CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNHHÌNH NGHIÊNCỨU
2.2. Cơsở thựctiễn
2.2.2. Đặcđiểmpháttriểncủa ASEAN giaiđoạn 2000-2014
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 với mục đích tăng cường hợp tác an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các quốc gia thànhviên. Dựa trên cơ sở các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản đã đề ra, ASEAN tiến hành xây dựng và hoạt động theo phương châm “thống nhất trong đa
dạng”, trong đó chú trọng nhất đến nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau. Bước sang thế kỉ XXI, tình hình của ASEAN có nhiều thay đổi, biến động, điển hình trong một số lĩnh vực sau:
Tình hình kinh tế
Bước sang thế kỷ XXI, ngoại thương của ASEAN đã tăng trưởng nhanh chóng, từ 160 tỷ USD (những năm đầu 1990) lên 750 tỷ USD (tháng 6/2008). Đây cũng là thị trường thu hút được nhiều vốn FDI và các cơng ty nước ngồi đến đặt trụ sở, đầu tư và phát triển. Năm 2006, ASEAN đã thu hút được 49 công ty nằm trong danh sách Forbes Global 2000, và sau đó 7 năm, con số này đã đạt mức 74.227 cơng ty. Dịng FDI đổ vào thị trường này tăng liên tục trong vòng hơn 10 năm qua, từ con số khiêm tốn 21,8 tỷ USD (2000) lên 42,489 tỷ USD (2005), đạt 100,360 tỷ USD (2010) và cán mức 136 tỷ USD (2014).
Hình 2.1: Dịngvốn FDI chảyvào ASEAN, 2000 – 2014 (Nguồn: ASEANstat)
Khơngdừnglại ở đó, các nước thành viên ASEAN cịnliêntụcchủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển thuộc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ. Kim ngạch thương mại ASEAN đạt 2,529 tỷ USD vào năm 2014. Trong đó Singapore chiếm tỷ lệ lớn nhất 30,7% (tương đương với 776 tỷ USD), đứng thứ hai là Thái Lan (456 tỷ USD), tiếp theo là Malaysia (443 tỷ USD), Indonesia (354 tỷ USD) và Việt Nam (294 tỷ USD – tương đương 11,6%). Đầu năm 2014, ASEAN được đánh giá là khu vực phát triển sôi động trên thế giới. Tính đến cuối năm 2014, khu vực này đã đạt tổng mức GDP là 2480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2530 tỷ USD. Dự kiến đến 2020 GDP của ASEAN sẽ chạm mốc 4.700 tỷ USD và trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030.
Hình 2.2: Quy mơ kinh tế ASEAN so với các nền kinh tế lớn khác trên thế giới
Nguồn: World Bank (2014)
Tình hình an ninh chính trị
Sau một loạt các Tuyên bố và Hiệp ước đã được ký kết trước năm 2000, sang thế kỷ XXI, các nước thành viên ASEAN tiếp tục chủ động đề xướng nhiều cơ
chế nhằm đảm bảo hịa bình và an ninh khu vực. Điển hình như việc ký kết Tuyên bố của các bên liên quan về ứng xử Biển Đông (DOC) năm 2002. Đây là động thái quan trọng để thực thi bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với mục đích duy trì hịa bình và ổn định trên vùng biển vốn đang có nhiều tranh chấp.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) là một trong những tổ chức quan trọng về hợp tác an ninh ở châu Á. Sau 11 năm thành lập (từ 1994- 2005), ARF đã có 22 thành viên (trong đó có 10 nước thành viên ASEAN) và các nước đối tác là các cường quốc hàng đầu thế giới như Nga, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc,... Trong suốt q trình tồn tại và hoạt động, ARF ln chú trọng đến các vấn đề an ninh truyền thống (an ninh quân sự), an ninh phi truyền thống (an ninh kinh tế) cũng như các vấn đề nổi cộm khác như xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố,…
Không những thế, các nước thành viên ASEAN liên tục có những hoạt động mở rộng chính sách đa dạng hóa quan hệ với các quốc gia/ tổ chức lớn trong khu vực và quốc tế. Thông qua các Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu, Diễn đàn hợp tác Á – Âu, ASEAN đã thành công trong việc tạo ra sự gắn kết, cân bằng mối quan hệ giữa Châu Á – Châu Âu – Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, ASEAN cũng chú trọng đến các mối quan hệ hợp tác trong khu vực Đơng Á, trong đó phải kể đến cơ chế hợp tác Đông Á (ASEAN + 3 – Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản). Mục tiêu của cơ chế là thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và ba nước vùng Đông Bắc Á. Trong mối quan hệ này, ASEAN giữ vai trò chủ đạo, điều phối các hoạt động giữa hai bên, cùng hướng tới sự phát triển chung.
Tình hình văn hóa xã hội
Trong Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN được tổ chức tháng 7/2000 tại Bangkok (Thái Lan), nhà lãnh đạo các nước thành viên đã ký Tuyên bố ASEAN về Di sản văn hóa ASEAN. Văn kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường nhận thức về vai trò của hoạt động hợp tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc của các quốc gia thành viên. Năm 2003, lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa và Nghệ thuật được tổ chức trong khối ASEAN và ASEAN+3 (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc). Hội nghị đề cập đến các vấn đề đầu tư nguồn nhân lực để phục vụ hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, cũng như hướng đến tự do hóa mua bán các sản phẩm văn hóa trong nội khối.
Ngồi ra, các nước thành viên ASEAN còn đưa ra một loạt các sáng kiến để củng cố tình đồn kết giữa các công dân trong cộng đồng, như Trại hè Thanh niên ASEAN, Diễn đàn văn hóa thanh niên ASEAN và một loạt các chương trình trao đổi nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo giữa các trường đại học trong khối. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đã cùng nhau tổ chức thành công một loạt các sự kiện thể thao như SEA Games, ASEAN Paragames,… Những thành công này đã thúc đẩy sự thống nhất, tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia thành viên.
Tình hình đốingoại
Bước sang thế kỷ XXI, ASEAN đang nắm vai trò chủ đạo trong hợp tác quốc tế, đồng thời trở thành trung tâm trong cấu trúc an ninh mới ở khu vực. Cụ thể, ASEAN không ngừng mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác chiến lược với các nước bên ngoài khu vực, nhất là các cường quốc lớn, trong đó có Nga để tranh thủ nguồn lực của các nước này trong các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học cơng nghệ,….
Bên cạnh đó, ASEAN đã tiến hành xây dựng và kí kết một loạt các định chế trong ngoại giao như Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Diễn đàn khu vực, Hiệp ước Đơng Nam Á khơng có vũ khí hạt nhân, và thành lập Hội nghị Thượng đỉnh Đông Nam Á (EAS). Một trong những thành công quan trọng của ASEAN trong công tác ngoại giao là đã chủ động thiết lập được mối quan hệ gắn kết giữa hai lục địa Á – Âu, thông qua Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Trong ASEM, quan hệ hai châu lục đã trở thành một sợi dây liên kết các mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện của ASEM đã làm cho tam giác quan hệ giữa các nước ven biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương được nối liền và khép kín. Đặc biệt, từ năm 2010, ASEAN đã trở thành thành viên chính thức của Hội nghị G20 (bao gồm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới), theo đó, ASEAN được tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề trọng đại của nền kinh tế thế giới.
Thách thức của ASEAN giaiđoạn 2000-2014
Bên cạnh những thành tựu trên, vẫn còn nhiều thách thức tồn tại mà các nước trong Hiệp hội ASEAN phải tìm hướng giải quyết, cụ thể như sau:
Thứ nhất, vấn đề an ninh chính trị bất ổn. Việc thành lập Cộng đồng ASEAN
cho phép cư dân khu vực này dễ dàng di chuyển tới các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên đồng thời cũng tạo điều kiện cho những tổ chức khủng bố phát triển, nhất là những nhóm chiến binh Hồi giáo. Bên cạnh đó, ASEAN là khu vực đa văn hóa và sắc tộc, nên dù chính phủ các nước cam kết bảo tồn sự đa dạng về di
sản văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc nhưng họ sẽ gặp khó khăn khi phải hạn chế những khác biệt đó vì mục đích chung. Đó là chưa kể đến những xung đột có thể phát sinh bởi hệ thống chính trị ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định của một đất nước.
Thứ hai, những năm đầu thế kỷ XXI, những xung đột về sắc tộc, tôn giáo, những
tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải và nguy cơ khủng bố vẫn tiềm ẩn bên trong ASEAN. Những vấn đề trên xuất phát từ nền chính trị bất ổn của các quốc gia thành viên, mà nguồn gốc sâu xa chính là mâu thuẫn dân tộc, xung đột tôn giáo chưa được giải quyết triệt để. Nếu khơng tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp vấn đề trên sẽ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến tình hình hịa bình chung của cả khu vực.
Thứ ba, các nước ASEAN có trình độ phát triển không đồng đều; chênh lệch
phát triển trong ASEAN chủ yếu tập trung ở bốn lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, thu nhập, liên kết và thể chế. Sự chênh lệch về trình độ phát triển tạo ra những thách thức cho ASEAN trong việc thi hành các chính sách chung nên mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để liên kết khu vực.
Thứ tư, tính đến thời điểm này, khơng một quốc gia ASEAN nào có đủ khả năng
và điều kiện để đóng vai trị là một “đầu tàu” dẫn dắt và gắn kết các hoạt động của cả tổ chức đạt được mục tiêu chung. Mặc dù Singapore là quốc gia duy nhất trong ASEAN có mức thu nhập tương đương các quốc gia phát triển, có trình độ phát triển và GDP bình quân đầu người cao, nhưng quy mô và sức mạnh của quốc gia này vẫn chưa tương xứng với trọng trách “đầu tàu”. Hay như
Indonesia, một quốc gia lớn nhất trong ASEAN với 230 triệu người (2014), nhưng trình độ phát triển của quốc gia chỉ dừng ở mức tương đối thấp, cộng thêm tình hình kinh tế, xã hội, chính trị khơng ổn định. Ban thư ký ASEAN chưa đủ nguồn lực và trí tuệ để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình xây dựng AEC. Từ sự khác biệt này có thể thấy cơ quan điều hành của ASEAN sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chiêu mộ nhân tài có học vấn và trình độ phù hợp cho các bộ phận quản lý.
Thứ năm, ASEAN mới chỉ dừng lại ở mức là một thị trường “cộng” chứ không
phải là một thị trường “hòa nhập” của tất cả các nước thành viên. Điều này thể hiện ở chính sách kinh tế của ASEAN không công khai, phát triển ở nhiều cấp độ và có xu hướng hướng ra các liên kết bên ngồi. Thực tế, ASEAN chưa có chính sách kinh tế chung và chưa có các cơ quan liên quốc gia (giống Liên minh châu Âu). Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, sự khơng đồng đều về trình độ phát triển giữa các nước trong khối sẽ là rào cản hạn chế sự phát triển của các quốc
gia trong quá trình hội nhập. Nếu tình hình ngày càng xấu đi có thể dẫn đến trường hợp mất ổn định nội khối.
Thứ sáu, các quốc gia thành viên ASEAN đang phải đối diện với sự can thiệp
mạnh của hai cường quốc lớn là Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ra, một số các thành viên quốc gia Đông Nam Á đang vướng phải những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đơng, điều này có thể dẫn đến những bất hịa trong nội bộ khối, đồng thời cản trở tiến trình liên kết kinh tế ASEAN.
Thứ bảy, ASEAN cũng như nhiều khu vực khác trên thế giới đều đang gặp nhiều
thách thức đến từ môi trường tự nhiên như: tình trạng ơ nhiễm mơi trường; nguồn tài nguyên cạn kiệt, biến đổi khí hậu tồn cầu dẫn đến thiên tai, dịch bệnh,… Chính vì vậy, các nước ASEAN cần đề cao hợp tác chặt chẽ, giúp đỡ trao đổi thông tin và kinh nghiệm để cùng chung tay đối phó với các vấn đề này.
ASEAN trong chiến lược của một số nước lớn trên thế giới
Mỹ:
Quan hệ thương mại giữa Mỹ và ASEAN đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XXI. Mỹ vẫn giữ vững vị thế là một trong những đối tác lớn mạnh nhất về thương mại và đầu tư của khu vực này. Năm 2005, Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN với tổng giá trị thương mại đạt 153.918,2 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 92.941,9 triệu USD, nhập khẩu dạt 60.976,4 triệu USD). Cũng trong năm 2005, Mỹ trở thành nướcđầu tư trực tiếp lớn nhất của ASEAN với giá trị 8.748,4 triệu USD. Tuy nhiên tính cả giai đoạn 2001-2005, Mỹ chỉ đứng thứ 2 (sau EU) với tổng giá trị đạt 18.120,3 triệu USD). Đến năm 2007, tính theo giá trị ngoại thương, Mỹ là đối tác thứ 2 của ASEAN sau Nhật Bản [53].
Bảng 2.1: Các đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN năm 2005
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Đối tác Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng
Mỹ 92.941,9 60.976,4 153.918,2
Nhật Bản 72.756,4 81.077,9 153.834,3
EU-25 80.922,1 59.611,6 140.533,6
Trung Quốc 52.257,5 61.136,0 113.393,6
Australia 19.645,7 11.593,0 31.238,7
Ấn Độ 15.048,3 7.952,3 23.000,6
Đài Loan 8.267,7 11.532,9 19.800,6
Hồng Kông 13.868,6 5.590,3 19.458,9
Nguồn: ASEAN Trade Database, bảng 20, www.aseansec.org/stat/Table20.xls
Nhật Bản
ASEAN và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ đối thoại và hợp tác từ năm 1977, khi Diễn đàn ASEAN – Nhật Bản lần đầu tiên được tổ chức. Cuối năm 2003,hai bên đã tổ chức Hội nghị cấp cao tại Tokyo và ký “Tuyên bố chung
Tokyo về quan hệ đối tác ASEAN – Nhật Bản năng động và bền vững trong thiên niên kỷ mới”. Văn kiện này là bước phát triển mới trong mối quan hệ giữa hai
bên, tạo điều kiện để nâng tầm mối quan hệ này lên mức hợp tác toàn diện. Trong lĩnh vực an ninh chính trị, tháng 11/2004, ASEAN và Nhật Bản đã ký tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố quốc tế cũng như cùng nhautriển khai nhiều hoạt động hợp tác khác có liên quan. Nhật Bản cũng đã tích cực tham gia nhiều hoạt động của ASEAN về lĩnh vực này, chẳng hạn như Hiệp ước Thân Thiện và Hợp tác (TAC), khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, EAS và ARF.
Về lĩnh vực kinh tế, các nhà lãnh đạo hai bên đánh giá mối quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu từ Ban thư ký ASEAN, chỉ trong vòng 10 năm, số vốn Nhật Bảnđầu tư vào ASEAN đã tăng gấp 10 lần và kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên tăng 2,4 lần. Đến năm 2011, Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của ASEAN với khối lượng thương mại đạt 273,34 tỷ USD. Đến năm 2013, Nhật Bản ở vị trí thứ 3 (sau Trung Quốc và EU) với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 241 tỷ USD, tương ứng với 9,6% tổng thương mại ASEAN. Tính đến năm 2014, thương mại hai chiều giữa ASEAN và Nhật Bản đạt khoảng 229 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng thương mại của ASEAN. Tính đến thời điểm 2014, Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN (chỉ sau Trung Quốc và EU) và là nguồn cung cấp FDI vào ASEAN lớn thứ hai (sau EU) với giá trị đạt 13,4 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng lượng vốn FDI vào ASEAN[143].
Trung Quốc
Trung Quốc luôn coi trọng mối quan hệ với ASEAN vì những lợi ích mà khu vực này mang lại. Chính vì thế, năm 2003, thông qua Tuyên bố chung về quan
hệ Đối tác chiến lược vì Hịa bình và Thịnh vượng,Trung Quốc và ASEAN đã nâng quan hệ đối thoại và hợp tác giữa hai bên lên một tầm cao mới, trong đó xác định 11 lĩnh vực hợp tác ưu tiên giữa hai bên. Trong lĩnh vực an ninh – chính trị, ASEAN và Trung Quốc đã ký một loạt các thỏa thuận hợp tác, trong đó phải kể đến Tuyên bố chung về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) (năm 2002); Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về Hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống (năm 2004).
Về lĩnh vực kinh tế, tính đến năm 2008, Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ tư của ASEAN và đã tăng hạng lên thứ 3 vào năm 2009, chiếm 11,3% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Còn ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3, thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc. Hai bên đặt mục tiêu đạt mức kim ngạch thương mại song phương 500 tỷ USD vào năm 2015 và 1000 tỷ USD vào năm 2020.
Hình2.3: Thương mại song phương giữa ASEAN và Trung Quốc qua các năm
Đơnvị: Tỷ USD, Nguồn: UNCTAD data
Ấn Độ
Ấn Độ và ASEAN bắt đầu quan hệ đối thoại từng phần từ năm 1992, sau đó trở thành thành viên đối thoại đầy đủ năm 1995 và là đối tác cấp Thượng đỉnh vào năm 2002. Đến cuối năm 2012, nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ đối thoại, hai bên đã nâng mối quan hệ này lên thành Đối tác chiến lược.Năm 2003, Ấn Độ chính thức tham gia Hiệp định Hợp tác và thân thiện (TAC) của ASEAN. Sau khi ơng N.Modi chính thức trở thành Thủ tướng Ấn Độ tháng 5/2014, Ấn Độ đã nâng cấp chính sách “hướng Đơng” – chính sách đã được ban hành từ 1991 – thành “Hành động phía Đơng”.
Thương mại và đầu tư là lĩnh vực nổi bật nhất trong mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ. Trong giai đoạn từ 2004-2010, Ấn Độ đã đầu tư 21,8 tỷ USD vào ASEAN (tương ứng với khoảng 25% tổng vốn đầu tư của Ấn Độ ra bên ngoài). Quan hệ thương mại hai bên cũng tăng trưởng nhanh chóng và đạt đỉnh cao vào 2012-2013 với 71,6 tỷ USD [118].Năm 2009 hai bên đã ký Hiệp định tự do Thương mại về hàng hóa và Hiệp định này đã bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2011.
Đến tháng 9/2014 hai bên tiếp tục ký FTA về dịch vụ và đầu tư, đồng thời sẽ tham gia đàm phán Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong thời gian tới để tăng cường kết nối trong các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ,…
Bảng 2.2: Thương mại hàng hóa của Ấn Độ đối với ASEAN qua các năm Đơnvị: tỷ USD Năm Xuấtkhẩu sang ASEAN Nhậpkhẩutừ
ASEAN Doanhthu Cáncânthƣơngmại
2000-01 2,91 4,15 7,06 -1,23 2001-02 3,46 4,39 7,85 -0,93 2002-03 4,62 5,15 9,77 -0,53 2003-04 5,82 7,43 13,25 -1,61 2004-05 8,43 9,11 17,54 -0,69 2005-06 10,41 10,89 21,30 -0,47 2006-07 12,61 18,11 30,72 -5,50 2007-08 16,41 22,68 39,09 -6,26 2008-09 19,14 26,20 45,34 -7,06 2009-10 18,11 25,80 43,91 -7,68 2010-11 25,63 30,61 56,24 -4,98 2011-12 36,74 42,53 79,27 -8,79
Nguồn: Indian Ministry of Commerce & Industry
EU
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhận thức rõ tiềm năng phát triển của thị trường ASEAN, EU ngày càng muốn tăng cường mối quan hệ hợp tác ở khu vực Đông Nam Á. Năm 2007, EU và ASEAN đã thông qua Tuyên bố Nuremberg về Quan hệ đối tác tăng cường; năm 2009, Chương trình Nghị sự Phnompenh về triển khai Kế hoạch hành động giai đoạn 2009 – 2010 đã được các nhà lãnh đại hai bên thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN – EU. Cũng tại hội nghị này, EU đã chính thức đề nghị tham gia Hiệp ước TAC (Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á).
Bên cạnh đó, Liên minh này cũng là một trong những đối tác thương mại chủ chốt của ASEAN. Năm 2013, tổng thương mại hai bên đạt 242,6 tỷ USD (tăng
36,6 tỷ USD so với năm 2012), tương đương9,8% tổng thương mại với ASEAN. Đâycũng là một trong các nhà đầu tư rót vốn nhiều vào khu vực này, 23,3 tỷ USD, tương đương với 22% tổng vốn đầu tư vào ASEAN. Theo thống kê của Viện nghiên cứu quốc tế về thương mại và phát triển bền vững (ICTSD), kim ngạch song phương giữa ASEAN và EU đạt 248,2 tỷ USD năm 2014 và hiện EU đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của ASEAN (sau Trung Quốc). Bên cạnh đó, tiềm năng xuất khẩu của ASEAN cũng đang được khẳng định. Kể từ năm 2010, tỷ lệ hàng hóa EU nhập khẩu từ ASEAN đã tăng trên 40%, trong đó chủ yếu là hàng dệt may, thiết bị điện tử, phụ kiện và hàng tiêu dùng. Còn kim ngạch xuất khẩu từ EU sang ASEAN đã tăng trên 80%, trong đó chủ yếu là máy móc, thiết bị vận chuyển, sản phẩm hóa chất và kim loại cơ bản.
Bảng 2.3: Danh sách các quốc gia ASEAN có quan hệ thương mại với EU 2011
EU xuấtkhẩuđến Quốcgia Giát rị (tỷ Euro ) Thịphần (trongtổngxuấtk hẩu) Singapor e 27,2 1,74 Thái Lan 12,3 0,79 Malaysia 11,9 0,77 Indonesi a 7,4 0,47 Việtnam 5,2 ,33 Philippin e 4,0 0,26 Bru ei 0,6 0,04 Lào 0,2 0,01 Campuc hia 0,2 0,01 Myanma r 0,1 0,01 EU nhậpkhẩutừ Quốcgia Giát rị (tỷ Euro ) Thịphần (trongtổngxuấtk hẩu) Malaysia 21,3 1,24 Singapor e 19,2 1,11 Thái Lan 17,7 1,03 Indonesi a 16,2 0,94 Việtnam 12,9 0,75 Philippin e ,4 0,37 Campuc hia 1,3 0,08 Lào 0,2 0,01 Myanma r 0,2 0,01 Brunei 0,01 0,01 Nguồn: https://epthinktank.eu/2013/02/26/eu-asean-trade-relations/
Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, bước sang thế kỷ XXI, ASEAN và EU sẽ tiếp tục cáchoạtđộng đối thoại và tiếntớihợp tác sâurộngtrongvấn đề an ninh nhằm tăng cường vai trò của hai tổ chức này vào hịa bình, ổn định và phát triển khu vực nóiriêngvà tồn thế giớinóichung. EU tham gia vào Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF) một cách chủ động và tích cực nhằm thúc đẩy hịa bình và an