Dưới góc độ các học thuyết nóichung

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 (Trang 51 - 55)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNHHÌNH NGHIÊNCỨU

2.1. Cơsở lý luận

2.1.2.1. Dưới góc độ các học thuyết nóichung

Dưới góc độ của chủ nghĩa hiện thực, quyền lực được xem là động lực cho chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia. Quyền lực cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi tại sao quốc gia này lại chọn chính sách A mà khơng phải chính sách B. Trong cuốn sách “Politics among nations: The Struggle for Power and Peace” (Chính

trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh vì quyền lực và hịa bình) năm 1967, tác

giả Hans Morgenthaus đã nói: “Chính trị thế giới, giống như tất cả các hình thái

chính trị khác, là cuộc chiến để đạt quyền lực. Mục đích cuối cùng của chính trị quốc tế, dù nằm ở đâu cũng là quyền lực” [93]. Theo ý kiến của Marsh, đối với

những người theo chủ nghĩa hiện thực, chính sách đối ngoại nhằm mục đích tăng cường an ninh thơng qua quyền lực. Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại được đề ra để theo đuổi lợi ích quốc gia trong mối quan hệ đối ngoại với các nước khác, trong đó chú trọng đến phúc lợi kinh tế và các giá trị chính trị - an ninh [88]. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thời kỳ 2000-2004 đặt ưu tiên tối cao là bảo vệ lợi ích của đất nước như là một trong những cường quốc, một trung tâm có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Cụ thể, Nga thực hiện chính sách đối ngoại mang tính độc lập và xây dựng, thực dụng cùng có lợi với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu đã đề ra và khả năng thực hiện mục tiêu đó, đảm bảo lợi ích của các bên và cùng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề còn tồn tại. Theo nhận định của Trần Bách Hiếu, trong nhiệm kỳ thứ hai của mình, từ 2004-2008, Tổng thống Putin xác định chính sách đối ngoại trong giai đoạn này là tiếp tục xác lập vị thế cường quốc của Nga trong quan hệ với Mỹ nói riêng và trên tồn thế giới nói chung [22]. Đồng thời, Nga cũng tăng cường quan hệ hợp tác đối với các nước châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là ASEAN bởi khu vực này đem lại cho Nga nhiều lợi ích. Với nền kinh tế có quy mơ khoảng 2.600 tỷ USD và 600 triệu dân, ASEAN là thị trường giàu cơ hội tiềm năng cho bất kỳ quốc gia, trong đó có Nga. Thúc đẩy mối quan hệ với ASEAN, Nga có thể tiếp cận với thị trường khu vực này và thu được nhiều lợi ích về kinh tế. Trong lĩnh vực chính trị, ASEAN hiện nay đang đóng vai trị hạt nhân trong điều phối quan hệ giữa Hiệp hội nàyvới các nước lớn. Do đó, Nga cần thúc đẩy hợp tác sâu rộng với khu vực này để gia tăng vị thế của mình trong việc định hình vị thế địa – chiến lược trong cả khu vực châu Á nói chung. Nhờ thế mới có thể đảm bảo những lợi ích mang tính chiến lược của Nga khơng chỉ trong ASEAN, khu vực châu Á mà cịn trên toàn thế giới..

Thực tế, mặc dù ASEAN không tiếp giáp biên giới trực tiếp với Nga, nhưng lại có những lợi ích nhất định về quân sự, hàng hải, kinh tế, và an ninh chính trị. Do vậy, ASEAN trở nên ngày càng quan trọng hơn với Nga, hơn cả đối với Liên Xô thời kỳ trước đây. Đó là vì sau khi Liên Xơ tan rã, Nga bị mất quyền kiểm sốt nhiều hải cảng quan trọng thuộc khu vực biển Đen, biển Ban tích cũng như tuyến đường bộ xuyên vùng Trung Á do một loạt các nước cộng hòa trong khối này đều tuyên bố độc lập. Để đảm bảo lợi ích của mình hướng đến các mục tiêu ở khu vực Thái Bình Dương, các hải cảng khu vực Viễn Đông và các đường hải cảng, trong đó có tuyến đường biển đi qua ASEAN sang Ấn Độ Dương phải được tận dụngđể các tàu của Nga có thể cập bến các cảng ở khu vực Tây Nam và Tây Bắc của Nga. Chính vì lẽ đó, Nga khơng thể xem nhẹ tổ chức ASEAN bởi đây là khu vực mang ý nghĩa chiến lược ở khu vực sườn phía Đơng của mình.

Khơng những thế, Nga nhận định khu vực Viễn Đông của Nga tuy là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng do thiếu nguồn vốn về tài chính và cơng nghệ nên chưa phát huy được thế mạnh và tiềm năng của mình. Do đó, Nga cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khu vực Đông Á, bao gồm cả các nước khu vực Đông Nam Á – được giá là khu vực đang phát triển năng động bậc nhất thế giới từ những năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Thêm vào đó, xét trên nhiều mặt, trình độ phát triển tại vùng Viễn Đơng của Nga cũng có nét tương đồng với các nước Đông Nam Á nên rất thuận tiện cho việc trao đổi, buôn bán sản phẩm hàng hóa giữa hai bên. Đặc biệt, nhiều quốc gia Đơng Nam Á hiện đang có nhu cầu lớn về vũ khí qn sự quốc phịng trong khi các thiết bị này của Nga tương đối phù hợp về giá cả và phương thức thanh tốn.

Ngồi ra, khi mở rộng mối quan hệ với các nước thuộc Hiệp hội ASEAN, Nga sẽ tăng cường sự hiện diện của mình vào mọi mặt tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ đó đáp ứng nhu cầu phát triển và cân bằng mối quan hệ với các nước lớn ở khu vực, từng bước thực hiện tham vọng trở thành siêu cường quốc như Liên Xô đã làm được trước đây. Mục tiêu này đã được Nga đề ra và nêu rõ từ những năm cuối của thế kỷ XX. Cụ thể, tại Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng ASEAN (PMC) tổ chức ngày 27/7/1996 tại Jakartar (Indonesia), trưởng đồn Nga – ơng E.Primacop đã tun bố: “Liên bang Nga có định hướng rõ ràng đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Việc Liên bang Nga trở thành thành viên đối thoại đầy đủ với tất cả các nước trong khu vực góp phần bảo đảm an ninh biên giới phía Đơng Liên bang Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc cải cách kinh tế ở nước Nga, đặc biệt là cho việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế ở Viễn Đông. Liên bang Nga cho rằng việc hình thành 10 bên đối thoại của ASEAN sẽ mở ra một trang mới trong đời sống các nước khu vực... Đông Nam

Á là khu vực được ưu tiên trong chính sách Châu Á Thái Bình Dương của Nga” [75].

Trong khi đó, những người theo Chủ nghĩa tự do cho rằng hồn tồn có khả năng hịa hợp giữa lợi ích giữa người với người, mở rộng ra là lợi ích giữa các quốc gia với nhau. Đó là vì giữa các con người/ quốc gia ln có những mặt tích cực, những điểm chung và có lý trí để nhận biết được những mặt có lợi của việc hợp tác. Mặc dù thực tế giữa các cá nhân hay quốc gia có sự cạnh tranh, xung đột nhưng trong đó vẫn tiềm ẩn sự hịa hợp lợi ích [20]. Chính điều này đã góp phần quy định xu hướng trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa tự do đề cao vai trò của dân chủ tự do và coi đây là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy hợp tác, bảo đảm an ninh và duy trì hịa bình trong quan hệ quốc tế. Hay nói cách khác, đối với một quốc gia yêu chuộng hịa bình, nhân dân sẽ bầu ra một chính phủ thực hiện chính sách đối ngoại hịa bình và sẽ can thiệp vào chính sách của chính phủ thơng qua công luận trong trường hợp chính phủ khơngthực hiện theo đúng ý nguyện của nhân dân.Theo chủ nghĩa tự do, xung đột sẽ được thay thế bởi các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia và trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế. Điều này xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế thị trường, dân chủ tự do, thúc đẩy luật pháp quốc tế, … của mỗi quốc gia. Xu thế này không chỉ phát triển về chiều rộng mà cịn phát triển về chiều sâu thơng qua q trình hội nhập quốc tế - là quá trình kết hợp các quốc gia riêng rẽ vào một chỉnh thể mới mà vẫn đảm bảo lợi ích cơ bản của quốc gia đó [35,19].

Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa tự do và mong muốn của những người dân Nga, Học thuyết đối ngoại của Liên bang Nga ban hành năm 2008 đã nhấn mạnh: “Tình hình thế giới đầu thế kỷ XXI đã có những chuyển biến lớn, vị thế và

vai trò của Liên bang Nga ngày càng được củng cố. Nga không chỉ có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, mà cịn có vai trị trong việc hình thành chương trình nghị sự quốc tế. Vì vậy, cần phải có một cách nhìn nhận mới về tình hình cũng như các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Ưu tiên cao nhất là bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm an ninh của cá nhân, xã hội và Nhà nước” [114].

Từ đó, chính sách đối ngoại của Nga hướng tới các mục tiêu chính: (1) giữ vững an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế; (2) tạo đà để Nga thực hiện cơng cuộc hiện đại hóa, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân và tăng cường tính cạnh tranh của quốc gia trên thế giới; (3) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân Nga và người Nga sống ở nước ngồi; (4) xây dựng hình ảnh một nước Nga dân chủ, có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nga coi đây là khu vực đóng vai trị quan trọng trong q trình tồn cầu hóa và là động lực phát triển của nền kinh tế thế giới. Nga tăng cường các hoạt động hợp tác đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Đơng Nam Á. Trong chính sách ngoại giao mới, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Nga cần linh hoạt kết hợp lợi ích của mình để đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời phát triển vùng Sibiri và Viễn Đông. Hay nói cách khác, Tổng thống Putin muốn hình thành một mối quan hệ sâu sắc và cân bằng với các quốc gia thuộcChâu Á Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng, để đảm bảo sự ổn định và tiềm năng phát triển lâu dài. Không những thế, Châu Á Thái Bình Dương đang là khu vực diễn ra rất nhiều q trình liên kết trong chính sách ngoại giao tồn cầu, đây là cơ hội lớn để Nga từng bước tăng cường sự hiện diện và khẳng định hình ảnh của mình trong khu vực và thế giới. Vì vậy, Nga tăng cường tham gia các “sân chơi” chung của châu Á như diễn đàn ASEAN, ARF, mở rộng đối thoại hợp tác với châu Á ADC, Diễn đàn Đông Á; Ủy ban kinh tế xã hội của Liên hợp quốc đối với các nước châu Á;...

Dưới góc độ Chủ nghĩa kiến tạo, phương pháp tiếp cận kiến tạo đã tạo ra những bước chuyển biến lớn trong việc nghiên cứu quan hệ quốc tế, từ đó tác động đáng kể đến việc hoạch định và nghiên cứu chính sách đối ngoại của các quốc gia. Tuy nhiên, cách thức mỗi quốc gia thực hiện các mục tiêu này lại phụ thuộc vào cách mà họ nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với các nước khác trên thế giới. Chẳng hạn, nếu các quốc gia đều có chungnhận thức về các vấn đề mang tính tồn cầu thì họ sẽ có xu hướng hợp tác với nhau nhiều hơn để đi đến những thỏa thuận chung. Thơng qua hợp tác, các quốc gia có thể cùng nhau xây dựng một thể chế quốc tế. Đồng thời, quá trình hợp tác cũng tăng cường nhận thức về những dịbiệt trong nhận thức, bản sắc văn hóa xã hội giữa các quốc gia trong một khu vực. Ngoài ra, nếu các quốc gia này có những trải nghiệm chung về một hay nhiều vấn đề quốc tế thì những cảm nhận chung về khu vực sẽ được tăng cường và tiến trình hợp tác giữa các quốc gia này sẽ trở nên khả thi hơn [20].

Bên cạnh đó, dựa trên ngun tắc tập thể,chính sách đối ngoại Nga còn hướng đến mục tiêu thiết lập trật tự thế giới mang tính bình đẳng và dân chủ để giải quyết các vấn đề chung, thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng quan hệ đối tác giữa các quốc gia. Ngồi ra, chính sách hướng tới hoạt động hợp tác với các quốc gia và các tổ chức đa phương trên cơ sở các bên cùng có lợi để thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên mà chính phủ đã đề ra. Đồng thời, thiết lập hệ thống quan hệ đối tác theo cả hai hướng song phương và đa phương để đảm bảo vị thế của Nga trước những thách thức toàn cầu. Khơng những thế, chính sách đối ngoại của Nga cịn hướng đến mục tiêu hỗ trợ và truyền bá tiếng Nga cũng như những nét

đặc sắc trong văn hóa Nga, góp phần phong phú thêm nền văn hóa và văn minh của nhân loại cũng như phát triển mối quan hệ hữu hảo giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

Từ khi Tổng thống Putin đắc cử lần hai vào năm 2012, chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin vẫn chú trọng đến quan hệ hợp tác toàn diện với SNG, song song với cải thiện quan hệ hợp tác với các quốc giachâu Á thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực (APEC, ARF, ASEAN). Tuy nhiên, điểm khác biệt trong chính sách ngoại giao mới của Nga giai đoạn này là tính độc lập, thực dụng, nhưng vẫn mềm dẻo và linh hoạt trong việc phát huy tối đa nội lực và sức mạnh từ bên ngoài. Trong đó, yếu tố thực dụng do tổng thống Putin khởi xướng ln được đề cao. Chính vì thế, các hoạt động ngoại giao của Liên bang Nga đều hướng đến hiệu quả thực tế, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Đối với các nước nhỏ, tổng thống Putin hướng đến tính “cân bằng và hiệu quả” trong chính sách đối ngoại mới. Hoạt động đối ngoại thể hiện rõ nét nhất tính “cân bằng và hiệu quả” là việc Nga tham gia tích cực vào các cơ chế đa phương ở khu vực. Cụ thể, tháng 9/2012 lần đầu tiên Nga đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 21 tại Vladivostok; tháng 2/2013 Putin phê duyệt Đường lối đối ngoại của Liên bang Nga trong đó đặt mối ưu tiên của Nga là chủ động tham gia vào hoạt động của các tổ chức liên quốc gia. Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh trong thời gian tới Nga sẽ tích cực gia tăng vai trị trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SOC), nhóm BRICS, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM),… Ngoài ra, tháng 9/2013,CHDCND Triều Tiên đã đượcNga đã xóa trên 90% nợ ; hay trong chuyến thăm Việt Nam tháng 11/2013, nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên,Tổng thống Nga Putin đã ký 17 văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Đối với Hàn Quốc, tại Hội nghị thượng đỉnh G20 Saint Pterburg, Nga cũng tuyên bố quốc gia này là một trong những đối tác ưu tiên của Nga trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)