và diễn đàn như ARF, AFTA, ASEM, APEC,… đồng thời là thành viên của WTO vào cuối năm 2007. Những động thái tích cực này có đóng góp nhất định vào sự phát triển và ổn định của ASEAN, đồng thời hình ảnh và uy tín của Việt nam cũng được nâng cao trong phạm vi khu vực và quốc tế. Ngoài ra, quan hệ của Việt Nam tới từng thành viên của ASEAN tiếp tục được củng cố và tăng cường thể hiện qua việc Việt Nam đã triển khai nhiều cơ chế và khuôn khổ hợp tác có hiệu quả.

Trong quá khứ, mối quan hệ giữa Nga và ASEAN gặp nhiều thách thức do hai bên chưa thực sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. Vì thế ngay cả trong hiện tại cả Nga và ASEAN cũng chưa dành cho nhau sự quan tâm tương xứng. Trong khi Nga đang thực hiện chính sách hướng Đông và ASEAN đang trở thành đối tác quan trọng. Vì vậy, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được Nga đánh giá cao và Nga muốn thông qua vai trò của Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ với ASEAN.

Trong nội bộ ASEAN, sự gắn bó giữa Việt Nam và Nga mang ý nghĩa quan trọng bởi Việt Nam là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á có mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Nga trên các lĩnh vực như quốc phòng, an ninh, kinh tế, năng lượng, khoa học công nghệ, giáo dục và văn hóa. Không những thế, đây cũng là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Liên minh Kinh tế Á – Âu (trong đó có Nga). Không những thế, Việt Nam còn đóng vai trò là một trong số các quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên ASEAN và đang không ngừng mở rộng mối quan hệ của khu vực này với nhiều đối tác lớn trên thế giới. Chính vì thế, Việt Nam đang thực sự là cầu nối giữa ASEAN với nước Nga nói riêng và Liên minh Kinh tế Á – Âu nói chung. Hơn nữa, nhờ Việt Nam mà tầm

ảnh hưởng của Liên minh Kinh tế Á – Âu đã lan rộng sang khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Có thể nói, Việt Nam đang trở nên nổi bật nhờ sự gia tăng ảnh hưởng trong ASEAN nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, đóng góp không nhỏ giúp cộng đồng các quốc gia ASEAN ngày được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới. Trong hoạt động dẫn dắt các lợi ích chung và song phương của Nga đối với các nước ASEAN, vai trò của Việt Nam đang được ghi nhận. Cụ thể, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu xã hội toàn Nga (VTSIOM) đánh giá Việt Nam là một trong quốc gia đi đầu trong Hiệp hội ASEAN và khẳng định Việt Nam sẽ được

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)