Chƣơng 2 SỰ RA ĐỜI CỦA HỘI TRUYỀN BÁ QUỐC NGỮ
4.2.4. lại tiền đề, cơ sở cho phong trào Bình dân học vụ tiếp tục thực
Hội Truyền bá Quốc ngữ ra đời với mục đích dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết thông thạo chữ Quốc ngữ và học những điều “thường
thức” có ích cho sinh hoạt hàng ngày. Với tinh thần “hy sinh, kiên quyết, kỷ luật và thân ái” của các chiến sĩ Truyền bá Quốc ngữ và sự tham gia ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, Hội đã nhanh chóng mở rộng phong trào khắp cả nước, từ thành thị đến các vùng nông thôn, từ miền Bắc đến miền Trung, miền Nam. Trong 7 năm hoạt động, Hội giúp cho gần 8 vạn người biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, con số chưa phải là lớn so với số người mù chữ của dân tộc, song đó là sự cố gắng vượt bậc của các nhà Truyền bá Quốc ngữ. Vượt lên trên một tổ chức giáo dục, Hội Truyền bá Quốc ngữ với tư cách là một tổ chức hoạt động hợp pháp, đã giác ngộ quần chúng nhân dân đến với cách mạng, cung cấp nhiều cán bộ ưu tú cho cách mạng, góp phần xoá nạn mù chữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu ở các làng quê Việt Nam. Hơn thế nữa, Hội Truyền bá Quốc ngữ đã để lại cho Bình dân học vụ một di sản quý giá như:
Một số cán bộ trung kiên, mẫn cán với công cuộc xóa nạn mù. Một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng.
Một dư luận, tình cảm sâu sắc của quần chúng nhân dân lao động, nhất là gần 8 vạn người được Hội giúp đỡ thoát cảnh mù chữ.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, tiếp tục sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí mà Hội Truyền bá Quốc ngữ đã để lại. Ngày 3 tháng 9 năm 1945, tại buổi họp đầu tiên của chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Và đề nghị mở chiến dịch để chống nạn mù chữ, xem dốt nát như một thứ giặc.
Mở đầu cho chiến dịch diệt dốt, Bình dân học vụ vận dụng cách làm của Hội Truyền bá Quốc ngữ, là mở khóa huấn luyện giáo viên, trước khi tổ chức mở lớp. Khóa huấn luyện giáo viên đầu tiên mang tên “Hồ Chí Minh” mở tại Hà Nội, nhằm trang bị cho đội ngũ giáo viên về kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhất là lòng yêu thương, gần gũi, tận tụy với đồng bào nghèo thất học. Đến dự có 82 đại biểu, đều là những nhà sư phạm, những ủy
viên giáo dục và nhiều người từng là giáo viên, cán bộ trung kiên của Hội Truyền bá Quốc ngữ.
Đội ngũ giáo viên trong phong trào Bình dân học vụ, nhiều người từng tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ, nên có kinh nghiệm trong công tác xóa nạn mù chữ, và họ là những “chiến sĩ vô danh” đi tiên phong trong sự nghiệp chống “giặc dốt” do Chính phủ Việt Nam mới lãnh đạo. Mục đích của phong trào Bình dân học vụ là dạy cho tất thảy mọi người Việt Nam thoát khỏi nạn mù chữ, người đi học không mất tiền, được cấp giấy, bút, tài liệu học tập. Giáo viên tham gia giảng dạy tự nguyện, không nhận tiền thù lao. Hơn nữa, lúc này nhà nước đứng ra lo liệu công cuộc diệt dốt, mà không còn là một tổ chức của những cá nhân như Hội Truyền bá Quốc ngữ, song cách thức tổ chức thì không mấy thay đổi, từ công tác vận động học viên, giáo viên, tổ chức lớp học cho đến phương pháp giảng dạy. Nhà nước đứng ra lo việc học, nhưng do còn gặp khó khăn về tài chính hoạt động, nên phải vận động mọi giới trong xã hội, vận động các nhà hảo tâm tiếp tục phát huy tinh thần, trách nhiệm với người nghèo thất học để tiếp tục giúp đỡ Bình dân học vụ như thời giúp Hội Truyền bá Quốc ngữ. Như thế, công cuộc diệt dốt vẫn phải dựa vào nhân dân là chủ yếu, mỗi tỉnh phải tự túc từ kinh phí, giáo viên cho đến cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Các lớp học bình dân được tổ chức mở khắp mọi nơi, như ở nhà dân, ở các đình làng, chùa… với đồ dùng phục vụ học tập rất thô sơ “chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học” [188, tr. 4]. Hơn nữa, thời kỳ này, tại các khu đông người, trên đường, cổng đình, cổng làng…đều treo nong, nia, tấm gỗ có viết các chữ cái bằng vôi, bằng than đen để mọi người đi qua đều nhẫm được.
Trong thời kỳ này, Bình dân học vụ vẫn sử dụng phương pháp i – tờ do các hội viên Hội Truyền bá Quốc ngữ sáng tạo. Trong các lớp học vẫn còn đó những câu hát, những ví dụ so sánh cho học viên dễ nhớ, dễ học thời Hội Truyền bá Quốc đã sử dụng như:
“I, t ghi móc cả hai.
I ngắn có chấm, tờ dài có ngang” Hay: “O tròn như quả trứng gà Ô thì đội nón, ơ thì thêm râu.”
Dựa vào phương pháp i - tờ, cùng với đội ngũ hội viên của Hội Truyền bá Quốc ngữ để lại đã tạo tiền đề, cơ sở cho thắng lợi của phong trào Bình dân học vụ trong sự nghiệp chống “giặc dốt”, xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Bằng những cách làm mà Hội Truyền bá Quốc ngữ để lại, Bình dân học vụ nhanh chóng mở rộng phong trào diệt dốt, từ thành thị về đến các vùng nông thôn hẻo lánh, từ miền xuôi lên đến miền núi, từ miền Bắc vào đến miền Nam, đã tạo nên một phong trào chống nạn thất học rộng lớn nhất mà trước đó không có được. Đến cuối năm 1946, phong trào Bình dân học vụ đã tổ chức được “74975 lớp với 95665 giáo viên, riêng ở Bắc bộ và Trung bộ có 2520678 người biết đọc, biết viết” [188, tr. 4].
Sau này, để tiếp nối phong trào Bình dân học vụ, bổ túc văn hóa và Giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu được đi học của quần chúng nhân dân. Đến năm 2006, từ một nước với 95% dân số không biết một thứ chữ nào trước cách mạng tháng Tám 1945, trở thành một nước có trên 97 % dân số trong độ tuổi 13 – 35 biết đọc, biết viết.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 – 2010”. Năm 2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 11, về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác chăm lo giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhiều trung tâm học tập cộng đồng ra đời, tạo điều kiện cho nhân dân, nhất là học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường và học tập liên tục, góp phần nâng cao dân trí,
xóa nạn mù chữ và chống tái mù chữ “tính đến tháng 6/ 2006, cả nước đã thành lập được 7.384 trung tâm học tập cộng đồng” [188, tr. 4].
Như vậy, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước từ việc thành lập Bình dân học vụ đến Trung tâm học tập Cộng đồng đã nhanh chóng đưa một dân tộc hơn 95% dân số mù chữ, trở thành một dân tộc có tỷ lệ người biết chữ cao so với nhiều nước trên thế giới. Công cuộc đòi hỏi sự hy sinh, nỗ lực vượt lên trên mọi khó khăn của các giai tầng, tập thể và cá nhân trong xã hội, nhất là có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhưng, chính những tiền đề, cơ sở mà Hội Truyền bá Quốc ngữ để lại là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự thành công của sự nghiệp chống nạn thất học do Chính phủ Việt Nam mới lãnh đạo thực hiện.
Tiểu kết chƣơng 4
Tính từ ngày 25 tháng 5 năm 1938 (ngày ra mắt chính thức cả nước ở Hà Nội), đến ngày cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động được hơn 7 năm, chia làm ba giai đoạn, giúp cho gần 8 vạn người biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ. Trong quá trình tồn tại và hoạt động, Hội nhận được sự quan tâm giúp đỡ của đông đảo các giới trong xã hội, nhất là sự quan tâm lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nên đã vượt lên trên mọi khó khăn, trở ngại do nhà cầm quyền và tay sai gây ra; vượt qua nhiều khó khăn trên bước đường trưởng thành, khó khăn về tài chính, khó khăn về lực lượng tham gia giúp Hội và ý thức về việc học của quần chúng nhân dân lao động còn bị hạn chế. Song, các thành viên của Hội không bị chùn bước vượt lên trên mọi khó khăn mở rộng phong trào Truyền bá Quốc ngữ, tổ chức mở lớp từ thành thị về đến các vùng quê, từ đồng bằng, ven biển đến các tỉnh, các huyện miền núi, gây ảnh hưởng sang các nước lân cận. Hội đã dạy cho gần 8 vạn đồng bào biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ và học được những điều “thường thức”.
Tuy mới giúp đỡ được gần 8 vạn người thoát khỏi cảnh tăm tối của nạn mù chữ, con số tuy nhỏ so với số lượng nhân dân mù chữ đang cần được đi
học và chưa làm thoả nguyện của các anh chị em giáo viên không quản ngày đêm vượt lên khó khăn góp công, góp của cho Hội. Song, không chỉ nhìn nhận ở những con số cụ thể, mà nhìn nhận sâu sắc hơn về những tác động của Hội để lại trong phong trào chống nạn thất học từ năm 1938 đến 1945 là vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng đến nhiều mặt trong xã hội Việt Nam bấy giờ.
KẾT LUẬN
Thực hiện đề tài "Hội truyền bá Quốc ngữ và tác động của nó đến xã
hội Việt Nam (1938- 1945)” theo nội dung đã trình bày, cho phép chúng tôi
rút ra những kết luận sau:
1. Chữ Quốc ngữ là công trình khoa học tập thể của các nhà truyền giáo người châu Âu cùng với sự hợp tác của tầng lớp trí thức người Việt được sáng chế ra từ thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “mầu nhiệm” của chữ Quốc ngữ. Và họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chữ viết này nhằm chống lại nạn thất học, nâng cao dân trí cho nhân dân Việt Nam.
Mở đầu sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ, xóa nạn mù chữ là các nhà cách mạng trong phong trào Duy Tân, mà tiêu biểu nhất là trường Đông Kinh nghĩa thục (1907). Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng để lại nhiều thành công và bài học trong sự nghiệp phổ biến chữ Quốc ngữ. Mặc dù bị chính quyền thực dân khủng bố, kìm kẹp, các nhà Duy tân đã tìm mọi biện pháp tổ chức mở hàng trăm lớp dạy chữ Quốc ngữ cho hàng nghìn người, biên soạn hàng chục cuốn sách truyền bá nội dung yêu nước, tư tưởng tiến bộ bằng chữ Quốc ngữ như: “Quốc dân tộc bản” (1907), “Nam quốc địa dư”, “Quốc văn tập độc” (1907), “Phen này cắt tóc đi tu” (Nguyễn Quyền), “Kêu hồn nước” (Phan Châu Trinh), “Thiết tiền ca” (Nguyễn Phan Lãng) … cùng hàng loạt các cuộc diễn thuyết cổ động cho việc học và phổ biến chữ Quốc ngữ. Trường Đông Kinh nghĩa thục trở thành trung tâm truyền bá tư tưởng tiến bộ phù hợp với quy luật phát triển của thời đại, đồng thời đổi mới tư duy, hành động của tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX, trong phong trào Xô Viết Nghệ
Tĩnh (1930 – 1931), sau khi chính quyền cách mạng được thành lập ở một số địa phương, các Xô viết tổ chức mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho đồng bào thất
học, góp phần vào quá trình phổ biến chữ Quốc ngữ trong nhân dân, để lại sự nghiệp, ý tưởng cũng như những bài học kinh nghiệm quý báu cho Hội Truyền bá Quốc ngữ sau này tiếp tục.
2. Tiếp tục thực hiện ý tưởng và sự nghiệp Truyền bá Quốc ngữ, xoá nạn mù chữ, mang lại ánh sáng cho nhân dân nghèo thất học, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của cách mạng trong thời kỳ mới, ngày 25 tháng 5 năm 1938, sau một thời gian chuẩn bị cẩn thận và chu đáo của một bộ phận trí thức thì Hội truyền bá Quốc ngữ được thành lập.
Hội truyền bá Quốc ngữ tồn tại, hoạt động trong khoảng 7 năm (từ năm 1938 đến năm 1945), chia làm 3 giai đoạn, với nhiều hoạt động phong phú. Hội từng bước vượt qua nhiều khó khăn, thử thách từ sự cản trở, uy hiếp của chính quyền thực dân đến khó khăn về tài chính hoạt động và ý thức về việc học của nhân dân còn hạn chế để tiếp tục duy trì, mở rộng phong trào truyền bá Quốc ngữ trong cả nước. Phong trào Truyền bá Quốc ngữ phát triển từ thành thị đến những làng quê hẻo lánh, từ miền Bắc lan rộng vào miền Trung, miền Nam đến Lào và Cămpuchia, tạo nên một phong trào Truyền bá Quốc ngữ ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp trong xã hội lúc bấy giờ. Trong thời gian 7 năm, Hội đã mở được 14 khoá học, giúp được gần 8 vạn người biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ, đồng thời để lại cơ sở, phương pháp và con người cho phong trào Bình dân học vụ sau ngày cách mạng Tháng Tám 1945 tiếp tục sự nghiệp.
3. Hội Truyền bá Quốc ngữ không chỉ giúp đỡ gần 8 vạn nhân dân lao động nghèo khổ thoát khỏi cảnh tối tăm mù chữ, mà còn đóng góp to lớn trong quá trình xác lập vị trí chủ đạo của chữ Quốc ngữ, bãi bỏ những hủ tục lạc hậu của xã hội Việt Nam. Đồng thời, với tư cách là một tổ chức hoạt động hợp pháp, nhiều hội viên, giáo viên của Hội nhanh chóng tham gia vào phong trào cách mạng, tích cực tuyên truyền chủ trương, đường lối cách mạng của Đảng, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia và đóng góp vào sự thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945 vĩ đại.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Hội Truyền bá Quốc ngữ đã vượt qua mục đích ban đầu là, dạy cho đồng bào nghèo thất học biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ và phổ biến những kiến thức có ý nghĩa phục vụ cho đời sống hàng ngày, tham gia hoạt động cách mạng. Với tư cách là một tổ chức hoạt động hợp pháp, được chính quyền cai trị thừa nhận, do các nhân sĩ trí thức lãnh đạo đã trở thành “vườn ươm mầm” hun đúc nên những nhân cách lớn, những cán bộ cốt cán trung kiên cho Đảng, cho cách mạng. Nên, công cuộc mà Hội theo đuổi đã góp phần tạo điều kiện cho các tầng lớp trong được xã hội tham gia, tìm hiểu và đến với cách mạng, được giác ngộ lý tưởng cách mạng và đi theo con đường cách mạng do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Từ phong trào Truyền bá Quốc ngữ, nhân dân Việt Nam biểu hiện lòng yêu nước bằng cách tham gia ủng hộ, đi học chữ Quốc ngữ, theo họ, đi học là yêu nước, yêu nước thì đi học chữ Quốc ngữ.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Lê Văn Phong, Nguyễn Thị Tường (2007), “Nguyễn Văn Tố - Người sáng
lập và lãnh đạo Hội Truyền bá Quốc ngữ”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại
Học Vinh (3B), tr. 67 – 72.
2. Lê Văn Phong (2008), “Đông Kinh nghĩa thực với quá trình phổ biến chữ
Quốc ngữ đầu thế kỷ XX ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin Khoa học –
Công nghệ Nghệ An (2), tr. 49 – 52.
3. Lê Văn Phong (2011), “Hội Truyền bá Quốc ngữ Trung kỳ 1939 – 1945”,
Tạp chí Khoa học xã hội, Viện khoa học xã hội Việt nam (4), tr. 53 – 57.