Đặt biếnđổi cơ cấu xã hội nôngdân tỉnhBình Dƣơnggắn kếtvới chiến lƣợc phát triển vùng Đông Nam Bộnhằmkhai thácthời cơ, lợi thế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh bình dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 138 - 142)

Thực tiễn hiện nay sự nghiệp CNH, HĐH mỗi địa phƣơngđều có những thuận lợi vàkhó khănnhất định, tuy vậy nếu có đƣợc sự gắn kết trên quy mô vùng sẽ khai thác tối đa lợi thếtừ mỗi đại phƣơng, đồng thờicùng nhauchung tay giải quyết những hạn chế, khó khănnảy sinh. Nghị quyết số 26 - NQ/TW đã khẳng định: “Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội…”. Nhƣ vậy, cả về quan điểm chỉ đạo và thực tiễn đều nhấn mạnhtầm quan trọng của chính sách liên kết vùng trong bối cảnh hiện nay.

Vùng Đông Nam Bộcó cửa ngõ phía Tây thông qua đƣờng bộ xuyên Á có thể giao lƣu với các quốc gia nhƣ: Campuchia; Thái Lan; Malaysia, hoặc phía Đông qua hệ thống cảng biển Sài Gòn; Bà Rịa - Vũng Tàu; cảng Thị Vải. Với cửa ngõ phía Đông và phía Tây đến nay đã định hìnhđƣợc hành lang kinh tế Đông -Tâytạo

ra hoạt động kinh tế sôi động, có sức hút lớnchocác nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, vì vậy, đặt biến đổi CCXH nông dân Bình Dƣơng gắn kết với thực tiễn phát triển của vùngsẽ mang lại nhiều thuận lợi và khai thác tiếm năng, lợi thế đang có.

Trƣớc hết Bình Dƣơng cầnkhai thác tốthệ thốnggiao thôngnhƣ: sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; Long Thành. Cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu - Thị Vải, đƣờng xuyên Á nối với Cămpuchia, đƣờng sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 nối với Tây Nguyên. Mở rộng liên kết với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung để cung cấp và tiêu thụ sản phẩm nông sản và chế biến công nghiệp, trao đổi và giao lƣu khoa học - kỹ thuật;quy hoạch phát triển đô thị; nâng cao đời sống xã hội. Ngoài ra, cũng có thể tận dụnglực lƣợng lao động có trình độ chuyên môn cao; liên kết, hợp tác với nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo, viện nghiên cứu từ các tỉnh thành trong vùng và liên vùng…Đây là những thuận lợiđể biến đổi CCXH nông dân khai thácvàochuyển dịch kinh tế, nghề nghiệp, nâng cao nguồn nhân lực; chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và thu hút đầu tƣ…

Hơn nữa,trong vùng Đông Nam Bộ, tỉnhBình Dƣơnglà “mắt xích” quan trọng và đều chịuảnh hƣởng mạnh mẽ củavùng. Chính vì vậy, biến đổi CCXH nông dân Bình Dƣơng một mặt cầnđặt trong chiến lƣợcphát triển KT - XHcụ thể của tỉnh, nhƣng không thể tách rời với quá trình vận động của vùng và sự nghiệp CNH, HĐH cả nƣớc.Cũng lƣu ý, gắn kết để khai thác lợi thế nhƣng không có nghĩa thụ động, ỷ lại chờ đợi, mà cần chủ động nắm bắtcơ hội bằng nội lực, chính sách của địa phƣơng, nhận rõ điểm mạnh, yếu, chƣa hoàn thiện để bổ sung, nâng cao lợi thế cạnh tranh nhƣng không rơi vào địa phƣơng cục bộ.Chung nhất,cần gắn kết trên cácmặt chủ yếusau để góp phần vào nâng cao hiệu quả biến đổi CCXH nông dân:

Thứ nhất:Gắn kết vùng trên lĩnh vựckinh tế:Sự mở rộng và giao lƣu trao đổi

hàng hóa, hợp tác sâu rộng luôn là đòi hỏi khách quan đối với các quốc gia, vùng miền, địa phƣơng nên chỉ có sự liên kếtmới có thể đảm bảo cạnh tranh, đồng thời mở rộng học hỏi, giao lƣu, trao đổi. Sự mở rộng không gian kinh tế còn kéo theo mở rộng các không gian nhƣ: khoa học - kỹ thuật; giáo dục; y tế; văn hóa.Vì thế, trƣớc hết cầnliên kết chuỗi thị trƣờng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm nhằm tận dụng thế mạnh, sở trƣờng của địa phƣơng, vừa hỗ trợ, vừa bổ sung để cùng nhau khai

thác tiềm năng và lợi thếvùng. Chính quá trình hợp tác kinh tế sẽthúc đẩy biến đổi CCXH - nông dân nhƣ: nghề nghiệp; thu nhập; trình độ, tay nghề…

Thứ hai:Gắn kết vùng về giải quyết nguồn nhân lực: Liên kết nguồn nhân lực sẽ

mở ra cơ hội việc làm đồng thời khắc phụcnghiêng lệch về lƣợng và chất lao động nông dân của các địa phƣơng hiện nay. Đối với biến đổi CCXH nông dân Bình Dƣơng thì đây là nội dungquan trọng do đặc thù phát triển công nghiệp quy mô lớn, vì vậy liên kết nguồn nhân lực sẽ đảm bảo cho tỉnh đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực trong sản xuất kinh tế, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, quy hoạch và phát triển nông thôn, ổn định dân số nông dân. Thực tế, lao động tại Bình Dƣơng phần lớn là di dân nhập cƣ và có tần suất dịch chuyển giữa các tỉnh trong vùng rất lớn, do vậy chiến lƣợc nàysẽ góp phầnnâng cao tính bền vững cho vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt đồi với nguồn di dân tìm kiếm việc làm.

Thứ ba:Gắn kết vùng vềgiáo dục, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật

cho nông dân:Đến nay trình độ, tay nghềnông dân Bình Dƣơng vẫn còn có hạn chế, nên có thể khẳng định đây là nội dung quyết định đến hiệu quả cũng nhƣ tính bền vững phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.Thuận lợi của Bình Dƣơng khi tiếp giáp với T.p. Hồ Chí Minh và cửa ngõ giao lƣu kinh tế, văn hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, cùng với các quốc gia đang đầu tƣ tại địa phƣơng nên thực hiện nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua liên kết, hợp tác là nhu cầu mang tính tất yếu.Thực tế, thời gian qua Bình Dƣơng đã có nhiều chính sách đãi ngộ thu hút lao động đến làm việc, liên kết với các tỉnh trong vùng để nâng cao giáo dục, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật nông dân, tuy nhiên trƣớc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp CNH,HĐH thì chất lƣợng nguồn nhân lựcvẫn là bài toán khá nan giải, vì vậy, Bình Dƣơng cần có chiến lƣợc khai thác lợi thế của vùng trong lĩnh vực này.

Thứ tư:Gắn kết vùng trong xây dựng môi trƣờng văn hóa -an ninh, phúc lợi xã

hội cho nông dân. Biến đổi CCXH nông dân sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống nông dân. Kinh tế thay đổi luônkéo theo những giá trị nhƣ: văn hóa truyền thống; gia đình; kết cấu xã hội nông thôn… nếu không đƣợc

định hƣớng, chú trọng quan tâm sẽ phát sinh những hệ lụy khó lƣờng. Chính vì vậy, khai thác lợi vùngcần có sự liên kết nhằm lƣu giữ, phát huy giá trị văn hóa trong điều kiện, bối cảnh mới.Ngoài ra,các địa phƣơngnên hợp tác mở rộng chính sách an sinh xã hội cho nông dânnhƣ:đào tạo nghề nông dân; mở rộng phạm vi mang lƣới y tế, an sinh xã hội; văn hóa… góp phần vào tính công bằng xã hội, nâng cao đóng góp của nông dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.2.Luôn đặt biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơngcó tính chấttrọng tâmtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nghị quyết số 26-NQ/TW/2008, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa X) khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lƣợng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng”. Trong 4 quan điểm lớn thì quan điểm thứ 2 đã khẳng định: “Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải đƣợc giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”.Và đến nay qua những bài học và kinh nghiệm cũng chỉ rõ, để sự nghiệp CNH, HĐH thành côngmột mặt cần phải tuân theo quy luật khách quan, mặt khác luôn căn cứ vào tình hình thực tiễn vùng miền, địa phƣơng đểkhai thác lợi thế, khắc phục hạn chế, khó khăn, không chủ quan duy ý chí và đặc biệt phải tùy vào điều kiện cụ thể để có những chính sáchphù hợp, linh hoạt.

Nhƣ vậy, từ định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc về CNH, HĐH, cùng với thực tiễn phát triển của vùng, tùy thuộc vào bối cảnh thực tiễn địa phƣơngmà biến đổi CCXH - nông dân cần bám sát điều kiệnKT - XH để từ đó có đƣợc những chính sách, giải pháp hiệu quả.Hơn thế, biến đổi CCXH nông dân Bình Dƣơng có tính đặc thù tiêu biểu nên chỉ có thể đặt vào chính điều kiện thực tiễnbiến đổiđó mới có thể giải quyếtnhững khó khăn, hạn chế đặt ra.Vàkhi khẳng địnhnhững vấn đề liên quan đến CCXH nông dânluôn là nền tảng của sự nghiệp CNH, HĐHthì đồng nghĩacác quan điểm và chính sách đầu tƣ sẽ không thể xem nhẹ khi giải quyết nhữngkhó khăn nảy sinhmà thực tế nếu không sẽđể lại những hệ quả và kinh phí giải quyết rất lớn.

Trong tính biện chứngchỉkhi giải quyết tích cựcbiến đổi CCXH nông dân mớinâng cao hiệu quả, thành côngCNH, HĐHvàtừ những kết quả đạt đƣợc đó sẽ tác động trở lại, là cơ sở để biến đổi CCXH nông dân có đƣợc mặt lƣợng và chất cao hơn. Chỉ trên cơ sở nhận thức và định hƣớng nêu trên mới có thể hiện thực hóa bằng những chủ trƣơng, chính sách đầu tƣphát triển kinh tế - xã hội mà trƣớc hết cho biến đổi CCXH nông dân tỉnh Bình Dƣơng.

4.1.3. Chú trọng nâng cao chính sách an sinh - xã hội đối vớibiến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh bình dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 138 - 142)