NHỮNG GIẢI PHÁPCHỦ YẾUĐỐI VỚIBIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh bình dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 143 - 149)

HIỆN ĐẠI HÓA

4.2.1.Những giải pháp chủ yếuđối với biến đổi cơ cấu xã hội - nghề nghiệp nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4.2.1.1. Nâng cao hiệu quả và chất lượngđào tạo nghềnông dân tỉnh Bình Dươngtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX chỉ rõ: “Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao…là phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trƣờng dạy nghề trên phạm vi cả nƣớc, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động…”. Hiện nayđào tạo nghề nông dân có ý nghĩa và vai trò rất lớnđể nâng cao thuận lợi, tích cực biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dânvì sẽ đa dạng hóa ngành nghề, góp phần chuyển đổi việc làm,tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao thu nhập.Chính vì vậy, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, (Đề án 1956)đã thể hiện quyết tâm và tầm quan trọng của chính sách này: “Đào ta ̣o

nghề cho lao đô ̣ng nông thôn là sƣ̣ nghiê ̣p của Đảng , Nhà nƣớc , của các cấp , các

ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lƣơ ̣ng lao đô ̣ng nông thôn , đáp ƣ́ng yêu cầu

công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p , nông thôn”. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu: “Nâng cao chất lƣợng và hiê ̣u quả đào ta ̣o nghề , nhằm ta ̣o viê ̣c làm , tăng thu nhâ ̣p của lao đô ̣ng nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiê ̣ p, nông thôn…”. Nhƣ vậy,quan điểm chỉ đạo của Đảng đã xác định rõ nội dung và mục tiêu, tuy nhiên quá trình thực hiện sẽ tùy thuộc vào điều kiện vàthực tiễn các địa phƣơngmà có những ƣu tiên, trình tự tiến hành.

Đối với tỉnh Bình Dƣơng để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông dântrƣớc hết phải có đƣợc khâu dự báo về quy mô, tỷ lệ và trình độ, chuyên môn kỹ thuật; tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làmcũng nhƣnhu cầu, nguyện vọng của nông dân trong quá trình đào tạo… từ cơ sở và dữ liệu đó đểcác cấpquản lýtiến hành phân loạivà đƣa ranhững nội dung đào tạo nghề đáp ứng đúng nhu cầu thực tiễn từng khu vực, nhƣng cần chú ýcác nội dung chủ yếu là:

Một là:Tập trungkinh phí hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề nhƣngkhông cào bằng,

dàn trải mà ƣu tiên những khu vựcchuyển dịch kinh tế, đô thị hóa cao.Cần có các đơn vị, tổ chức chuyên nghiên cứu, điều tra thị trƣờng lao độngđịnh kỳ hàng năm để kịp thời nắm bắt thông tin,nhu cầuhọc nghề của nông dân,đồng thời liên kết với doanh nghiệp đểxây dựng chƣơng trình,nội dung đào tạođáp ứngyêu cầu của doanh nghiệp đặt ra.Tỉnh Bình Dƣơng cũng thƣờng xuyên phối hợp,tổ chức cácbuổi tọa đàm với sự tham vấn, phản hồi từ doanh nghiệp để chủ động, kịp thời, định hƣớng, đào tạo nghề nông dân.

Hai là:Đầu tƣ cơ sở vật chất,trang thiết bị dạy nghề để đáp ứng đúng và trúng

nhu cầu chuyển đổi nghềnghiệp nông dân cũng nhƣ chất lƣợng trong quá trình đào tạonghề.Không chạy theo thành tíchmà tập trung vào các lĩnh vực có lợi thếcủa tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa thu hút nguồn lực tham gia, có sự tham vấn từ các viện nghiên cứu, trƣờng đại học cũng nhƣ hợp tác với những lao động có kỹ thuật từ các doanh nghiệp, những nghệ nhântrong các làng nghề,những cá nhân là điển hình tiên tiến trong sản xuất để tƣ vấn, hỗ trợ về kinh nghiệm, kiến thức và bài học thành

công trong sản xuất, lập nghiệp,góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề nông dân.

Các cơ sở đào tạo nghề đào tạo nông dân cầnnâng cao chất lƣợng vànội dung đào tạo nghềđể đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thị trƣờng lao độngnhƣ: đổi mới phƣơng pháp, hình thức dạy nghề dài hạn, ngắn hạn và bổ túc nghề; tạo điều kiện cho để các đối tƣợng, lứa tuổi đƣợc tham gia học nghề phù hợp với trình độ và điều kiện, hoàn cảnh cá nhân, gia đình. Các cơ sở đào tạo nên chú trọng nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, có những đãi ngộphù hợp đảm bảo cho các cá nhân làm công tác giảng dạy và quản lý yên tâm cồng hiến.

Ba là:Đào tạo nghề nông dân phải gắn với giải quyếtviệc làm và nâng cao thu

nhập,đây là yếu tốquyết địnhđến chất lƣợng và ý nghĩa đào tạo nghề nông dân hiện nay. Bên cạnh đó cũng cần xác định mục tiêu củađào tạo nghề nông dânnhằmchuyển đổi lao động, chuyển dịch kinh tế và tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới hiệu quả.

Bốn là:Hỗ trợkinh phí cho đối tƣợng học nghề có hoàn cảnh khó khăn, là trụ cột

lao độngtrong gia đình để yên tâm trong quá trình đào tạo. Kinh phí hỗ trợ tùy thuộc vào từng nghề và thời gian khóa học cũng nhƣ từng khu vực và cần đúng ngƣời, đúng việc, điều này không chỉ mang lại tính công bằng thụ hƣởng thành quả sự nghiệp CNH, HĐH, mà còn thể hiện truyền thống nhân văncủa dân tộc.

4.2.1.2. Đa dạng hóa ngành nghềkhu vực nông thôntỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nông dân là chủ thể của tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhƣng khi nông thôn cùng kinh tế nông nghiệp đƣợc đầu tƣ, nâng cao sẽ trở thành môi trƣờng, không gian và điều kiện tốt để nông dân phát huy vai trò, vị trí của mình, bởi con ngƣời là chủ thể của hoạt động và luôn cải biến hoàn cảnh để phục vụ mục đích tồn tại của mình nhƣng khi hoàn cảnh đƣợc biến đổi tích cực sẽ làđiều kiệnthuận lợi để con ngƣời tiếp tục phát huy năng lực.

Trƣớc tác động của CNH, HĐH đến khu vực nông thôn hiện nay nênnhững chính sách cũng cần hết sức thận trọng và tiến hành phù hợp. Khu vực nông thôn nƣớc ta có diện tích lớn và dân số đôngđãngày càng khẳng định vai trò là không

gian kinh tế, không gian sống; không gian sinh thái - văn hóa. Giải phóng tiềm năng khu vực nông thôncũng góp phầngiảm sức ép tới thành thị; tránh lãng phí tài nguyên và nguồn lực con ngƣời, vì vậy: “Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hƣớng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng xuất, chất lƣợng và khả năng cạnh tranh cao…Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ

vững ổn định chính trị - xã hội.”, [41, tr.191].Thực tế xã hội nông thôn cũng nhƣ

một cơ thể sống, “không phải là một thực thể cứng đờ bị động, mà nó rất linh hoạt chủ động, nó biết phản ứng khi có va chạm… không những ẩn giấu một linh hồn,

một tâm lý ý thức cộng đồng, mà còn một cá tính riêng”, [29, tr.65-66]. Bởi thế,

phải nhận ra điều đó để thấy đƣợc: “trong sức năng động lịch sử của nó, trong ứng xử cộng đồng và tâm lý tập thể của nó, trong các biểu hiện văn hóa của nó, cả trong những phản ứng của nó trƣớc tình huống mà lịch sử đƣơng đại đặt nó vào”, [134, tr.12].

Đối với tỉnh Bình Dƣơng, khu vực nông thôn có nhiều thuận lợikhi số hộ phi nông nghiệp cùng cơ sở sản xuất tăng nhanh; chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp khá hiệu quả;cơ sở hạ tầng giao thôngtốt; các làng nghềđãcónhững sản phẩmuy tín trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu…để tiếp tục khai tháchiệu quả nông thôn trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt đối vớibiến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dân Bình Dƣơng, cần tập trung vào một số nội dung sau:

Một là:Cần thành lập và có nhữngtổ chức nghiên cứu, phát triển thị trƣờng lao

động và sản xuấtnông thônđể nắm bắt các nội dung quan trọng nhƣ: nhu cầu lao động, đào tạo; chuyển đổi việc làm, sản phẩm thế mạnh và ngành nghề chủ đạocủa nông thôn…để kịp thờiphát huy thế mạnh và nhận diện khó khăn, hạn chế,từ đó có chính sách điều chỉnh, đầu tƣphùhợp, tránh đầu tƣ tràn lan gây lãng phí cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực.

Hai là:Tiếp tục hỗ trợđể cácdoanh nghiệp đầu tƣvào nông thôn, khuyến khích

doanh ngiệp đầu tƣ với công nghệ và quy trình sản xuất tiến tiến. Cần có những chính sách liên kết sản xuất giữa ngƣời dân và doanh nghiệp, vừa hỗ trợ về vốn, về

khoa học - kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, đồng thờinâng cấp, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đảm bảo phục vụ sản xuất khu vực nông.

Ba là:Có chính sách hỗ trợ làng nghề truyền thống để góp phần giải quyết việc

làm nông dân.Là địa phƣơng có những làng nghề với cácsản phẩm đã đƣợc thị trƣờng đón nhận, trong bối cảnh hiện nay việc khôi phục và phát huy vai trò các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp vào CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, mà còn là kênh quảng bá hình ảnh, giá trị văn hóa của tỉnh trong nƣớc và quốc tế. Từ góc độ chuyển dịch nghề nghiệp nông dân, phát triển làng nghề truyền thống cần kết hợp với đào tạo nghề, có chiến lƣợc quy hoạchnguồn lao động cho lĩnh vực đặc thù này.Cần nâng cao, đầu tƣcông nghệ trong sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trƣờng, khói bụi…

Bốn là: Thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nông nghiệp mạnh

dạnchuyển dịch ngành nghề sản xuất (nếu có đủ điều kiện thích hợp). Song song, cấp chính quyền, quản lý cần có những cơ chế và chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về vốn, khoa học - kỹ thuật và môi trƣờng sản xuất kinh doanh để các hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi.

4.2.1.3.Đẩy mạnhliên kết vùngnhằmnâng cao hiệu quả chuyển dịchnghề nghiệp nông dân tỉnh Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong bối cảnh hiện nay, liên kết vùng vừa là xu thế và yêu cầu tất yếu không chỉ nhằm gia tăng cạnh tranh, khai thác tiềm năng mà còn là một trong những giải phápđểnâng cao hiệu quả chuyển đổi nghề nghiệp nông dân. Thực tế, có nhiều hình thức liên kếttừ nội vùng đến liên vùng bởi xu thế hội nhập và khả năng di chuyển thuận lợi giữa các địa phƣơng thì đây đƣợc xem là một trong những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả biến đổi CCXH - nghề nghiệp nông dân.

Tỉnh Bình Dƣơng hiện nay là một trong những trung tâm của dòng di chuyển lao động nội vùng và liên vùng do vị trí địa lý và sức hút công nghiệp, vì vậy để liên kết vùng mang lại hiệu quả và đóng góp tích cực vào biến đổi CCXH -nghề nghiệp nông dân cần có chú ý những nội dung sau:

Thứ nhất:Chính quyền và các cấp quản lýtỉnh Bình Dƣơng cùng các địa phƣơng

nông dântrêncơ sở thực tiễn của các địa phƣơng và vùng, tránh chồng chéo, không hiệu quả. Liên kết phải dựa trên lợi thế và tiềm năng của vùngđể tranh thủ thời cơ có đƣợc, khắc phục những khó khăn, hạn chế đang đặt ra.

Thứ hai: Thực hiện liên kếtđào tạo nghề và giải quyết việc làm nông dân giữa

các địa phƣơng trong vùng Đông Nam Bộ. Tính tƣơng đồng về sản xuất nông nghiệp và chiến lƣợc phát triển công nghiệp - dịch vụ vùng Đông Nam Bộ là thuận lợi để các địa phƣơng xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông dân cũng nhƣ cùng nhau giải quyết việc làm nông dân. Hơn nữa, giao thông thuận lợi, khoảng cách đơn vị hành chính giữa các tỉnh không lớn là cơ hội để lao động nông dân vùng Đông Nam Bộ có thể dễ dàng di chuyển, hợp tác, trao đổi sản xuất.

Thứ ba: Các địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức những buổi tọa đàm trao đổi,

cùng nhau xây dựng chiến lƣợc phát triển, đề ra chính sách nhằm giải quyết việc làm nông dân phù hợp với thực tiễn địa phƣơng và của vùng,từ đó chung tay tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự chuyển dịch nghề nghiệp nông dân.

4.2.1.4. Nâng cao trình độ, tay nghề nông dân cùngmặt bằng dân trí nông thôn trong quá trình chuyển dịch nghề nghiệp nông dân Bình Dươngtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch nghề nghiệp và nâng cao trình độ, tay nghề có tính gắn kết chặt chẽ, và thực tế hai qua lĩnh vực này vừa tƣơng tƣơng tác, thúc đẩy cùng nhau phát triển, bởi chỉ có thể chuyển dịch nghề nghiệp hiệu quả khi trình độ, tay nghề nông dân đƣợc nâng cao và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Hơn thế, nông dân là đối tƣợng trực tiếp thực hiện cũng nhƣ thụ hƣởng thành quả của chuyển dịch nghề nghiệp nên việc nâng cao trình độ, tay nghề, cùng mặt bằng dân trí khu vực nông thôn sẽ tạo ra tính bền vững trong phát triển, đồng thời góp phần hạn chế nảy sinh trong quá trình đô thị hóa. Do đó những nội dụng cần thực hiện đó là:

Thứ nhất: hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng giao thông, tạo liên kết

thuận lợigiữa khu vực nông thôn và thành thị, nâng cao khả năng trao đổi hàng hóa, chuyển dịch các giá trị văn hóa, vật chất, đáp ứng nhu cầu thụ hƣởng của nhân dân, đặc biệt vùng sâu, vùng xa các trung tâm đô thị.

Thứ hai: Chú trọng nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống, từ đó là yếu tố cơ bản để nông dân có điều kiện nâng cao trình độ, tay nghề. Thực tế kinh tế, thu nhập có tính quyết định và ảnh hƣởng trực tiếp đến mức độ, cơ hội và khả năng tham gia vào quá trình nâng cao trình độ, tay nghề. Bình Dƣơng đang có nhiều thuận lợi nhƣ: cơ hội việc làm, thu nhập khu vực nông thôn ngày một tăng cao… đó là ƣu thế cần tranh thủ, vừa đáp ứng thực tiễn, vừa là cơ hội để nâng cao trình độ, tay nghề, nâng cao chất lƣợng dịch vụ giáo dục khu vực nông thôn.

Thứ ba: thu hút các doanh nghiệp, liên kết đầu tƣ, chuyển giao khoa học kỹ

thuật cho ngƣời nông dân và khu vực nông thôn. Chuyển dịch kinh tế, đầu tƣ khoa học - kỹ thuật cũng là quá trình chuyển dịch của tri thức và đạt ra yêu cầu bắt buộc đối với nông dân nhằm đáp ứng sản xuất, chính vì vậy, đây cũng là một trong những giải pháp để nâng cao trình độ, tay nghề nông dân hiện nay. Không những vậy, khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về nông thôn sẽ nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng giao thông, quy hoạch phát triển, tạo ra sự năng động, hội nhập trong sự nghiệp CNH, HĐH.

4.2.2. Những giải pháp chủ yếuđối vớibiến đổi cơ cấu xã hội- dân số nông dân tỉnh Bình Dƣơng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) biến đổi cơ cấu xã hội nông dân tỉnh bình dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 143 - 149)