CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNHHÌNH NGHIÊNCỨU
1.2. Mộtsố nhận xét về tìnhhình nghiêncứu
Những vấn đề khoa học đã được giải quyết
Thứ nhất, các tài liệu viết về chính sách của Nga đối với ASEAN đã liệt kê và
phân tích những nội dung quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình đối thoại giữa Nga và ASEAN qua từng thời kỳ, chủ yếu tập trung vào các đời tổng tổng khác nhau (Putin và Mevedev). Có thể kể đến như Luật liên bang mà Tổng thống Nga Putin đã ký tháng 7/2004 để Nga gia nhập Hiệp ước về Hữu nghị và Hợp tác ở Đông Nam Á, mở ra một giai đoạn mới trong mối quan hệ giữa Nga và ASEAN, tạo tiền đề để mối quan hệ này trở nên toàn diện và sâu rộng trong tương lai. Hay Lộ trình Kế hoạch hành động chung nhằm tăng cường hợp tác giữa Nga và ASEAN giai đoạn 4 năm từ 2016 đến 2019. Lộ trình này giúp nâng quan hệ Nga – ASEAN lên tầm đối tác chiến lược trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngồi ra cịn có Chiến lược an ninh quốc gia Nga trong đó đề cập đến nội dung ổn định chiến lược và quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng mà Liên bang Nga đang theo đuổi. Đây cũng được coi là chính sách ngoại giao được nhiều quốc gia và tổ chức, trong đó có ASEAN sử dụng làm kim chỉ nam. Đặc biệt, một Bản kế hoạch toàn diện hướng tớithúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Liên bang Nga giai đoạn 2016-2020 đã đặt ra những mục tiêu ưu tiên và các biện pháp giúp tăng cường và thúc đẩy hợp tác về chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa và xã hội dựa trên thực trạng phát triển của mỗi bên.
Thứ hai, các tài liệu đã nêu lên những thành tựu nổi bật trong mối quan hệ đối
ngoại giữa Nga – ASEAN dựa trên các sự kiện ngoại giao đã diễn ra. Mối quan hệ này bắt đầu được thiết lập từ tháng 7/1991, khi Nga tham dự Hội nghị Thương mại ASEAN lần thứ 24 tại Kuala Lumpur. Nga bắt đầu tham gia vào các vấn đề của ASEAN từ tháng 7/1993 khi Ngoại trưởng Nga Andrei Kozyrev
đã được mời đến cuộc họp thứ 26 của các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Đến tháng 7/1996, Nga trở thành Đối tác Đối thoại đầy đủ của ASEAN tại Hội nghị AMM (Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN) lần thứ 29 tại Jakatar. Năm 1997 nhóm Cơng tác Nga – ASEAN được thành lập với mục tiêu thúc đẩy hợp tác khoa học cơng nghệ, mơi trường, và nhân lực. Tiếp đó, những năm đầu thế kỷ XXI, Nga đã chính thức quay trở lại ASEAN bằng một loạt các hoạt động như: tháng 6/2003 giữa Nga và ASEAN đã đạt được tuyên bố chung về Đối tác vì hịa bình, an ninh, thịnh vượng và phát triển, tham gia Hiệp ước Hợp tác hữu nghị ASEAN (2004), Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN (2005), thành lập Trung tâm ASEAN tại Đại học Quốc tế Mát-xcơ-va,…
Thứ ba, các tài liệu nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nga – ASEAN và Nga –
Việt Nam đã dẫn chứng và phân tích được các số liệu cụ thể về sự phát triển của mối quan hệ: tổng kim ngạch thương mại giữa các bên, tổng mức đầu tư, xếp hạng bạn hàng đầu tư,… Cụ thể, trong giai đoạn 2010 – 2015 kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng gấp đôi, khoảng 15 tỷ USD/ năm và đạt mức kỷ lục 21,5 tỷ USD vào năm 2014. Đồng thời, đóng góp hàng năm Nga dành cho Quỹ đối tác – đối ngoại Nga – ASEAN là 1,5 tỷ USD. Dự kiến, đến năm 2030,Nga sẽ xuất khẩu 26-27% tổng năng lượng xuất khẩu của mình sang Nga. Đối với Việt Nam, Nga hiện đứng thứ17/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư vào Việt Nam với tổng số 114 dự án và số vốn đăng ký là 2 tỷ USD [121].
Thứ tư, các tài liệu đã đề cập đến bối cảnh ra đời cũng như mục tiêu của chính
sách hướng Đơng của Nga được cơng bố vào năm 2010 trong bối cảnh giá dầu đang sụt giảm và kinh tế Nga rơi vào khủng hoảng do những biện pháp trừng phạt của phương Tây. Ban đầu Trung Quốc được lấy làm trung tâm trong chính sách hướng Đông của Nga lấy nhưng mối lo ngại bị hạ thấp vị thế và phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc nên Nga đã mở rộng tìm kiếm những cơ hội khácở châu Á, đặc biệt là ở vùng Đơng Nam Á. Bên cạnh đó, năm 2010, Tổng thống Nga Putin một lần nữa tái khẳng định Nga sẽ “hướng Đông” khi Tổng thống Mỹ Obama cũng đưa ra tuyên bố chính sách đối ngoại nước này sẽ xoay trục sang châu Á. Vì thế, Nga tích cực tăng cường sự hiện diện trên nhiều lĩnh vực với các nước thuộc khu vực này.
Mục tiêu của chính sách hướng Đông là giảm bớt sự phụ thuộc về kinh tế của Nga vào các nước phương Tây, đồng thời lợi dụng được tiềm năng đang lớn mạnh của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á. Ngồi ra, chính sách này giúp Nga thu hút vốn đầu tư, khoa học công nghệ, mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, trao đổi hàng hóa để ổn định tình hình trong nước cả về kinh tếlẫn chính trị. Bên cạnh đó, chính sách này cịn góp phần đảm bảo vị thế của Nga
trong khu vực và trên thế giới – là mục tiêu quan trọng nhất mà Nga đang hướng tới.
Thứ năm, các tài liệu đã trình bày được bối cảnh và những nhân tố ảnh hưởng
đến quan hệ Nga – ASEAN giai đoạn 1991-2005, nêu lên những định hướng và giải pháp giúp tăng cường mối quan hệ giữa hai bên trong những năm đầu thế kỷ XXI, đồng thời đề cập đến vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ này với tư cách là nhân tố điều phối, là mắt xích quan trọng trong chính sách “hướng Đơng” của Nga, đồng thời là địn bẩy giúp Nga nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực. Khơng những thế, đã có nhiều tài liệu phân tích mối quan hệ giữa Nga với các thành viên của ASEAN như Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam,… nhằm làm rõ hơn mối quan hệ cụ thể của Nga với tổ chức này. Đặc biệt, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga cũng được phân tích một cách kỹ càng về thực trạng mối quan hệ giữa hai bên trong các giai đoạn từ 1991-2005; những thuận lợi và khó khăn của mối quan hệ này và đưa ra những giải pháp cho Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ này sâu rộng hơn nữa.
Như vậy, các tài liệu liên quan đến chính sách của Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000-2014 đã hướng đến đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Liên bang Nga, ASEAN và Việt Nam cũng như đáp ứng được phần nào phạm vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu các chính sách của Nga với ASEAN nói chung và các nước thành viên thuộc tổ chức này nói riêng. Ngồi ra các tài liệu này đã phân tích một cách tổng quan bối cảnh ra đời, mục tiêu và tác động của chính sách “hướng Đơng” của Nga đối với ASEAN, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, cũng đã có rất nhiều tài liệu hướng đến phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga bởi nước ta là mắt xích quan trọng, là điều phối viên cũng như bàn đạp thúc đẩy mối quan hệ giữa Nga và ASEAN phát triển sâu sắc.
Hướng nghiên cứu mới của luận án:
Thứ nhất,chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN chưa được phân loại và
phân tích tỉ mỉ theo từng lĩnh vực trong các tài liệu nghiên cứu trên. Hầu hết các tài liệu này mới chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh tế trong khi Nga đang hướng đến hợp tác toàn diện và thực chất với ASEAN trên tất cả các lĩnh vực. Chính vì thế, trong luận án này tác giả sẽ tiến hành phân tích chi tiết các nội dung của chính sách đối ngoại mà Nga áp dụng lên ASEAN ở các lĩnh vực cụ thể (bao gồm an ninh-chính trị, quốc phịng, kinh tế, khoa học cơng nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch…).
Thứ hai,luận án sẽ nghiên cứu nội dung chính sách của Nga đối với ASEAN một
cách liên tục từ 2000-2014. Từ trước đến nay chưa có một tài liệu nào nghiên cứu các chính sách này trong một khoảng thời gian dài nói trên.Các tài liệu chính thống và có tính nghiên cứu cao (sách, bài nghiên cứu, bài tham luận,…) chủ yếu viết về giai đoạn mối quan hệ giữa Nga và ASEAN được thành lập (năm 1991) đến những năm đầu của thế kỉ XXI (2005) trong khi những chính sách này từ năm 2006 trở đi được phân tích khá rời rạc qua những bài báo, bài phịng vấn.
Thứ ba,khơng chỉ dừng lại ở phân tích nội dung chính sách đối ngoại, luận án sẽ
đưa ra các kịch bản dự báo sự tác động của chính sách tới hiệp hội ASEAN theo các hướng khác nhau và sự vận động của các chính sách này trong tương lai. Hiện nay, các tài liệu sẵn có mới chỉ liệt kê các sự kiện, nội dung chính sách quan trọng chứ chưa đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện sự tác động của chúng đến các mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Thứ tư, sự thay đổi đường lối chính sách đối ngoại của Nga qua các kỳ tổng
thống cũng sẽ được phân tích và lý giải nguyên nhân dựa trên thực tiễn tình hình chính trị thế giới nói chung và của Nga cũng như ASEAN nói riêng. Đồng thời, để dự báo chính xác tình trạng mối quan hệ đối ngoại của Nga và ASEAN trong tương lai, luận án cũng tập trung vào tác động trong thay đổi chính sách đến các bên liên quan.
Thứ năm, các tài liệu về chính sách đối ngoại giữa Nga và ASEAN hiện nay hầu
hết tập trung phân tích các đường lối, chính sách cũng như tác động của chính sách đó từ phía Nga, vẫn cịn thiếu vắng những nhận xét, phân tích, đánh giá về phản ứng của ASEAN đối với Nga. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, vai trị của ASEAN đối với nền chính trị, kinh tế, xã hội thế giới không hề kém cạnh so với Nga. Thậm chí, đây cịn là Hiệp hội được nhiều cường quốc chú ý và đầu tư cũng như mở rộng và tăng cường mối quan hệ. Chính vì thế, việc thiếu đi những phân tích, nhận định về phản ứng của ASEAN đối với Nga là một thiếu sót rất lớn. Chính chính sách của Nga cũng sẽ phải thay đổi và điều chỉnh liên tục dựa trên những phản ứng từ phía ASEAN.
Thứ sáu, các tài liệu về chính sách của Nga đối với ASEAN hiện nay chưa phân
tích sâu những lần mối quan hệ giữa hai bên rơi vào tình trạng dậm chân tại chỗ và những mốc Nga quyết định quay trở lại với ASEAN. Chính thời điểm Mỹ bắt đầu khởi xướng dự án Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Nga đã xác định quay trở lại với ASEAN với mong muốn sẽ giảm thiểu được những tác động khơng mong muốn mà TPP có thể mang đến cho kinh tế Nga. Bên cạnh đó, Nga cũng nhận thấy rất rõ rằng từ lâu Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã
tiến hành các Hiệp định tự do thương mại với ASEAN trong khi Nga sau 20 năm thiết lập quan hệ với tổ chức này lại chưa có những bước tiến nào đáng kể. Một thời điểm khác khiến Nga đi đến quyết định “hướng Đông” là sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu. Lúc này, Nga không muốn bị phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế của phương Tây trong khi đó các nước châu Á lại đang có bước phát triển kinh tế rất đáng chú ý. Nhất là kể từ năm 2010, giá dầu toàn cầu lao dốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Nga bởi đây là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn nhất. Không những thế, thời điểm này Nga phải chịu sự trừng phạt của Mỹ và EU khi Mát-xcơ-va sáp nhập với Crimea vào tháng 3/2014 khiến kinh tế nước này đứng trước nhiều thách thức nghiêm trọng. Như vậy, rõ ràng chính sách hướng Đông quay trở lại với ASEAN đem lại cho Nga nhiều lợi ích to lớn. Do đó, kể từ khi tuyên bố chính sách “hướng Đơng” tới tồn thế giới, Nga thể hiện sự nghiêm túc và tích cực của mình đối với mối quan hệ này và không ngừng thúc đẩy hợp tác về mọi mặt với các nước Đông Nam Á.
Như vậy các tài liệu đã có hiện nay chưa bao quát được phạm vi nghiên cứu của luận án về chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN trong giai đoạn từ 2000 đến 2014, chưa bao quát được không gian của luận án gồm 10 nước thành viên của ASEAN mà mới chỉ tập trung vào một số quốc gia tiêu biểu như Việt Nam, Philippine, Thái Lan,… Ngoài ra, việc đánh giátầm quan trọng của ASEAN trong chính sách hướng Đông của Nga cũng như các kiến nghị nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Nga và ASEAN nói chung, Nga và Việt Nam nói riêng để giảm thiểu những tác động tiêu cực và phát huy các tác động tích cực của mối quan hệ này đến các bên liên quan cũng cần phải được làm rõ thêm.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương này, tác giả đã tổng quan tình hình nghiên cứu chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN giai đoạn 2000 – 2014, cụ thể đã trình bày tổng hợp các tài liệu trong nước và quốc tế dựa trên bốn chủ đề: Thứ nhất, các nghiên cứu về Liên bang Nga và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Trong chủ đề này, phần lớn các tài liệu đều tập trung vào phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến hoạt động xây dựng và ban hành chính sách của Nga. Trong đó, một số tài liệu nhận định Nga đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức về kinh tế, chịu lệnh cấm vận từ Mỹ và EU nên chính sách đối ngoại cần thận trọng, hướng đến hợp tác đa phương với các khu vực khác trên thế giới. Trong khi đó, Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm cả Hiệp hội ASEAN đang nổi lên như một điểm sáng về kinh tế nên Nga ngày càng coi trọng tổ chức này trong chính sách đối ngoại của mình. Thứ hai, các nghiên cứu về ASEAN và ASEAN- Nga: chủ yếu tập trung vào những thành tựu và hạn chế trong mối quan hệ giữa Nga và ASEAN. Các tài liệu đa số đều khẳng định triển vọng hợp tác giữa Nga và ASEAN là vô cùng tiềm năng dù quan hệ giữa hai bên đang tiến triển chậm, chưa tương xứng với tốc độ phát triển và nhu cầu hợp tác của mỗi bên. Thứ ba, các nghiên cứu về chính sách của Liên bang Nga đối với ASEAN: với chủ đề này, các tài liệu tập trung vào phân tích bối cảnh, nhân tố tác động của chính sách của Nga đối với ASEAN và nêu lên thực trạng của mối quan hệ này. Nhìn chung, các chính sách Nga áp dụng đối với tổ chức này đã ghi nhận nhiều dấu hiệu tích cực tuy nhiên chưa thực sự hiệu quả do còn gặp nhiều khó khăn về khoảng cách địa lý và sự khác biệt lớn về văn hóa. Thứ tư, các nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Nga: hầu hết các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này đều khẳng định mối quan hệ Việt – Nga có truyền thống tốt đẹp và đang trên đà phát triển với rất nhiều tiềm năng. Đặc biệt, Việt Nam đóng vai trị địn bẩy, chất xúc tác trong quan hệ giữa Nga và ASEAN nên được Nga hết sức coi trọng.
Khơng chỉ liệt kê tóm tắt các tài liệu nghiên cứu trên, chương một còn chỉ ra những vấn đề khoa học đã được đề cập và giải quyết tương đối đầy đủ trong các tài liệu. Trongđó quan trọng nhất là đã liệt kê và phân tích những nội dung quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa Nga và ASEAN qua từng thời kỳ. Bên cạnh đó, cũng cịn tồn tại nhiều vấn đề chưa được đề cập một cách thấu đáo khiến một vài khía cạnh trong chính sách đối ngoại giữa hai bên chưa được khai thác một cách sâu sắc và triệt để. Cụ thể, các tài liệu trên chưa phân tích nội dung và tác động của chính sách của Nga đến ASEAN trên các lĩnh vực
khác nhau trong một khoảng thời gian liên tục từ 2000 đến 2014. Ngoài ra, các tài liệu hiện có chưa đề cập hoặc phân tích sâu vào ngun nhân của những thay đổi chính sách qua từng nhiệm kỳ tổng thổng cũng như phản ứng của ASEAN đối với những chính sách này của Nga. Những thiếu sót trên cũng chính là hướng nghiên cứu chính của đề tài này.
Tồn bộ phần nghiên cứu của luận án sẽ được triển khai theo khung phân tích sau:
Hình 1.1: Khung phân tích tổng quan của luận án
CN hiện thực và lợi ích của Nga tại khu vực ASEAN
Chủ nghĩa kiến tạo Chủ nghĩa tự
do
Chính sách đối ngoại của Nga năm 2000,2008 Chính sách hướng Đơng, 2010, 2014 Bối cảnh nước Nga Bối cảnh ASEAN Nhu cầu hợp tác
Chính sách của LB Nga đối với ASEAN
An ninh –
Chính trị Quốc phòng Thương mại Kinh tế -
Khoa học cơng nghệ, văn hóa giáo
dục, du lịch
Đánh giá
Thành tựu và tồn tại
Triển vọng
Chương 2: Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH CỦA NGA ĐỐI VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 2000-2014